2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản phần lịch sử thế giớ
2.1.3. Nội dung cơ bản của phần Lịch sử thế giới Cận đại lớp
(chương trình chuẩn)
Đây là thời kỳ chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.
Mở đầu của thời kỳ cận đại là sự thắng lợi của các cuộc cách mạng ở Tây Âu và Bắc Mĩ (giữa thế kỷ XVI – cuối thế kỷ XIX) từng bước thiết lập hệ thống chính trị tư sản trong các quốc gia phát triển (Anh, Pháp, Đức...) rồi lan tỏa ảnh hưởng ra các nước trên những mức độ khác nhau ở châu Âu, Mỹ La Tinh và châu Á.
Sự phát triển của CNTB, từ thời hậu kì trung đại đã dẫn đến bước chuyển quan trọng từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN, đưa giai cấp tư sản lên nắm địa vị kinh tế từ đó dẫn đến tất yếu địi hỏi cao hơn về chính trị. Do bị chế độ phong kiến chèn ép. Nguyên nhân đó dẫn đến mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và chế độ phong kiến mục nát ngày càng lên đến đỉnh điểm tất yếu dẫn đến chiến tranh. Từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX giai cấp tư sản ở Châu Âu và Châu Mĩ đã lần lượt tiến hành các cuộc CMTS. Sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản ở nhiều nơi đã đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến và sự xác lập của của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới. Liền sau đó, giai cấp tư sản các nước đã thực hiện hàng loạt các cuộc cách mạng công nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm củng cố vững chắc quyền lợi của giai mình. Kết quả thắng lợi của CMTS đã dẫn đến sự xác lập của CNTB trên phạm vi thế giới. Qua đó, có thể khẳng định, các cuộc CMTS có vị trí quan trọng trong chương trình lịch sử thế giới lớp 10 THPT. Các cuộc CMTS diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX đã từng bước thiết lập được hệ thống chính trị tư sản ở các
nước này. Sau đó, tư tưởng cách mạng đã lan rộng và ảnh hưởng đến các nước khác ở châu Âu, khu vực Mỹ La Tinh, châu Á ở những mức độ và hình thức khác nhau. Bộ máy của nhà nước tư sản hình thành, cùng với nó là sự xuất hiện các học thuyết về thể chế chính trị và quyền tự do dân chủ (tư tưởng triết học ánh sáng ở Pháp thế kỷ XVIII với đại biểu xuất sắc là Môngtexkiơ, Vônte, Rutxô); các trào lưu tư tưởng về quyền con người và quyền công dân (tiêu biểu như tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp cuối thế kỷ XVIII).
Các cuộc CMTS thời cận đại nổ ra đều nhằm mục đích tấn cơng vào chế độ phong kiến lạc hậu thối nát, mở đường cho lực lượng sản xuất mới phát triển - lực lượng sản xuất TBCN thông qua việc thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là: dân tộc và dân chủ. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh điều kiện mà ở mỗi quốc gia, dân tộc việc thực hiện có phần khác nhau.
Lãnh đạo của CMTS thông thường là giai cấp tư sản, nhưng ở các nước Âu – Mĩ giai cấp tư sản biết mình chưa đủ mạnh đã tìm cách liên minh với một bộ phận quí tộc phong kiến để lãnh đạo cách mạng.
Trong sự thành công của các cuộc CMTS bên cạnh giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất TBCN đang lên phải kể đến vai trò to lớn của quần chúng nhân dân. Đây là lực lượng cách mạng chủ yếu của các cuộc CMTS, song vai trò lãnh đạo của các cuộc CMTS lại thuộc về giai cấp tư sản. Các cuộc CMTS dù thành công triệt để hay không triệt để cũng để lại ý nghĩa to lớn cho lịch sử nhân loại, đánh dấu sự ra đời của một xã hội mới tiến bộ hơn, phát triển hơn. Bên cạnh những thành quả đạt được các cuộc CMTS vẫn tồn tại những hạn chế sự bóc lột vẫn tồn tại, nó chỉ là sự thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác, từ sự bóc lột thủ cơng sang sự bóc lột tinh vi hơn; và quan trọng nhất vấn đề ruộng đất của quần chúng nhân dân vẫn chưa được giải quyết, quyền dân chủ cũng chưa được thực hiện đầy đủ.
CMTS có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như nội chiến, cải cách, đấu tranh thống nhất đất nước, chiến tranh giành độc lập.
Qua những nội dung trên, giáo viên hình thành cho học sinh khái niệm “CMTS”. Có thể nói, CMTS là kết quả của việc giải quyết mục tiêu sâu sắc giữa lực lượng sản xuất TBCN đang lên của giai cấp tư sản với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu. Đây là một hiện tượng xã hội xảy ra đúng quy luật của sự vận động, phát triển của xã hội.
Tất cả những nội dung trên giúp học sinh nhận thức được quy luật phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử thế giới cận đại nói riêng. Trên cơ sở đó giáo viên xác định được hệ thống kiến thức và hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm để thiết kế các sản phẩm học tập phù hợp với từng nội dung kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn.
Thời kỳ này cịn được đánh dấu bằng các cuộc cách mạng công nghiệp mở đầu bằng việc phát minh và sử dụng máy hơi nước vào sản xuất ở nước Anh cuối thế kỷ XVIII. Một q trình cơng nghiệp hóa diễn ra rầm rộ ở châu Âu đã làm thay đổi cách thức lao động bằng tay sang sử dụng máy móc và từng bước hình thành một cơ cấu cơng nghiệp hồn chỉnh. Sản xuất từ qui mô nhỏ lên qui mô lớn với sự ra đời của các nhà máy và khu cơng nghiệp khiến cho lồi người chưa đầy 100 năm có thể sáng tạo nên một lực lượng vật chất to lớn hơn và đồ sộ hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại, các nước tư bản chuyển từ giai đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp, tức là giai đoạn mà quan hệ sản xuất TBCN chiến thắng hoàn toàn quan hệ sản xuất phong kiến, tạo nên bước ngoặt cơ bản từ “làn sóng văn minh nơng nghiệp sang văn minh công nghiệp”.
Kết quả ấy đưa đến sự biến động lớn lao về đời sống xã hội, và do sự phát triển không đều trong lòng của CNTB và đưa đến các cuộc khủng hoảng kinh tế. Sau các cuộc khủng hoảng kinh tế là sự ra đời và hình thành các giai cấp xã hội mới.
Giai cấp tư sản công thương nghiệp và giai cấp vô sản công nghiệp – hệ quả tất yếu của cách mạng công nghiệp – trở thành hai giai cấp cơ bản của xã
hội TBCN, có mối liên hệ khăng khít trong guồng máy sản xuất của nền kinh tế, đồng thời ẩn chứa mối mâu thuẫn cơ bản về quyền lợi giữa những người thống trị và những người bị trị, giữa tư sản và vô sản. Từ sự đối lập ấy hình thành nên các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiền công nghiệp, chủ nghĩa xã hội không tưởng…
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với q trình thực dân hóa ở các châu lục chậm phát triển do nhu cầu tìm kiếm thuộc địa và thị trường của các nước phát triển.
Vào những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX, CNTB đã bắt đầu đi sâu vào giai đoạn tồn thắng của nó đồng thời cũng bộc lộ đầy đủ những bản chất xấu xa nhất của nó. Giai cấp cơng nhân ra đời sau giai cấp tư sản, lúc đầu trình độ nhận thức của họ thấp nên họ đi theo giai cấp tư sản chống phong kiến nhưng cuối cùng thành quả cách mạng lại rơi vào tay của giai cấp tư sản. Trong quá trình đấu tranh họ trưởng thành dần lên và đến những năm 30 – 40 của thế kỷ XIX họ đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách là lực lượng xã hội độc lập và hàng loạt các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã diễn ra. Nhưng lúc đầu do thiếu một đường lối lý luận dẫn đường nên phong trào cơng nhân cịn thất bại. Đứng trước tình hình đó, để đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, CNXH khoa học ra đời với bản tuyên ngôn Đảng cộng sản mở ra giai đoạn tự giác đấu tranh của phong trào công nhân, phong trào quốc tế vơ sản.
Có thể nói, trong thời kỳ thứ nhất của lịch sử thế giới Cận đại, CNTB đã thực sự chiến thắng chế độ phong kiến và xác lập trên phạm vi thế giới
Khoa học - kỹ thuật, văn học - nghệ thuật trong thời kỳ này phát triển khá mạnh mẽ và giành nhiều thắng lợi to lớn trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và quân sự…
Với tất cả những nội dung cơ bản trên, trong q trình dạy học ngồi việc giáo viên sử dụng lời nói sinh động, có thể sử dụng sơ đồ kết hợp với các đồ dùng trực quan phù hợp để phát huy tình tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn Lịch sử.