Biểu đồ 2.11 và 2.12 cho thấy:
- Phần đơng GVCN đã có nhiều cách thức để tìm hiểu đối tượng HS. Tuy nhiên, cịn nhiều GVCN chưa thăm gia đình HS và có rất ít GVCN tìm hiểu thực tế mơi trường xã hội.
- Cách thức GVCN dùng nhiều nhất là: “cho HS kê khai sơ yếu lí lịch vào
đầu năm học” hoặc “thường xuyên trao đổi, trò chuyện với các em HS”, chiếm 92,3%.
- Cách GVCN “trao đổi với tổ trưởng dân phố để hiểu gia đình HS và
môi trường XH nơi HS cư trú” chiếm tỷ lệ thấp (9%) chứng tỏ GVCN rất ít
khi làm việc này trừ trường hợp bất đắc dĩ.
- Về việc “Dành thời gian trò chuyện với HS” được GVCN đánh giá là sử dụng nhiều, chiếm 92,3%, trong khi HS cho rằng cách này được sử dụng không nhiều, chỉ đạt 60,1%.
- Cả GVCN và HS đều thấy rằng GV và cha mẹ HS có trao đổi trực tiếp với nhau hoặc qua điện thoại, tuy ý kiến HS có thấp hơn.
- Cách thức “đến thăm gia đình” theo ý kiến GVCN đạt là 53,8% trong khi đó ý kiến của HS chỉ đạt là 32,2%.
- Cách trao đổi với tổ trưởng dân phố, cộng đồng nơi HS sống được sử dụng ít nhất, và ý kiến này có tính thống nhất ở cả 2 đối tượng khảo sát (GVCN và HS)
* Phương pháp GD học sinh mắc khuyết điểm
Biểu đồ 2.13. Ý kiến GVCN về phương pháp GD học sinh khi mắc khuyết điểm
Biểu đồ 2.14. Ý kiến HS về phương pháp GD của GVCN khi học sinh mắc khuyết điểm.
Biểu đồ 13, 14 cho thấy:
- PP giáo dục HS mắc khuyết điểm được sử dụng nhiều nhất là: “Yêu
cầu HS viết bản kiểm điểm và đọc kiểm điểm trước lớp”: Ý kiến của GVCN
đạt 82,1%, còn HS là 91,6% (cao nhất trong các biện pháp GVCN áp dụng).PP “gặp riêng HS để khuyên bảo và hướng dẫn viết kiểm điểm” được GVCN sử dụng nhiều là 88,5%, trong khi ý kiến của HS chỉ là: 51,7%. Cũng như GVCN cho rằng sử dụng cách “Trị chuyện để tìm hiểu nguyên nhân là 87,2%, nhưng ý kiến HS lại cho rằng chỉ là 52,4%. Phải chăng có những phương pháp GVCN tự nhận có sử dụng trong khi HS không nhận thấy hoặc GVCN không sử dụng, nhưng vẫn trả lời phiếu là có sử dụng phương pháp đó để GD học sinh. Dẫu sao đây cũng là vấn đề mà hiệu trưởng các trường THPT cần giám sát và chỉ đạo cách xử lí đúng của GVCN khi HS mắc lỗi, tránh những sai lầm không cần thiết và làm mất lòng tin ở HS.Khi được hỏi về phương pháp GD của GVCN khi con họ mắc lỗi, các cha mẹ HS cho rằng:
Biểu đồ 2.15. Ý kiến cha mẹ HS về phương pháp GD của GVCN khi học sinh mắc khuyết điểm.
Biểu đồ 2.15 cho thấy:
- Ý kiến của cha mẹ đánh giá cao việc GVCN “phân tích lỗi lầm của HS và hướng dẫn các em viết bản kiểm điểm”, chiếm 91,7%.
- Các phương pháp GD 5, 6, 7 được cha mẹ HS đánh giá cao, được thể hiện qua các tỷ lệ ở biểu đồ.
- So sánh biểu đồ số 13, 14, 15 cho thấy cha mẹ HS và GVCN có gặp nhau để trao đổi và tìm biện pháp GD các em, đạt tỷ lệ 88,5% (ở GVCN) và 88,9% (ở cha mẹ HS), trong khi đó HS cho rằng chỉ có 51,7%.
- Thực tế có nhiều GVCN có phương pháp GD học sinh vi phạm khuyết điểm phù hợp và phương pháp GD học sinh vi phạm khuyết điểm khơng phù hợp, cịn nặng nề, tác dụng GD không tốt như quát mắng, xử phạt lao động… Điều này đòi hỏi các hiệu trưởng các trường phải tăng cường theo dõi QL giám sát công tác chủ nhiệm lớp, điều chỉnh GVCN nếu cần thiết và có biện pháp bồi dưỡng, thống nhất chỉ đạo đối với GVCN.
2.3.3. Sự phối hợp của GVCN với lực lượng có liên quan để GD học sinh
* Sự phối hợp của GVCN với các thành phần trong và ngoài nhà trường:
Biểu đồ 2.16. Ý kiến của GVCN về sự phối hợp với các thành phần trong và ngoài trường.
Biểu đồ 2.17. Ý kiến của CBQL về sự phối hợp của GVCN với các thành phần trong và ngoài trường.
Biểu đồ 2.16 và 2.17 ở trên cho thấy:
- Các GVCN chủ yếu phối hợp và phối hợp có hiệu quả với các thành phần ở trong nhà trường là giáo viên bộ mơn, Đồn thanh niên và thành phần ngồi nhà trường là cha mẹ HS.
- Sự phối hợp với các thành phần khác trong nhà trường là Cơng đồn, Hội chữ thập đỏ và ngoài nhà trường là cộng đồng nơi học sinh cư trú, Đoàn thanh niên, Công an chưa được thực hiện và thực hiện chưa có hiệu quả ở nhiều GVCN.
- Các ý kiến tương đối đồng nhất và cao của các 2 đối tượng GVCN và CBQL. Có sự phối hợp với cộng đồng nơi cư trú có sự khác biệt, nhưng chưa nhiều. GVCN cho rằng có sự phối hợp với cộng đồng nơi HS cư trú, chiếm 62,8%, trong khi đó ý kiến của CBQL chỉ đạt là 38,5%. Thực tế việc phối kết hợp với cộng đồng nơi HS cư trú ít sử dụng, chỉ có trong dịp hè đối với HS có hạnh kiểm yếu hoặc bị kỉ luật báo cho tổ dân phố cùng phối hợp GD (ý kiến phỏng vấn GVCN).
* Cách thức trao đổi với cha mẹ HS
Biểu đồ 2.18. Ý kiến cha mẹ HS về cách liên hệ và trao đổi của GVCN với gia đình.
Biểu đồ 2.18 ở trên cho thấy:
- GVCN thường trao đổi với gia đình HS bằng điện thoại hoặc gặp trực tiếp tại trường, chỉ có 38,9 % số cha mẹ HS cho rằng GVCN đến gặp gia đình tại nhà để trao đổi về cách thức phối hợp GD. Hình thức gọi điện sử dụng nhiều, chiếm 94,4% và trao đổi khi họp phụ huynh, chiếm 100%. Ngòai ra còn trao đổi bằng sổ liên lạc là 87,5%.
* Nội dung thường trao đổi với cha mẹ HS của GVCN
Biểu đồ 2.19. Ý kiến của GVCN về nội dung trao đổi của GVCN với gia đình.
Biểu đồ 2.19 cho thấy:
Kết quả khảo sát có 94,9 % số GVCN trao đổi với cha mẹ HS nội dung khá toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều GVCN chưa hỏi gia đình về biện pháp GD con em và có góp ý nếu thấy cần thiết và chưa hỏi gia đình về điều kiện học tập, tính cách, sở thích, mối quan hệ bạn bè … của HS.
Các nội dung trao đổi thường liên quan đến tình hình học tập và rèn luyện tu dưỡng của HS.
Biểu đồ số 2.20. Ý kiến cha mẹ HS về nội dung trao đổi của GVCN với gia đình.
Biểu đồ 2.20 ở trên cho thấy về cơ bản phù hợp với kết quả ở bảng 2.22.1. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy cịn một số GVCN trao đổi với gia đình HS chỉ tập trung vào việc học sa sút của HS (91,7%), những khuyết điểm của HS mắc phải (79,2%) và bàn biện pháp phối hợp (93,1%), thiếu sự tìm hiểu hồn cảnh của HS để bàn biện pháp phối hợp GD. Đặc biệt, có 27,8 % số cha mẹ HS cho rằng GVCN trao đổi về tình hình học tập sa sút của HS và gợi ý gia đình chuyển
lớp, chuyển trường cho con em, điều này biểu hiện GVCN khơng có tâm huyết, thối thác trách nhiệm GD học sinh.
2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trƣờng THCS Chu Văn An, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Chu Văn An, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
2.4.1. Quản lý phân công giáo viên chủ nhiệm lớp
Các ý kiến cho rằng GVCN lớp cần có những yêu cầu nhất định, được thể hiện qua các nội dung sau.