Kiến của GVCN về cường độ làm việc của GVCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường trung học cơ sở chu văn an, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 64 - 71)

cường độ làm việc của GVCN.

Biểu đồ 2.22 và 2.23 cho thấy:

- Đa số ý kiến của cả 2 đối tượng khảo sát nhất trí là đủ định mức, 61,5% (CBQL) và 66,7% (GVCN).

- Vẫn có ý kiến thấy rằng GVCN làm việc quá mức độ cho phép so với quy định trong điều lệ trường THCS, có 23,1% ý kiến CBQL và 17,9% ý kiến GVCN.

Ngồi ra tơi cũng khảo sát ý kiến của các GVCN về qui định hiện hành 4 tiết/ tuần đối với công tác chủ nhiệm và thu được kết quả có 52/ 78 (66,7 %) GVCN cho rằng qui định như vậy là ít, vì thực tế trong 1 tuần GV phải dành một thời lượng nhiều hơn cho công tác chủ nhiệm; 26/ 78 GVCN (33,3 %) cho rằng qui định như vậy là bình thường.

Nhưng dẫu sao, Hiệu trưởng cũng nên cân đối và điều chỉnh phân cơng để khơng có GVCN phải vượt định mức lao động, tạo điều kiện cho GVCN về thời gian tập trung cho cơng tác chủ nhiệm, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

* Quản lý các hoạt động của GVCN

+ Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm

Qua phỏng vấn cho thấy các trường sau khi phân công GVCN đều phát mẫu sổ chủ nhiệm và triển khai việc lập kế hoạch chủ nhiệm năm học.

Sau khi lập xong kế hoạch chủ nhiệm năm học các trường đều tổ chức kiểm tra việc lập kế hoạch chủ nhiệm. Trong năm học, GVCN tiếp tục cụ thể

hóa kế hoạch theo từng tuần và nhà trường tiếp tục kiểm tra (định kỳ hoặc bất thường) và có đưa kết quả vào đánh giá xếp loại hồ sơ của giáo viên.

Tuy nhiên, qua khảo sát một số bản kế hoạch chủ nhiệm năm học thấy rằng phần xác định các biện pháp thực hiện còn chưa cụ thể, kế hoạch tổ chức các hoạt động trong các tuần của GVCN cũng chưa cụ thể. Kết quả khảo sát việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN theo Điều 31, Điều lệ trường phổ thông cũng cho thấy rõ sự hạn chế trong việc lập kế hoạch của nhiều GVCN.

+ Xây dựng nền nếp cho HS, xây dựng tập thể HS đoàn kết, thân ái: Đầu năm học hiệu trưởng ban hành nội qui HS cho GVCN tổ chức phổ biến kỹ đến từng HS và cha mẹ HS. Đoàn thanh niên tổ chức đội Cờ đỏ theo dõi nền nếp của HS có tác dụng vừa theo dõi vừa hỗ trợ GVCN xây dựng nền nếp cho HS. Hàng tuần hiệu trưởng kiểm tra sổ ghi đầu bài và tổng hợp phiếu thơng tin của GVCN để nắm tình hình nền nếp HS các lớp. Cuối học kỳ và cuối năm học đều có tổng hợp và chọn ra các tập thể HS tiên tiến.

+ Phối hợp với cha mẹ HS, các thành phần trong nhà trường:

Hiệu trưởng tổ chức các cuộc họp cha mẹ HS, mối năm học ít nhất 3 lần (đầu năm, cuối học kỳ 1, cuối năm học). Trước khi họp cha mẹ HS, hiệu trưởng có hướng dẫn GVCN về nội dung, cách thức tổ chức họp cha mẹ HS.

Ngoài ra, hiệu trưởng cũng có hướng dẫn GVCN khá cụ thể trong phối hợp với cha mẹ HS: lập sổ tiếp cha mẹ HS, cha mẹ HS xin phép cho con nghỉ học…

Hiệu trưởng có qui chế phối hợp giữa GVCN với giáo viên bộ môn, Đồn thanh niên, Cơng đồn.

+ Tìm hiểu học sinh và môi trường GD:

Hiệu trưởng đã hướng dẫn GVCN việc lập hồ sơ HS ngay từ đầu năm học và cập nhật trong năm học. Đây là cơng việc đã có nền nếp ở các trường. Tuy nhiên, hiệu quả QL, chỉ đạo GVCN tìm hiểu kỹ HS và mơi trường GD cịn thấp, nhiều GVCN chưa thực hiện tốt việc này.

+ Tổ chức các hoạt động GD học sinh:

Hiệu trưởng có yêu cầu và hướng dẫn GVCN xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động. Hiệu trưởng có giám sát, đơn đốc các hoạt động. Tuy nhiên, nhìn chung kế hoạch tổ chức hoạt động của nhiều GVCN còn chưa đạt yêu cầu, hiệu quả các hoạt động còn thấp.

+ Đánh giá, xếp loại HS:

Các qui định về đánh giá, xếp loại HS đã được hiệu trưởng triển khai kỹ. Đồng thời hiệu trưởng đã hướng dẫn GVCN và tổ chức thận trọng, chu đáo việc đánh giá xếp loại HS. Kết quả khảo sát cho thấy đa số GVCN thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại HS.

* Về Kế hoạch quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm

Biểu đồ 2.24. Ý kiến của CBQL về kế hoạch QL chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp

Biểu đồ 2.24 ở trên cho thấy:

- Các trường chưa chú trọng kế hoạch hóa cơng tác QL, chỉ đạo hoạt động của GVCN, chưa lập kế hoạch QL, chỉ đạo công tác chủ nhiệm thành bản riêng. Kế hoạch QL chỉ đạo công tác chủ nhiệm mới chỉ được lồng ghép, tích hợp vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Một số vấn đề cơ bản trong kế hoạch đã được các trường đề cập tới như cách thức phối hợp giữa GVCN với các lực lượng khác, lịch các cuộc họp giao ban về công tác

chủ nhiệm, kế hoạch kiểm tra công tác chủ nhiệm của lãnh đạo trường nhưng vấn đề bồi dưỡng GVCN chưa được các trường quan tâm đúng mức.

2.4.2. Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

+ Mức độ tần suất bồi dưỡng GVCN

Kết quả khảo sát CBQL các trường cho thấy có 3/13 (23,1 %) CBQL thực hiện thường xuyên, 8/13 (61,5 %), CBQL thỉnh thoảng thực hiện, cịn 2/13 (15,4 %) và CBQL khơng thực hiện.

+ Tình hình bồi dưỡng GVCN

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát GVCN việc thực hiện bồi dƣỡng của hiệu trƣởng STT Thực tế việc bồi dƣỡng Tán thàn h Tỷ lệ %

1 Chỉ tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD và ĐT 19 24,4

2

Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD và ĐT và tổ chức bồi dưỡng thêm những nội dung phù hợp với điều kiện của nhà trường.

59 75,6

3 Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là thuyết trình 23 29,5 4 Phương pháp bồi dưỡng đã có nhiều đổi mới: GV được

thảo luận và làm bài tập thực hành 55 70,5

5 Hiệu trưởng trực tiếp làm giảng viên một số ND bồi

dưỡng 27 34,6

6 Hiệu trưởng giao cho một số GV cốt cán làm giảng viên 40 51,3

7 Nội dung bồi dưỡng thiết thực 44 56,4

8 Nội dung bồi dưỡng ít thiết thực 7 9,0

9 Việc bồi dưỡng có hiệu quả 40 51,3

10 Việc bồi dưỡng ít hiệu quả 4 5,1

Số liệu bảng 2.6 ở trên cho thấy:

Hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm bồi dưỡng GVCN, phương pháp bồi dưỡng đã có đổi mới, nội dung bồi dưỡng đã thiết thực đối với nhiều GVCN. Tuy nhiên, do cịn nhiều khó khăn về thời gian, tài liệu, giảng viên nên hiệu quả bồi dưỡng GVCN còn nhiều hạn chế.

+ Nội dung bồi dưỡng GVCN

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát GVCN về các nội dung bồi dƣỡng GVCN

STT Các nội dung đƣợc bồi dƣỡng Tán

thành

Tỷ lệ %

1 Về các văn bản của Nhà nước hiện hành: Chuẩn GV,

Qui chế đánh giá HS, Điều lệ, … 13 92,3

2 Bồi dưỡng về việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm 12 76,9 3 Bồi dưỡng về lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD 11 65,4 4 Bồi dưỡng về các nội dung và PP GD đạo đức cho

HS 12 80,8

5 Bồi dưỡng về nội dung, PP tổ chức các hoạt động GD

ngoài giờ lên lớp 10 60,3

6 Bồi dưỡng về GD giá trị sống cho HS 10 62,8 7 Bồi dưỡng về GD kỹ năng sống cho HS 12 80,8 8 Bồi dưỡng về GD hướng nghiệp cho HS 13 92,3 9 Về tạo tính tích cực, tự giác, tự quản cho HS 11 71,8 10 Bồi dưỡng về đổi mới tổ chức giờ sinh hoạt lớp 12 74,4

11

Bồi dưỡng về ứng xử sư phạm, xử lý các tình huống hay gặp phải khi QL, giáo dục HS, nhất là đối với HS chậm tiến

13 87,2

12 Nội dung khác: 7 9,0

Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy các nội dung bồi dưỡng còn chưa đều, một số GVCN chưa được bồi dưỡng.

- So sánh số liệu ở bảng 2.6 và 2.7 cho thấy: nâng cao nhận thức về nhiệm vụ của GVCN, các hệ thống văn bản về công tác chủ nhiệm lớp, cũng như lập kế họach là cần thiết, các ý kiến đều rất cao.

- Đối với GVCN, họ có mong muốn được bồi dưỡng những chuyên đề gần với công việc chủ nhiệm lớp mà họ đang phải đảm nhận như: “Bồi dưỡng

về các nội dung và PP GD đạo đức cho HS”, chiếm 80,8%; “Bồi dưỡng về GD kỹ năng sống cho HS” (79,5%) và “Bồi dưỡng về GD hướng nghiệp cho HS” (79,5%); “Bồi dưỡng về ứng xử sư phạm, xử lý các tình huống hay gặp”

(87,2%); “Bồi dưỡng về việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm” (76,9%)

2.4.3. Thực trạng kiểm tra-đánh giá đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Có 69,2 % số CBQL thường xuyên kiểm tra, quan sát hoạt động cụ thể của học sinh các lớp để nắm tình hình cơng tác chủ nhiệm. Việc nắm bắt tình hình qua các kênh thơng tin sau (ý kiến CBQL):

Biểu đồ 2.25. Ý kiến của CBQL nắm bắt, kiểm sốt tình hình |cơng tác chủ nhiệm lớp của trường

Biểu đồ 2.25 trên cho thấy:

Chủ yếu CBQL lấy thông tin qua họp giao ban với GVCN, thông qua phiếu thông tin của GVCN và qua sổ ghi đầu bài, sổ điểm, chiểm tỷ lệ tuyệt đối.

Thông tin lấy từ ý kiến của HS chiếm 61,5% và qua cha mẹ HS chỉ đạt là 38,5%.

Biểu đồ 2.26. Ý kiến của GVCN về CBQL nắm bắt, kiểm sốt tình hình cơng tác chủ nhiệm lớp của trường

Biểu đồ 2.26 ở trên cho thấy:

- Hiệu trưởng chủ yếu thu thập thông tin qua kiểm tra sổ sách của GVCN, sổ ghi đầu bài và qua một số hoạt động của HS, lắng nghe ý kiến qua báo cáo của GVCN, chiếm 85,9%.

- Tiếp đến là kiểm tra hồ sơ GVCN và kiểm tra trực tiếp các hoạt động của HS, chiếm 69,2%.

- So sánh kết quả ở bảng 2.28.1 với 2.28.2 cho thấy việc kiểm tra thực tiễn hoạt động HS để nắm tình tình cơng tác chủ nhiệm của một số CBQL cịn hạn chế. Cách nắm tình hình của một số CBQL chủ yếu vẫn là thơng qua báo cáo và hồ sơ sổ sách thể hiện tính quan liêu.

* Cách xử lý thông tin

Biểu đồ 2.27. Ý kiến của CBQL về cách xử lý của CBQL sau khi nắm được tình hình cơng tác chủ nhiệm

- Khi nhận được thơng tin về tình hình HS mắc khuyết điểm, hiệu trưởng “phê bình những hạn chế, khuyết điểm, những tồn tại kéo dài”, hoặc đưa vào “đánh giá thi đua cuối kì, cuối năm”, chiếm 100%.

- Các hình thức khen thưởng, biểu dương thành tích ít được sử dụng, chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 23,1%) hoặc “khơng có ý kiến gì, chỉ tập hợp tình

hình để cuối năm đánh giá thi đua”, (chiếm 15,4%).

Biểu đồ 2.28. Ý kiến của GVCN về cách xử lý của CBQL sau khi nắm được tình hình cơng tác chủ nhiệm

Biểu đồ 2.28 ở trên cho thấy:

- Đa số các CBQL đã chú trọng hướng dẫn GVCN khắc phục các hạn chế, tồn tại. Tuy nhiên, các CBQL chưa chú ý đúng mức đến việc khen, động viên khi GVCN có thành tích mà chỉ chủ yếu thực hiện việc phê bình khi GVCN có khuyết điểm, tồn tại.

* Việc đánh giá xếp loại GVCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường trung học cơ sở chu văn an, huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)