Khái quát về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của huyện Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường trung học cơ sở chu văn an, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của huyện Thanh

2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội Thành Phố Hà Nội

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội

Huyện Thanh Trì nằm về phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội. Đây là Huyện đang trong q trình đơ thị hố và phát triển. Huyện trước đây có tổng số 24 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 14,65 km2. Dân số: 42 vạn dân. Tháng 12 năm 2003 một phần của Huyện chuyển về Quận Hoàng Mai, Huyện Thanh trì cịn 15 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích mới là: 10, 09km2, số dân là 32 vạn dân.

Huyện Thanh Trì có nhiều cố gắng phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế quốc doanh và ngồi quốc doanh có sự phát triển hài hoà. Năm 2007 kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên 14%, chiếm 37% sản xuất trên địa bàn Huyện, trên 20% giá trị của thành phố. Huyện tích cực thực hiện chủ trương xố đói giảm nghèo và đấu tranh giảm các tệ nạn xã hội. Huyện áp dụng nhiều biện pháp khác như dạy nghề, bố trí sắp xếp địa điểm bán hàng…tạo điều kiện tự giới thiệu giải quyết việc làm cho 36.141 lao động. Cuộc vận động xố đói giảm nghèo đã được xã hội hố thơng qua các phường, dịng họ, cộng đồng. Các tổ chức chính trị xã hội đã qun góp trên 2 tỷ đồng vào “Quỹ vì người nghèo”, qua đó giúp các hộ nghèo tự nâng cao đời sống, vượt nghèo.

2.1.2. Tình hình Giáo dục - Đào tạo

* Khái quát về giáo dục phổ thông

Sự nghiệp giáo dục được quan tâm phát triển toàn diện. Huyện đã chú trọng tập trung cho mục tiêu phát triển bền vững Tiểu học. Hiện đã có 100% số học sinh Tiểu học học 2 buổi /ngày. Chỉ tiêu phổ cập phổ thông trung học đạt trên 70%. Huyện đã đầu tư năng cấp trung tâm dạy nghề của Huyện để

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Huyện đã tập trung xây dựng mơ hình các trường cơng lập đạt chất lượng cao. Phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” không ngừng phát triển và đi vào chiều sâu. Chất lượng giáo dục trong các trường được nâng lên rõ rệt trong thời kỳ đổi mới giáo dục.

Số lượng học sinh đạt học sinh giỏi, giáo viên giỏi hàng năm ở mỗi ngành học đều tăng, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học luôn luôn giữ vững ở mức cao và ổn định. Môi trường sư phạm các nhà trường ngày càng được cải thiện, trường lớp ngày càng khang trang sạch đẹp hơn.

* Quy mô trường lớp

Quy mô giáo dục huyện Thanh Trì phát triển khơng ngừng, mạng lưới trường lớp ngày càng hồn thiện, các trường phổ thơng được xây dựng khắp các phường bảo đảm nhu cầu học tập của nhân dân, CSVC kỹ thuật trường học không ngừng được nâng cấp, cải thiện. Hệ thống giáo dục bước đầu được đa dạng hố cả về loại hình, phương thức, nguồn lực và đang từng bước hoà nhập với xu hướng phát triển chung của giáo dục cả nước .

* Về chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của học sinh được nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học không ngừng được củng cố và phát triển, học sinh giỏi tăng từng năm về số lượng và chất lượng, kỷ cương, nếp sống đô thị được hình thành và phát triển. Số học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp bình quân hàng năm được tăng với tỷ lệ cao. Việc giáo dục học sinh qua từng chủ đề, chủ điểm, sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại khố (giáo dục mơi trường, an tồn giao thơng, phịng chống các tệ nạn xã hội…), đã dược tất cả các trường chú trọng và có tác dụng tốt.

Các hoạt động của Đội thiếu niên, hội diễn văn nghệ, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quyên góp sách, báo, bút, quần áo cho các bạn học sinh nghèo và đồng bào bị nạn…, được tất cả các trường THCS duy trì và phát triển tốt góp phần quan trọng tạo môi trường lành

mạnh, hấp dẫn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; việc huy động có hiệu quả các nguồn lực và sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội đã góp phần cùng các trường THCS hồn thành tốt mọi nhiệm vụ của ngành và địa phương trong huyện Thanh Trì;

Sau nhiều năm được xây dựng và trưởng thành, đến nay đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên huyện Thanh Trì về cơ bản đủ số lượng, trình độ chun mơn đạt chuẩn và vượt chuẩn, có tinh thần trách nhiệm, yêu mến trẻ, ln có ý thức trách nhiệm và có ý thức vươn lên.

* Đánh giá chung về giáo dục phổ thông

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể nhưng so với yêu cầu phát triển của giáo dục đô thị trong giai đoạn mới, giáo dục huyện Thanh Trì vẫn cịn bộc lộ những yếu kém bất cập. Chất lượng giáo dục tồn diện nhìn chung chưa cao, một mặt chưa tiếp cận được trình độ tiên tiến của nền giáo dục hiện đại, mặt khác chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày càng phát triển. Đại bộ phận học sinh kỹ năng thích nghi nghề nghiệp, tinh thần thái độ và nếp sống văn minh đơ thị cịn hạn chế. Trình độ năng lực chun mơn nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn mới. Công tác quản lý chưa có những giải pháp tích cực để ngăn chặn kịp thời, dứt điểm những trường hợp tiêu cực, thiếu kỷ cương trong trường học và huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường trung học cơ sở chu văn an, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)