Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận phú nhuận thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 80)

10. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Trong thực tế, các trường THCS đã thực hiện việc quản lý HĐGDNGLL trên cơ sở pháp lý và các quy định có tính pháp lý, đó là:

- Luật giáo dục;

- Điều lệ trường Trung học phổ thông;

- Chỉ thị của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về HĐGDNGLL và nhiệm vụ năm học ban hành hàng năm;

- Văn bản, kế hoạch chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận; - Văn bản, kế hoạch chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

3.1.2. Nguyên tắc về tính mục đích, tính kế hoạch

Tính mục đích: cùng với hoạt động dạy- học trên lớp, HĐGDNGLL ở trường THCS là một trong hai con đường cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo

dục của bậc THCS. Mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THCS mang tính đa dạng bao gồm: mục tiêu giáo dục và mục tiêu xã hội. Vì vậy, việc xây dựng các biện pháp quản lý HDGDNGLL của HT các trường THCS quận Phú Nhuận cần phải đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của bậc THCS nói chung và mục tiêu cụ thể của HĐGDNGLL ở trường THCS nói riêng.

Tính kế hoạch: kế hoạch sẽ định hướng và giúp cho việc tổ chức hoạt động có chất lượng và hiệu quả. Tính kế hoạch của HĐGDNGLL sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích, khơng gây sự hỗn loạn và tùy tiện trong tổ chức các hoạt động của nhà trường. Trên cơ sở kế hoạch, nhà trường chủ động định hướng cách thức tổ chức, dự tính các nguồn lực (con người, KP, CSVC, thời gian), nội dung, hình thức cũng như qui mơ hoạt động; sự chuẩn bị kế hoạch giáo dục chu đáo sẽ đem lại chất lượng, hiệu quả giáo dục mà nhà trường và xã hội mong muốn.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Việc đề xuất các biện pháp cần chú ý kế thừa các biện pháp đã thực hiện tốt, có hiệu quả trước đây, vẫn cịn phù hợp với thực tế. Đồng thời, trước yêu cầu đổi mới của giáo dục, trước sự vận động, thay đổi và phát triển của môi trường giáo dục, môi trường kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ, các biện pháp thực hiện phải thể hiện được sự cải tiến, đổi mới phù hợp với sự thay đổi và tiến bộ của xã hội, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục hiện nay.

3.1.4. Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh

Tính tích cực, độc lập và sáng tạo được coi là những tiêu chí đánh giá khả năng tham gia hoạt động của HS, trình độ tự quản các hoạt động tập thể của các em. Đặc biệt, đối với học sinh THCS thì nguyên tắc này phải được quán triệt trong quá trình tổ chức hoạt động cho HS, phải được thể hiện từ bước chuẩn bị hoạt động, đến bước tiến hành hoạt động cho đến đánh giá kết quả hoạt động. Trong mỗi bước, học sinh phải thực sự phát huy khả năng của mình, được bày tỏ ý kiến của mình cũng như những sáng kiến nhằm giúp cho

chính hoạt động của tập thể đạt hiệu quả.

Ở lứa tuổi HS phổ thông, các em chưa có đủ kinh nghiệm sống,kinh nghiệm tổ chức hoạt động; vì vậy, vai trị của thầy cô giáo là người định hướng, gợi ý, dẫn dắt, giúp đỡ các em trong quá trình tổ chức hoạt động nhưng không làm thay các em.

3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính đồng bộ của hệ thống, sử dụng tối ưu các tiềm năng, các cơ hội để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngồi ln biến động. Do đó, để q trình tổ chức HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao, các biện pháp thực hiện phải đảm bảo sự tác động toàn diện và đồng bộ đến các thành tố của quá trình QLGD, từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức…. đến các lực lượng tham gia, hỗ trợ.

Mặt khác, việc đề ra các chủ trương, biện pháp cần thiết phải có sự định hướng của chi bộ Đảng trong nhà trường và sự phối hợp của các đoàn thể trong nhà trường, tránh tình trạng các cấp quản lý có những chủ trương không thống nhất.

3.1.6. Đảm bảo yêu cầu đổi mới hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay ở trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay

Việc xây dựng các biện pháp quản lí HĐGDNGLL ở các trường THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận được xác lập dựa trên các nguyên tắc đã nói ở trên. Tuy nhiên để góp phần nâng cao chât lượng HĐGDNGLL đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, khi xây dựng các biện pháp cần phải dựa trên các yêu cầu đổi mới HĐGDNGLL ở trường THCS, cụ thể là:

+ Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

+ Đổi mới về đánh giá HĐGDNGLL theo chuẩn “Đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận phú nhuận thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 80)