Khả năng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm tài sản của Bảo Việt

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm tài sản ở bảo việt thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)

I. Thuận lợi và khó khăn đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm tài sản

1. Khả năng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm tài sản của Bảo Việt

Do hoạt động tái bảo hiểm luôn phải gắn liền với bảo hiểm gốc, do vậy muốn phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm tài sản, cần phải xem xét đến những khả năng mở rộng của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.

Hiện nay, thị tr−ờng bảo hiểm Việt Nam đang phát triển rất sôi động, tạo điều kiện cho Bảo Việt nói chung, cũng nh− nghiệp vụ tái bảo hiểm tài sản của Bảo Việt nói riêng phát triển. Trên tầm quản lý vĩ mơ, năm 2003, thủ t−ớng chính phủ đã ký quyết định 175/2003/TTg phê duyệt “Chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010” với nội dung “phát triển thị tr−ờng bảo hiểm toàn diện, an toàn lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân c−, bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân đ−ợc thụ h−ởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong n−ớc và ngoài n−ớc cho đầu t− phát triển kinh tế- xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.” Mục tiêu tăng tr−ởng cụ thể đối với ngành bảo hiểm Việt Nam mà chiến l−ợc này đ−a ra bao gồm: tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình qn 24,5%/ năm, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ tăng khoảng 16,5%/năm; tỷ trọng doanh thu phí của tồn ngành bảo hiểm so với GDP là 4,2% năm 2010. Định h−ớng chiến l−ợc này cho thấy sự quan tâm của chính phủ đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm n−ớc nhà.

Bên cạnh đó, khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động bảo hiểm, tái bảo hiểm đã và đang đ−ợc hoàn thiện. Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời năm 2000, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2001, cùng với hàng loạt các Quyết định, Thông t−, văn bản h−ớng dẫn khác đã tạo ra môi tr−ờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động bảo hiểm trên cả n−ớc. Riêng với bảo hiểm tài sản, hiện nay đã có nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và quyết định 28/2007/QĐ-BTC về việc ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, quy định về việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc với 16 nhóm đối t−ợng theo quy

định của Luật Phịng cháy chữa cháy. Quy định này mở ra một cơ hội kinh doanh rất hứa hẹn với khả năng mở rộng nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm tài sản của Bảo Việt. Theo tính tốn của Munich Re., hiện nay tỷ trọng của ngành bảo hiểm trong tổng GDP cả n−ớc vẫn còn thấp. Năm 2007 mới chỉ đạt đến 3,4%, nh− vậy so với mức chỉ tiêu đặt ra của chiến l−ợc phát triển ngành bảo hiểm, cũng nh− tỷ trọng bình quân của các n−ớc phát triển, con số này vẫn cịn có thể tăng lên trong những năm tới, đạt đến 4,5% vào năm 2010. Bên cạnh đó, với tốc độ tăng tr−ởng GDP trung bình hàng năm của Việt Nam là 8%, có thể nhận định rằng dung l−ợng tiềm năng của thị tr−ờng bảo hiểm còn rất lớn, là cơ hội cho tất cả các công ty bảo hiểm tham gia khai thác, trong đó có Bảo Việt.

Việt Nam cịn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, quá trình xây dựng đang diễn ra mạnh mẽ khắp nơi. Hiện nay đang có nhiều cơng trình lớn đang đ−ợc xây dựng hoặc sắp đ−a vào sử dụng. Bên cạnh đó, theo chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010, mục tiêu là thu hút nguồn vốn ODA đạt 11 tỷ USD, FDI đạt 25 tỷ USD để tài trợ cho quá trình phát triển. Với l−ợng đầu t− phát triển kinh tế lớn nh− vậy, sẽ có thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu đơ thị mới, các tồ nhà cao tầng làm văn phòng và khu dân c−, khu vui chơi giải trí và nhiều cơ sở hạ tầng khác đ−ợc xây dựng. Đây sẽ là những đối t−ợng bảo hiểm tài sản tiềm năng chờ đợi đ−ợc khai thác trong t−ơng lai.

Trong quá trình phát triển kinh tế của n−ớc ta hiện nay, nhà n−ớc còn rất chú ý đến việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số văn bản pháp quy mang tính chiến l−ợc quy định về việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam bao gồm: công văn 681/CP-KTN ngày 1/1/1998 về định h−ớng chiến l−ợc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quyết định số 143/2004/QĐ-TTg của thủ t−ớng chính phủ ngày 10/8/2004 phê duyệt ch−ơng trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004 - 2008, quyết định 236/2006/TTg của thủ t−ớng chính phủ ngày 23/10/2006 phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 - 2010). Ngồi ra cịn hàng loạt cơ chế chính sách và ch−ơng trình hỗ trợ của chính phủ khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp này nhằm tận dụng nguồn lực phát triển kinh tế đất n−ớc. Nhờ những

trong cả n−ớc, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực đã ra đời. Đây là những đối t−ợng để Bảo Việt tiếp tục khai thác dịch vụ bảo hiểm tài sản với những sản phẩm nh− bảo hiểm văn phòng, bảo hiểm rủi ro hỗn hợp. Theo nhận định của Bảo Việt, thị tr−ờng bảo hiểm tài sản với đối t−ợng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện vẫn ch−a có mức độ cạnh tranh nóng nh− đối với các dịch vụ lớn, nên cơ hội mở rộng quy mô khai thác là rất lớn.

Cuối cùng, nền kinh tế phát triển tạo điều kiện nâng cao đời sống cũng nh− nhận thức của các tầng lớp nhân dân. Nhận thức của ng−ời dân về tầm quan trọng và lợi ích của bảo hiểm tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việt khai thác bảo hiểm tài sản trong khối dân c−. Khơng chỉ có vậy, cơng cuộc phát triển kinh tế còn tạo điều kiện cho một bộ phận dân c− nâng cao mức thu nhập một cách nhanh chóng. Lớp dân c− có thu nhập cao th−ờng sở hữu nhiều tài sản giá trị nh− nhà ở cao cấp, nội thất đắt tiền, các thiết bị phục vụ cuộc sống cao cấp, vàng, trang sức và các tài sản có giá trị khác. Bảo Việt có thể thiết kế thêm nhiều sản phẩm phù hợp với đối t−ợng có thu nhập cao trong xã hội nh− bảo hiểm nhà, bảo hiểm nhà ở trọn gói, bảo hiểm nội thất, bảo hiểm két bạc gia đình…

Tóm lại, với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ nh− hiện nay cộng với việc ngành tài chính – bảo hiểm phát triển ch−a hồn thiện, cịn rất nhiều chỗ trống để Bảo Việt nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng khai thác và phát triển. Sự phát triển của bảo hiểm gốc sẽ là tiền đề và động lực để phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Tái bảo hiểm tài sản ở bảo việt thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)