1.2.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
Mục tiêu của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông là phải trang bị cho học sinh:
Về kiến thức: Học sinh biết được những sự kiện lịch sử quan trọng, những
nội dung chính của lịch sử lồi người từ nguồn gốc đến nay, đặc biệt là những nội dung lịch sử có liên quan đến lịch sử nước ta.
hiểu biết về những sự kiện nổi bật nhất của từng thời kỳ, hiểu được nội dung chủ yếu của mỗi giai đoạn lịch sử nước ta.
+ Hiểu được những quan điểm lý luận đơn giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập, phù hợp với yêu cầu và trình độ học sinh.
Về kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng nhận thức, phân tích,
đánh giá các sự kiện hiện tượng, nhân vật lịch sử trong mối quan hệ không gian và thời gian, rèn luyện các kỹ năng thực hành bộ môn như vẽ sơ đồ, sử dụng bản đồ , tranh ảnh…Từ đó, bồi dưỡng năng lực phát hiện đề xuất vấn đề, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu, để từ đó có thể vận dụng kiến thức đã học vào đời sống và định hướng phát triển các kỹ năng sống cho học sinh
Về thái độ: giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự
hào dân tộc, trân trọng với những di sản lịch sử trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội niềm tin vào sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người và dân tộc. Trân trọng đối với các dân tộc, các nền văn hóa thế giới, có tinh thần quốc tế đúng đắn. giáo dục cho học sinh những phẩm chất cơng dân: tích cực vì cộng đồng, yêu lao động, sẵn sàng đi vào khoa học kỹ thuật, sống nhân ái, có kỷ luật tuân theo pháp luật…
Lịch sử cũng như các môn khoa học khác ở trường phổ thơng, góp phần “hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”. Để giáo dục con người tồn diện, khơng chỉ có kiến thức Tốn học, Vật lý, Hóa học, Văn học, mà còn phải hình thành cho học sinh bản lĩnh sống cơ bản, có tinh thần dân tộc, để dù cho trong bất kì hồn cảnh nào, mọi hoạt động, lao động, sáng tạo của họ ln ln vì mục tiêu, lý tưởng trong sáng, phục vụ lợi ích Tổ quốc. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Học tốt lịch sử
sẽ giúp thế hệ trẻ biết nhìn nhận quá khứ để đánh giá hiện tại và định hướng tương lai, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước.
Do đó để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của môn học người giáo viên không chỉ trang bị cho mình một nguồn kiến thức vững vàng mà còn phải nắm chắc được lý luận về phương pháp dạy học nói chung và lý luận về phương pháp dạy học lịch sử nói riêng.
1.2.2.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập mơn Lịch sử
Q trình nhận thức của học sinh cũng giống như quá trình nhận thức chung của nhân loại, tức là luôn diễn ra theo con đường biện chứng của nhận
thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”[33, tr.179].
Nhận thức cụ thể trong học tập lịch sử theo đặc trưng của khoa học lịch sử, nhận thức của học sinh trong học bộ mơn là q trình nhận thức lại những vấn đề mà các nhà khoa học đã nghiên cứu nhưng học sinh chưa biết, quá trình nhận thức này được đặt dưới sự hướng dẫn tổ chức chỉ đạo của người thầy.
Các sự vật hiện tượng của lịch sử (thế giới, dân tộc, địa phương) khách quan phản ánh trực tiếp vào não của học sinh thơng qua giác quan. Đó là giai đoạn nhận thức cảm tính của học sinh, các em sẽ phản ánh một cách trực tiếp và riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng từ đó tạo nên trong óc học sinh các biểu tượng đã được tri giác trước đó. Những biểu tượng đó phản ánh những dấu hiệu bên ngoài của các sự vật hiện tượng, nó trở thành cơ sở cho nhận thức lí tính. Học sinh bằng tư duy trừu tượng, khái quát tri thức cụ thể tiến hành việc hình thành các khái niệm, nắm hệ thống khái niệm. Trong giai đoạn tiếp theo, từ những hiểu biết sâu sắc về lịch sử học sinh vận dụng tri thức đã học để tạo ra tư duy những mối liên hệ kiến thức cũ và mới, sử dụng kiến thức quá khứ để hiểu ngày nay, để hành động phù hợp trong thực tiễn, hợp với yêu cầu và trình độ, nhiệm vụ của mình
Việc học tập lịch sử bắt nguồn từ tri giác tài liệu, vì vậy các tài liệu càng phong phú bao nhiêu càng tạo cơ sở thuận lợi cho nhận thức lí tính bấy nhiêu. Từ q trình nhận thức trên, học sinh sẽ phát triển được các năng lực và thực hành của mình trong quá trình học tập lịch sử, ngoài việc học sinh học tập sâu sắc hơn còn luyện tập cho các em trở thành những người có tư duy độc lập, chủ động, tích cực trong suy nghĩ hành động.
1.2.2.3. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Giáo dục nước ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng và phức tạp. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, thông tin truyền thông, kinh tế tri thức ngày phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền giáo dục.
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn: đào tạo ra đội ngũ lao động đáp ứng cung cấp nhân lực cho các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, việc phát triển của công nghệ, tri thức ngày càng đòi hỏi cao hơn về đào tạo nhân lực chất xám. Trong sự thay đổi ấy nền giáo dục Việt Nam đã bộc lộ ra những hạn chế của mình. Bởi lẽ, trong nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi kiểm tra đánh giá chậm được đổi mới cập nhật, chưa mạnh dạn chuyển sang đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Hiện nay, chất lượng học tập môn Lịch sử đang giảm sút, đa phần HS các trường trung học chán học môn Lịch sử, coi là môn phụ. Nhưng thực tế môn Lịch sử vẫn là môn học khơi dậy được niềm đam mê, là nguồn sáng tạo của các nhà khoa học. Một trong những nguyên nhân đó là phương pháp dạy học của nhiều thầy cơ cịn chưa hấp dẫn, khơ cứng, mang tính áp đặt nặng nề, hàn lâm và coi nhẹ việc hình thành kỹ năng cho học sinh. GS. Phan Huy Lê đã
từng nói:“Sự giảm sút của chất lượng giáo dục môn Lịch sử…đã được cảnh báo từ lâu. Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh, lớp trẻ khơng thích học sử khơng
phải vì nội dung lịch sử khơng có sức hấp dấn và càng không phải lỗi của lớp trẻ…[giaoduc.net.vn]. Vậy do đâu?
Nhận thức được những hạn chế và yêu cầu của đổi mới trong giáo dục để bắt kịp xu thế thời đại, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định:
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Để đạt được những yêu cầu đó, để thay đổi thực trạng
học tập bộ môn cần phải đổi mới phương pháp học tập trong mơn Lịch sử nói riêng, trong các mơn học nói chung. Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học theo hướng tiếp cận năng lực thì chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy
và học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Trong phương pháp dạy học, người học – đối tượng của hoạt động
“dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt.
Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của thông tin, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều.
Đổi mới phương pháp dạy và học cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số phương pháp mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để giáo dục từng bước tiến vững chắc. Do đó người giáo viên phải có phương pháp phù hợp để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao
của giáo dục và việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là một trong nhứng phương pháp có thể đáp ứng phần nào nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học.