Nguyên tắc đề xuất biệnpháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học tại trường tiểu học đền lừ quận hoàng mai, thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục tiểu học (Trang 78)

10. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biệnpháp

Xuất phát từ cơ sở lí luận về quản lý giáo dục, quản lý dạy và học ở trƣờng Tiểu học, trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý dạy học ở trƣờng Tiểu học Đền Lừ - quận Hoàng Mai, tác giả đề xuất những biện pháp quản lý dạy học đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

Đảm bảo tính kế thừa trong quản lýgiáo dục trƣớc hết là ghi nhận và học tập, phát huy các ƣu điểm trong công tác giáo dục Tiểu học ở nhà trƣờng đã đạt đƣợc trong những năm qua. Áp dụng hiệu quả các biện pháp dạy học học tập từ trƣờng bạn từ đó có các biện pháp quản lý dạy học ở sự phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra biện pháp này cũng phải phù hợp với đặc thù ở địa phƣơng.

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của Hiệu trƣởng trong nhà trƣờng, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, điều hành hoạt động dạy và học, các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy và học trong nhà trƣờng. Các hoạt động này phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngồi nhà trƣờng, tạo ra mơi trƣờng giáo dục lành mạnh, nhằm tạo ra kỷ cƣơng, nề nếp, nâng cao chất lƣợng dạy và học trong nhà trƣờng. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp nhƣ đội ngũ GV, CSVC-thiết bị, ĐDDH. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học trong trƣờng Tiểu học.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể thể hoá đƣờng lối phƣơng châm giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc, của ngành và định hƣớng phát triển của địa phƣơng

nhằm phát huy đƣợc những điểm mạnh, khắc phục hoặc hạn chế những điểm yếu, đồng thời tận dụng đƣợc các cơ hội, khơi gợi đƣợc nội lực của tập thể để nâng cao chất lƣợng dạy và học trong nhà trƣờng - một trong những yếu tố cấp bách cần đƣợc tập trung giải quyết trong điều kiện đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

u cầu này địi hỏi các biện pháp đƣợc đề xuất phải xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phƣơng, có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý ở trƣờng Tiểu học một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của ngƣời Hiệu trƣởng ( kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt đƣợc điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bƣớc tiến hành cụ thể, chính xác. Trên cơ sở những yêu cầu nêu trên, chúng tôi đề ra một số biện pháp quản lý dạy học theo định hƣớng đổi mới giáo dục tiểu học.

3.2. Một số biện pháp quản lý dạy học của hiệu trưởng trường Tiểu học Đền Lừ - Hoàng Mai - Hà Nội theo định hướng đổi mới giáo dục tiểu học

3.2.1. Lập kế hoạch dạy học theo định hướng đổi mới giáo dục tiểu học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản lý và đối với mỗi GV. Việc xây dựng kế hoạch và hoàn thiện kế hoạch nhằm mục đích giúp GV thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy và học theo định hƣớng đổi mới. Trên cơ sở đó, giúp ngƣời quản lý kiểm tra, giám sát và đánh giá chính xác việc thực hiện nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của từng GV.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- CBQL, GV tự xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch giảng dạy dựa trên kế hoạch của nhà trƣờng và từng Tổ chun mơn. CBQL cấp trƣờng kí duyệt kế hoạch dạy học và có kế hoạch quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV ở trƣờng Tiểu học. CBQL cấp trƣờng tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện chƣơng trình theo đúng kế hoạch dạy học. CBQL cấp trƣờng có biện pháp phù hợp trong việc xử lý những cá nhân thực hiện sai kế hoạch dạy học.

- Đầu năm học hiệu trƣởng phổ biến nhiệm vụ năm học, những yêu cầu cụ thể, trọng tâm của bậc học tới từng GV.Phân cơng cấp dƣới nhƣ Phó Hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn giúp GV xây dựng kế hoạch dạy học. Trên cơ sở đó các GV căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, căn cứ vào điều kiện thực tế của lớp và từng bộ mơn mình phụ trách để xây dựng kế hoạch công tác của cá nhân. CBQL cấp trƣờng tổ chức duyệt kế hoạch dạy học: Tổ chức cho GV thông qua kế hoạch ở tổ, nhóm chun mơn. Sau khi tổ trƣởng, nhóm trƣởng góp ý, xem xét kế hoạch dạy học, CBQL cấp trƣờng duyệt hoặc yêu cầu điều chỉnh, bổ sung. Quy định rõ thời gian trong năm học cho GV điều chỉnh kế hoạch dạy học nếu thấy cần thiết. Sau khi duyệt kế hoạch dạy học của Tổ chuyên môn, của GV, CBQL cấp trƣờng tổ chức quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học: Với nhiều hình thức khác nhau, CBQLcần thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học thông qua sổ báo giảng, để phát hiện những thiếu sót, sai lệch cần điều chỉnh, nhắc nhở. CBQL cấp trƣờng trực tiếp dự giờ kiểm tra hoặc kiểm tra qua HS để có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác theo kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý kịp thời những GV không thực hiện đúng kế hoạch dạy học.

- Tổ chức cho GV tìm hiểu kĩ nội dung chƣơng trình của lớp mình phụ trách. Từ đó, CBQL chỉ đao GV phải xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết. Chú trọng đến việc xác định những nội dung kiến thức cơ bản, từng chi tiết, từng bài, từng chƣơng, các phƣơng tiện và hình thức hoạt động dạy học, phƣơng pháp dạy học. Để đảm bảo các yêu cầu trên, kế hoạch dạy học của GV phải phân bố theo quy định của Bộ GD&ĐT thể hiện theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cho phép điều chỉnh phù hợp để GV thực hiện kế hoạch dạy học; đây còn là cơ sở, là căn cứ pháp lý cho sự kiểm tra, giám sát. Kế hoạch dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học đƣợc coi nhƣ một chu trình khởi đầu và kết thúc, là thƣớc đo năng suất và hiệu quả công việc. Nội dung kế hoạch của cá nhân phải xác định rõ mục tiêu tri thức, đảm bảo tính chính xác, khoa học, thiết thực, đồng thời phải chú trọng đến phƣơng pháp dạy học, yêu cầu cần phấn đấu đạt đƣợc, nhất là qua đó nhằm mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho HS.

- Phân cơng cho CBQL cấp dƣới (Phó Hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên mơn) có trách nhiệm thƣờng xuyên theo dõi và báo cáo kịp thời kết quả thực hiện kế

hoạch dạy học. Khi có những vấn đề nảy sinh trong q trình dạy học, nếu cần có thể phải điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế.CBQL cân nhắc và cần quyết định đúng đắn, kịp thời trên cơ sở sự thống nhất nhằm đạt hiệu quả. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, CBQL nên chú ý xem xét tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, các phƣơng tiện phục vụ hoạt động dạy học, nguồn tài chính, động viên khích lệ GV để họ thực hiện kế hoạch dạy học đã đề ra một cách tự tin và đạt hiệu quả cao nhất.

- Tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện kế hoạch dạy học (đã đƣợc phê duyệt).

- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV.

3.2.2. Tổ chức dạy học tiểu học theo hướng phát triển năng lực

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tổ chức dạy học tiểu học theo hƣớng phát triển năng lực là: chuyển từ việc tổ chức dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy học hƣớng tới năng lực học sinh cần có.

- Với cách dạy này, GVdựa vào trình độ năng lực của mỗi học sinh hiện có . Nói cách khác là dạy học sát đối tƣợng học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tƣợng nhằm phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của HS.

- Dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Dạy HS cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.

- Tạo cho HS tự giác xây dựng và rèn luyện cho mình thói quen có thái độ học tập đúng đắn.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

CBQL thống nhất bài soạn theo quan điểm tổ chức các tiết học theo hƣớng phát triển năng lực. CBQLthống nhất quy trình dạy họctheo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác.

Tạo môi trƣờng học tập tƣơng tác giữa GV-HS- môi trƣờng dạy học, phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của HS, qua đó phát triển phẩm chất, năng lực HS,

đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực HS qua việc xây dựng kĩ năng tự đánh giá và đánh giá để HS nâng cao ý thức trách nhiệm đối với bản thân, rèn luyện ý thức, thói quen.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Chỉ đạo thật kỹ yêu cầu của chƣơng trình, xác định rõ những kĩ năng, kĩ xảo cần rèn luyện cho HS, xác định phƣơng pháp nhận thức, phát triển năng lực trí tuệ cho HS. CBQL chỉ đạo thể hiện nội dung bài học cụ thể trong bài soạn, nêu rõ hoạt động tƣơng tác của thầy - trị - mơi trƣờng dạy học, xác định kiến thức trọng tâm cần truyền đạt, sắp xếp theo một trình tự lơgic. Cập nhật hóa tri thức, minh họa bằng các thông tin, số liệu, hình ảnh, những câu chuyện lịch sử gắn với thực tế nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, phát triển phẩm chất, năng lực HS.

- Chỉ đạo GV phải hiểu đƣợc đối tƣợng HS, nắm chắc đƣợc những điều kiện nhà trƣờng có, so sánh với phƣơng pháp dạy học truyền thống, phƣơng pháp đã dạy các năm trƣớc để xác định phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực, sự lựa chọn này hết sức quan trọng, phần lớn dựa vào sự sáng tạo, những kinh nghiệm và năng lực của mỗi cá nhân.

- Chỉ đạo tiến hành soạn giáo án theo nội dung đã thống nhất trong tổ, nhóm chun mơn gắn với điều kiện thực tế giảng dạy và điều kiện của nhà trƣờng. quản lý việc trao đổi bài soạn giữa các GV, nhằm trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, góp ý lẫn nhau.

- Giáo án khi đã soạn xong cần đƣợc trình bày trong các buổi sinh hoạt Tổ chuyên môn. Mọi thành viên trong tổ cùng nhau thảo luận, bàn bạc, thống nhất những nội dung chính, yêu cầu GV cần sử dụng tối đa các phƣơng tiện sẵn có để phục vụ bài giảng đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy tính tích cực của HS, phát triển phẩm chất và năng lực HS. Các nội dung thảo luận cần đƣợc ghi chép và lƣu giữ kỹ lƣỡng ở từng cá nhân và nghị quyết của Tổ chuyên môn.

- Chỉ đạo GV trong quá trình giảng dạy phải tạo đƣợc môi trƣờng học tập tƣơng tác giữa GV - HS - môi trƣờng dạy học. Đồng thời phân hóa HS, có biện

pháp giảng dạy phù hợp vơi từng đối tƣợng để phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của HS, qua đó phát triển phẩm chất, năng lực HS, đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

- CBQL cần chỉ đạo GV: khi lên lớp nhiệm vụ cơ bản của GV là thực hiện linh hoạt sáng tạo bản thiết kế giờ lên lớp(bài soạn) theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, phát triển phẩm chất, năng lực HS đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

- Yêu cầu GV phải tạo điều kiện để HS tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau. Điều đó giúp các em biết rõ những phần kiến thức mà các em nắm vững và phần kiến thức bị hổng, những tiến bộ của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập, rèn luyện ý thức, thói quen, khả năng tự đánh giá qua đó phát triển phẩm chất, năng lực HS.

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng hƣớng chỉ đạo tinh thần của thông tƣ 30 và thông tƣ 22 là dạy học và đánh giá vì sự tiến bộ của HS, giúp HS tự tin, thích học, hình thành và phát triển Năng lực(tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề) Phẩm chất(chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu

thương.) cho học sinh.

- Chỉ đạo GV tuỳ theo đối tƣợng HS, điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp nhƣ học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,...

- Hình thành và phát triển năng lực tự học của HS.

- Thực hiện nhiều tiết chuyên đề dạy học theo hƣớng phát triển năng lực cho HS để GV học tập.

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới giáo dục

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đổi mới PPDH theo hƣớng đổi mới giáo dục là dạy học tuyển chọn phân loại học sinh đúng năng lực, trình độ HS. Kích thích HS phát huy đƣợc năng lực của mình.

- Giúp cho GV tiểu học nhận thức sâu sắc về bản chất của phƣơng pháp dạy học tích cực, phân biệt đƣợc những đặc điểm khác nhau giữa phƣơng pháp truyền thống và phƣơng pháp dạy học tích cực, biết phát huy những yếu tố tích cực trong các phƣơng pháp truyền thống, nắm và vận dụng đƣợc một số phƣơng pháp dạy tích cực.

- Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo quan điểm theo định hƣớng đổi mới giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS. GV mạnh dạn ứng dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào hoạt động dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học nhằm làm cho chất lƣợng tiết học đạt hiệu quả. Qua đó, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học Tiểu học nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Bồi dƣỡng lý luận đổi mới phƣơng pháp dạy học cho GV: Các nội dung cần bồi dƣỡng, củng cố khắc sâu là những định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học, các đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực. Trong dạy học khơng có phƣơng pháp nào là vạn năng, mỗi phƣơng pháp dạy học đều có những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, trong quá trình dạy học, cần lựa chọn phối hợp sử dụng một cách linh hoạt các phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục.

- Bồi dƣỡng cho GV về kiến thức và kĩ năng sử dụng các phƣơng pháp dạy học trong việc soạn bài và tổ chức hoạt động dạy học trên lớp đạt hiệu quả cao nhằm phát triển năng lực và phẩm chất HS. Bồi dƣỡngcho GV về kĩ năng làm ĐDDH phục vụ đổi mới phƣơng pháp dạy học Tiểu họctheo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác.

- Điều quan trọng là phải làm thay đổi nhận thức cho đội ngũ CBQL và trực tiếp là GV về vai trò của việc lựa chọn, sử dụng phƣơng pháp dạy học và vai trò của ĐDDH có tính quyết định chất lƣợng học tập của HS, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- CBQLtổ chức các buổi hội thảo để đội ngũ GV có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và việc tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tổ chức các đợt tập giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên đề thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học.

- Cung cấp tài liệu, giới thiệu, tập huấn các kĩ thuật dạy học tích cực theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học cho GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học tại trường tiểu học đền lừ quận hoàng mai, thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục tiểu học (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)