Kiến của GVCN về những công việc của GVCN lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường trung học cơ sở chu văn an, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 52)

Biểu đồ 2.8 cho thấy:

- Đa số GVCN có tinh thần trách nhiệm khá cao, đã làm nhiều công việc chủ nhiệm lớp trong tuần. Đồng thời kết quả đó cũng phản ánh các GVCN khá bận rộn với các cơng việc chủ nhiệm ngồi việc giảng dạy. Điều đó địi hỏi các Hiệu trưởng nhà trường cần chú ý quan tâm, tạo điều kiện về thời gian cho GVCN và phần công công việc phù hợp với điều kiện của GV.

- Những công việc GVCN hay làm nhất là: “gặp riêng HS mắc khuyết

điểm để kiểm điểm, uốn nắn các hành vi không mong muốn ở HS” và “tiếp cha mẹ HS ở trường”, “ghi chép tình hình HS để tiếp tục theo dõi”, chiếm

98,7%;

- Cũng có nhiều GVCN dùng biện pháp “thường xuyên khen ngợi, động

- Điều đáng chú ý nữa là việc GVCN rất ít khi đến thăm gia đình HS chỉ có 53,8 % số GVCN và rất hãn hữu “tiếp gia đình HS ở nhà riêng”, chiếm 6,4%. Các nhà trường cần chú ý chỉ đạo tăng cường đồng thời tạo điều kiện cho GVCN thăm gia đình để hiểu HS và hồn cảnh của các em.

* Quan hệ giữa GVCN với HS và việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết

Biểu đồ 2.9. Ý kiến của GVCN về biểu hiện mối quan hệ giữa GVCN với HS và xây dựng tập thể lớp

Biểu đồ 2.9 cho thấy:

- Có 71,8 % số GVCN đã tạo được mối quan hệ thân thiện, gần gũi với HS, còn 15,4 % số GVCN cho rằng HS e ngại, không dám gần, không bao giờ tâm sự.

- Nhìn chung HS thực hiện tốt quy chế của lớp, trường là 93,6% có 88,5 % số GVCN cho rằng HS đồn kết và có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, song vẫn còn 3,8% số GVCN cho rằng HS có chia rẽ bè phái, mất đồn kết.

- 52,6 % GVCN đánh giá HS thẳng thắn đấu tranh, trung thực thơng báo khuyết điểm, cịn 25,6 % số GVCN nhận thấy HS vẫ còn bao che khuyết điểm.

Biểu đồ 2.10. Ý kiến của HS về biểu hiện mối quan hệ giữa GVCN với HS và xây dựng tập thể lớp

Biểu đồ 2.10 cho thấy:

- Có 70,6 % số HS cho rằng GVCN nghiêm khắc, công bằng và thân thiện với các em, còn 24,5 % số HS cho rằng GVCN nghiêm khắc, công bằng nhưng các em vẫn ngại gần gũi.

- Có 61,2 % số HS cho rằng GVCN hiểu và thơng cảm đối với các em, nhưng cịn 23,1 % số HS cho rằng GVCN ít hiểu và thơng cảm đối với các em.

- Có 69,2 % số HS kính nể, u mến GVCN, trong khi đó có 16,8 số HS chỉ sợ mà ít kính nể, tơn trọng GVCN thực sự.

- Có 71,3 % số HS cho rằng GVCN thông cảm, tha thứ khi vi pham khuyết điểm, còn 8,4 % số HS cho rằng GVCN không bao giờ tha thứ cho các em khi vi phạm khuyết điểm.

So sánh kết quả khảo sát đặt ra yêu cầu đối với Hiệu trưởng nhà trường trong việc bồi dưỡng GVCN về kỹ năng giao tiếp, ứng xử SP; đồng thời cần GD giá trị sống, kĩ năng sống và ý thức xây dựng tập thể HS đoàn kết, thân ái. * Việc tổ chức các hoạt động nhằm GD cho HS tính chia sẻ, biết quan tâm đến người khác và các hoạt động GD khác.

Bảng 2.4. Ý kiến GVCN về tổ chức hoạt động GD cho HS trong sinh hoạt

STT Hoạt động Tán

thành

Tỷ lệ %

1 Tổ chức cho HS sáng tác tiểu phẩm và trình diễn tiểu

phẩm đề cao các giá trị sống, rèn luyện các kỹ năng sống 29 37,2 2 Tổ chức cho HS sinh hoạt văn nghệ (giờ sinh hoạt lớp) 60 76,9 3 Tổ chức cho HS quyên góp giúp đỡ bạn khó khăn 70 89,7 4 Tổ chức cho HS đi thăm hỏi bạn ốm đau, thăm hỏi gia

đình bạn có việc buồn 70 89,7

5 Tổ chức cho HS sinh hoạt theo chủ đề, trao đổi và chia sẻ

ý nghĩ với nhau (hướng nghiệp, kĩ năng sống, học tập…) 59 75,6 6 Thường phàn nàn, giảng giải về các giá trị sống và kỹ

năng sống đối với HS 17 21,8

7 Thường phàn nàn và giảng giải về tinh thần, ý thức, thái

độ học tập đối với HS 20 25,6

8 Thường xuyên đe nẹt các HS mắc khuyết điểm 10 12,8 Số liệu ở bảng 2.4 ở trên cho thấy:

- Đa số ý kiến GVCN cho rằng họ đã làm một số hoạt động: “Tổ chức

cho HS quyên góp giúp đỡ bạn khó khăn” và “Tổ chức cho HS đi thăm hỏi bạn ốm đau, thăm hỏi gia đình bạn có việc buồn”, chiếm 89,7%.

- Tổ chức các hoạt động nhằm GD tình cảm, giao lưu qua việc “Tổ

chức cho HS sinh hoạt văn nghệ”, chiếm 76,9% và “Tổ chức cho HS sinh hoạt theo chủ đề, trao đổi và chia sẻ ý nghĩ với nhau” chiếm 75,6%.

Bảng 2.5. Ý kiến của HS về GVCN tổ chức hoạt động GD cho HS trong các buổi sinh hoạt

STT Các hoạt động Tán

thành

Tỷ lệ %

1 Tổ chức cho HS sáng tác tiểu phẩm và trình diễn tiểu

phẩm đề cao các giá trị sống, rèn luyện các kỹ năng sống 52 36,4 2 Tổ chức cho HS sinh hoạt văn nghệ (trong sinh hoạt lớp) 88 61,5 3 Tổ chức cho HS quyên góp giúp đỡ bạn khó khăn 94 65,7 4 Tổ chức cho HS đi thăm hỏi bạn ốm đau, thăm hỏi gia

đình bạn có việc buồn 104 72,7

5 Tổ chức cho HS sinh hoạt theo chủ đề, trao đổi và chia sẻ

ý nghĩ với nhau (hướng nghiệp, GD kĩ năng sống…) 83 58,0 6 Thường hay phàn nàn về một số HS chưa chăm học và

giảng giải về tinh thần, ý thức, thái độ học tập 84 58,7 7 Thường hay đe nẹt các HS mắc khuyết điểm trong học

tập, tu dưỡng 42 29,4

8 Các hoạt động khác: 29 20,2

Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy:

- Ý kiến đồng nhất giữa GVCN với HS là “Tổ chức cho học sinh đi

thăm hỏi bạn ốm đau, thăm hỏi gia đình bạn có việc buồn”, chiếm 72,7% và

“Giúp đỡ bạn khó khăn”, chiếm 65,7%.

- GVCN và HS đều đồng nhất ý kiến là ít tổ chức các hoạt động như: “Tổ chức cho HS sáng tác tiểu phẩm và trình diễn tiểu phẩm đề cao các giá

trị sống, rèn luyện các kỹ năng sống”, trong lúc đó lại hay “Thường hay phàn nàn về hạn chế, khuyết điểm của một số HS trong học tập, tu dưỡng và giảng giải về các giá trị sống và kỹ năng sống”; “phàn nàn về một số HS chưa chăm học và giảng giải về tinh thần, ý thức, thái độ học tập” cũng như “đe nẹt các HS mắc khuyết điểm trong học tập, tu dưỡng”.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.17.1. và bảng 2.17.2 cho thấy đa số GVCN đã có đổi mới tổ chức hoạt động GD học sinh, tuy mới chỉ ở bước đầu, vẫn còn một số GVCN chưa thực hiện đổi mới, vẫn còn thực hiện theo lối cũ (29,4 % số HS cho rằng GVCN thường đe nẹt các em mắc khuyết điểm).

* Cách tìm hiểu HS và mơi trường GD

Qua những phản hồi từ GVCN và HS cho thấy có những ý kiến trái chiều. Ví dụ:

Biểu đồ 2.11. Ý kiến GVCN về cách tìm hiểu HS và môi trường GD

Biểu đồ 2.12. Ý kiến HS về cách GVCN tìm hiểu HS và mơi trường GD

Biểu đồ 2.11 và 2.12 cho thấy:

- Phần đơng GVCN đã có nhiều cách thức để tìm hiểu đối tượng HS. Tuy nhiên, cịn nhiều GVCN chưa thăm gia đình HS và có rất ít GVCN tìm hiểu thực tế môi trường xã hội.

- Cách thức GVCN dùng nhiều nhất là: “cho HS kê khai sơ yếu lí lịch vào

đầu năm học” hoặc “thường xuyên trao đổi, trò chuyện với các em HS”, chiếm 92,3%.

- Cách GVCN “trao đổi với tổ trưởng dân phố để hiểu gia đình HS và

mơi trường XH nơi HS cư trú” chiếm tỷ lệ thấp (9%) chứng tỏ GVCN rất ít

khi làm việc này trừ trường hợp bất đắc dĩ.

- Về việc “Dành thời gian trò chuyện với HS” được GVCN đánh giá là sử dụng nhiều, chiếm 92,3%, trong khi HS cho rằng cách này được sử dụng không nhiều, chỉ đạt 60,1%.

- Cả GVCN và HS đều thấy rằng GV và cha mẹ HS có trao đổi trực tiếp với nhau hoặc qua điện thoại, tuy ý kiến HS có thấp hơn.

- Cách thức “đến thăm gia đình” theo ý kiến GVCN đạt là 53,8% trong khi đó ý kiến của HS chỉ đạt là 32,2%.

- Cách trao đổi với tổ trưởng dân phố, cộng đồng nơi HS sống được sử dụng ít nhất, và ý kiến này có tính thống nhất ở cả 2 đối tượng khảo sát (GVCN và HS)

* Phương pháp GD học sinh mắc khuyết điểm

Biểu đồ 2.13. Ý kiến GVCN về phương pháp GD học sinh khi mắc khuyết điểm

Biểu đồ 2.14. Ý kiến HS về phương pháp GD của GVCN khi học sinh mắc khuyết điểm.

Biểu đồ 13, 14 cho thấy:

- PP giáo dục HS mắc khuyết điểm được sử dụng nhiều nhất là: “Yêu

cầu HS viết bản kiểm điểm và đọc kiểm điểm trước lớp”: Ý kiến của GVCN

đạt 82,1%, còn HS là 91,6% (cao nhất trong các biện pháp GVCN áp dụng).PP “gặp riêng HS để khuyên bảo và hướng dẫn viết kiểm điểm” được GVCN sử dụng nhiều là 88,5%, trong khi ý kiến của HS chỉ là: 51,7%. Cũng như GVCN cho rằng sử dụng cách “Trị chuyện để tìm hiểu nguyên nhân là 87,2%, nhưng ý kiến HS lại cho rằng chỉ là 52,4%. Phải chăng có những phương pháp GVCN tự nhận có sử dụng trong khi HS không nhận thấy hoặc GVCN không sử dụng, nhưng vẫn trả lời phiếu là có sử dụng phương pháp đó để GD học sinh. Dẫu sao đây cũng là vấn đề mà hiệu trưởng các trường THPT cần giám sát và chỉ đạo cách xử lí đúng của GVCN khi HS mắc lỗi, tránh những sai lầm không cần thiết và làm mất lòng tin ở HS.Khi được hỏi về phương pháp GD của GVCN khi con họ mắc lỗi, các cha mẹ HS cho rằng:

Biểu đồ 2.15. Ý kiến cha mẹ HS về phương pháp GD của GVCN khi học sinh mắc khuyết điểm.

Biểu đồ 2.15 cho thấy:

- Ý kiến của cha mẹ đánh giá cao việc GVCN “phân tích lỗi lầm của HS và hướng dẫn các em viết bản kiểm điểm”, chiếm 91,7%.

- Các phương pháp GD 5, 6, 7 được cha mẹ HS đánh giá cao, được thể hiện qua các tỷ lệ ở biểu đồ.

- So sánh biểu đồ số 13, 14, 15 cho thấy cha mẹ HS và GVCN có gặp nhau để trao đổi và tìm biện pháp GD các em, đạt tỷ lệ 88,5% (ở GVCN) và 88,9% (ở cha mẹ HS), trong khi đó HS cho rằng chỉ có 51,7%.

- Thực tế có nhiều GVCN có phương pháp GD học sinh vi phạm khuyết điểm phù hợp và phương pháp GD học sinh vi phạm khuyết điểm khơng phù hợp, cịn nặng nề, tác dụng GD không tốt như quát mắng, xử phạt lao động… Điều này đòi hỏi các hiệu trưởng các trường phải tăng cường theo dõi QL giám sát công tác chủ nhiệm lớp, điều chỉnh GVCN nếu cần thiết và có biện pháp bồi dưỡng, thống nhất chỉ đạo đối với GVCN.

2.3.3. Sự phối hợp của GVCN với lực lượng có liên quan để GD học sinh

* Sự phối hợp của GVCN với các thành phần trong và ngoài nhà trường:

Biểu đồ 2.16. Ý kiến của GVCN về sự phối hợp với các thành phần trong và ngoài trường.

Biểu đồ 2.17. Ý kiến của CBQL về sự phối hợp của GVCN với các thành phần trong và ngoài trường.

Biểu đồ 2.16 và 2.17 ở trên cho thấy:

- Các GVCN chủ yếu phối hợp và phối hợp có hiệu quả với các thành phần ở trong nhà trường là giáo viên bộ mơn, Đồn thanh niên và thành phần ngồi nhà trường là cha mẹ HS.

- Sự phối hợp với các thành phần khác trong nhà trường là Cơng đồn, Hội chữ thập đỏ và ngoài nhà trường là cộng đồng nơi học sinh cư trú, Đồn thanh niên, Cơng an chưa được thực hiện và thực hiện chưa có hiệu quả ở nhiều GVCN.

- Các ý kiến tương đối đồng nhất và cao của các 2 đối tượng GVCN và CBQL. Có sự phối hợp với cộng đồng nơi cư trú có sự khác biệt, nhưng chưa nhiều. GVCN cho rằng có sự phối hợp với cộng đồng nơi HS cư trú, chiếm 62,8%, trong khi đó ý kiến của CBQL chỉ đạt là 38,5%. Thực tế việc phối kết hợp với cộng đồng nơi HS cư trú ít sử dụng, chỉ có trong dịp hè đối với HS có hạnh kiểm yếu hoặc bị kỉ luật báo cho tổ dân phố cùng phối hợp GD (ý kiến phỏng vấn GVCN).

* Cách thức trao đổi với cha mẹ HS

Biểu đồ 2.18. Ý kiến cha mẹ HS về cách liên hệ và trao đổi của GVCN với gia đình.

Biểu đồ 2.18 ở trên cho thấy:

- GVCN thường trao đổi với gia đình HS bằng điện thoại hoặc gặp trực tiếp tại trường, chỉ có 38,9 % số cha mẹ HS cho rằng GVCN đến gặp gia đình tại nhà để trao đổi về cách thức phối hợp GD. Hình thức gọi điện sử dụng nhiều, chiếm 94,4% và trao đổi khi họp phụ huynh, chiếm 100%. Ngòai ra còn trao đổi bằng sổ liên lạc là 87,5%.

* Nội dung thường trao đổi với cha mẹ HS của GVCN

Biểu đồ 2.19. Ý kiến của GVCN về nội dung trao đổi của GVCN với gia đình.

Biểu đồ 2.19 cho thấy:

Kết quả khảo sát có 94,9 % số GVCN trao đổi với cha mẹ HS nội dung khá toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều GVCN chưa hỏi gia đình về biện pháp GD con em và có góp ý nếu thấy cần thiết và chưa hỏi gia đình về điều kiện học tập, tính cách, sở thích, mối quan hệ bạn bè … của HS.

Các nội dung trao đổi thường liên quan đến tình hình học tập và rèn luyện tu dưỡng của HS.

Biểu đồ số 2.20. Ý kiến cha mẹ HS về nội dung trao đổi của GVCN với gia đình.

Biểu đồ 2.20 ở trên cho thấy về cơ bản phù hợp với kết quả ở bảng 2.22.1. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy cịn một số GVCN trao đổi với gia đình HS chỉ tập trung vào việc học sa sút của HS (91,7%), những khuyết điểm của HS mắc phải (79,2%) và bàn biện pháp phối hợp (93,1%), thiếu sự tìm hiểu hồn cảnh của HS để bàn biện pháp phối hợp GD. Đặc biệt, có 27,8 % số cha mẹ HS cho rằng GVCN trao đổi về tình hình học tập sa sút của HS và gợi ý gia đình chuyển

lớp, chuyển trường cho con em, điều này biểu hiện GVCN khơng có tâm huyết, thối thác trách nhiệm GD học sinh.

2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trƣờng THCS Chu Văn An, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Chu Văn An, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

2.4.1. Quản lý phân công giáo viên chủ nhiệm lớp

Các ý kiến cho rằng GVCN lớp cần có những yêu cầu nhất định, được thể hiện qua các nội dung sau.

Biểu đồ 2.21. Ý kiến CBQL về phân công chủ nhiệm lớp

Biểu đồ 2.21 ở trên cho thấy:

- Một số yêu cầu tạo thuận lợi cho công tác của GVCN là cần thiết. Ý kiến “GV đó phải trực tiếp giảng dạy tại lớp” chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Song còn nhiều CBQL chưa tán thành như GV làm công tác chủ nhiệm liên tục tại 1 lớp từ đầu đến cuối cấp và GV chỉ làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm, không kiêm thêm nhiệm vụ khác. Điều đó cho thấy Hiệu trưởng, CBQL chưa thực sự quan tâm đúng mức công tác chủ nhiệm lớp.

- Có ý kiến cho rằng GVCN phải làm công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp đồng thời phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ khác nữa do có năng lực, cơng tác tốt, chiếm 69,2%. Nhưng điều này đã làm cho nhiều GVCN trong trạng thái quá tải.

Biểu đồ 2.22. Ý kiến của CBQL về cường độ làm việc chủ nhiệm lớp cường độ làm việc chủ nhiệm lớp

Biểu đồ 2.23.Ý kiến của GVCN về cường độ làm việc của GVCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường trung học cơ sở chu văn an, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)