Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận phú nhuận thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 84)

10. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp đáp ứng định hướng đổi mới và tính cụ thể, khả thi trong giai đoạn hiện nay

Thực trạng cơng tác quản lí HĐGDNGLL ở các trường THCS trên địa bàn cho thấy, cơng tác quản lí việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL còn nhiều bất cập hạn chế, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL ở nhiều trường học thực hiện cịn sơ sài, mang nhiều tính hình thức, ảnh hưởng hạn chế nhiều đến hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch phải định hướng và giúp cho việc tổ chức hoạt động có chất lượng, hiệu quả, đảm bảo bám sát các yêu cầu đổi mới và thực tế trong việc tổ chức hoạt động.

3.2.2.2. Thực hiện biện pháp

Để việc xây dựng kế hoạch đáp ứng được các yêu cầu đã đề ra, người HT cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu, nắm vững nội dung các văn bản, hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, chủ đề năm học và các định hướng đổi mới nói chung, về HĐGDNGLL nói riêng.

+ Nắm bắt tình hình thực tế của địa phương: về kinh tế-xã hội, về tình hình an ninh trật tự, dân số…

+ Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thực tế của đơn vị về: nhận thức, năng lực tổ chức của GV, CSVC, kinh phí, thời gian tổ chức hoạt động, tình hình phối hợp giữa các LLGD, cơng tác xã hội hóa của nhà trường.

+ Sử dụng phân tích SWOTT để xác định đúng những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL.

Dựa trên kết quả khảo sát tình hình thực tế để xác định mục tiêu quản lí:

+ Mục tiêu chung: thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách HS theo nghị quyết số 29 – NQ/TW, mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THCS… Và được trình bày dưới dạng các chỉ tiêu cụ thể như: 100% HS được tham gia các hoạt động văn, thể, mĩ, lao động, các sinh hoạt chủ điểm do trường, lớp, đoàn, đội tổ chức; 100% lớp có tổ chức tiết HĐGDNGLL tại từng lớp vào hàng tháng; 100% lớp tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào do nhà trường tổ chức…

+ Mục tiêu xã hội: nhà trường cũng là một bộ phận của xã hội, vì vậy một mặt xã hội có trách nhiệm đóng góp cho việc thực hiện nhiệm vụ và sự phát triển của nhà trường; mặt khác, nhà trường phải phát huy vai trò là trung tâm văn hóa khoa học tại cộng đồng thông qua việc tham gia vào các hoạt động tại địa phương trên cơ sở phù hợp với chức năng nhiệm vụ của trường.

+ Mục tiêu điều kiện: nhận thức của GV và khả năng tham gia tổ chức hoạt động; sự phối hợp giữa các LLGD; CSVC, tài liệu tham khảo.

Xây dựng chương trình hoạt động từng tháng, từng tuần bám sát theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện đầy đủ những nội dung giảng dạy tích hợp, lồng ghép theo hướng dẫn của Sở và Phòng GDĐT và phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Trong đó phân chia thời lượng tổ chức tiết HĐGDNGLL thành 2 phần:

+ Phần 1: tổ chức sinh hoạt tại lớp theo từng chủ đề của chương trình. GVCN là người hướng dẫn, cố vấn cho học sinh chủ động tổ chức và điều hành hoạt động của tập thể, tạo điều kiện để phát huy vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động.

+ Phần 2: sinh hoạt tập thể tổ chức vào các tiết sinh hoạt đầu tuần với nội dung là những hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn, hoạt động hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động của địa phương và của ngành trong năm học.

Xây dựng các biện pháp tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên có nhận thức đầy đủ và có năng lực tổ chức hoạt động, đặc biệt là đội ngũ GVCN, TPT Đội và GVBM.

Đối với việc tổ chức hoạt động, cần có sự phân cơng trách nhiệm cụ thể cho các lực lượng tham gia (GV, HS, các lực lượng phối hợp). Cụ thể: toàn thể hội đồng giáo viên, các tổ chức đồn thể và học sinh có trách nhiệm tham gia HĐGDNGLL theo kế hoạch của trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp phụ trách HĐGDNGLL của lớp mình.

Xây dựng lịch hoạt động thành nếp theo thời gian với mục đích là đưa kế hoạch hoạt động vào trong nhà trường, tạo ra sự ổn định trong việc tổ chức HĐGDNGLL. Cụ thể xây dựng lịch hoạt động hàng tuần, tháng, năm và theo từng cấp (theo trường và từng lớp).

Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sao cho phù hợp với những thay đổi trong thực tiễn. Đồng thời, sau mỗi hoạt động đều rút kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch nhằm giúp cho việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL tháng tới, năm học tới được cụ thể và hồn chỉnh hơn.

Tóm lại, việc xây dựng kế hoạch hoạt động cả năm sẽ giúp người HT có cái nhìn bao quát về các hoạt động diễn ra trong một năm học, từ đó có sự phân phối nguồn lực một cách hợp lí cho các hoạt động, các bộ phận và các cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến

ngay từ đầu năm học.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Kế hoạch phải được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể từng trường, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của từng năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Phải có kế hoạch, lịch hoạt động cho tồn trường, cho từng khối lớp, cho từng giai đoạn tiến tới ổn định thành nề nếp.

- Có kế hoạch hoạt động đều đặn, cân đối từ đầu năm cho đến cuối năm học.

- Có lịch hoạt động hàng tháng, hàng tuần.

- Kế hoạch HĐGDNGLL phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch năm học năm học chung của nhà trường, trong sự phối hợp với kế hoạch của các bộ phận khác trong nhà trường như kế hoạch dạy - học, kế hoạch hoạt động ngoại khóa bộ mơn, dự trù kinh phí, CSVC....

3.2.3. Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và lồng ghép các hoạt động có tính trải nghiệm, sáng tạo

Từ kết quả khảo sát ở chương 2, cho thấy có nhiều nội dung hoạt động được HS đánh giá hiệu quả thực hiện chưa tốt chiếm tỷ lệ khá cao trên 20% đó chính là các nội dung: hoạt động văn hóa nghệ thuật và thẩm mỹ, hoạt động giáo dục, lao động cơng ích, tư vấn trường học, tham gia câu lạc bộ, giáo dục kĩ năng sống và giáo dục giá trị sống. Điều đó thể hiện nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL cịn đơn điệu, nhàm chán chưa đáp ứng yêu cầu, sở thích của HS.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động theo các xu hướng phát huy tính tích cực của HS, xu hướng hoạt động có tính trải nghiệm - sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi và điều kiện thực tế tại đơn vị nhằm thu hút sự hào hứng tham gia của đông đảo HS.

3.2.3.2. Thực hiện biện pháp

Để có thể thực hiện tốt việc xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động đáp ứng được mục tiêu đã nêu ở trên, người HT cần phải thực hiện các biện pháp sau :

Đầu tiên, cần khảo sát về tình hình thực tế CSVC, TB, KP tại đơn vị cũng như những yêu cầu, sở thích của HS để làm căn cứ xây dựng nội dung tổ chức hoạt động.

Chỉ đạo ban chỉ đạo HĐGDNGLL căn cứ trên khung phân phối chương trình để xây dựng lịch hoạt động cụ thể cho toàn trường và từng lớp. Cụ thể :

+ Thể hiện rõ ràng trong thời khóa biểu chính khóa: tiết nào tổ chức tại lớp, tiết nào tổ chức sinh hoạt tập thể.

+ Phân chia thời lượng tổ chức tiết HĐGDNGLL thành 2 phần: tổ chức sinh hoạt tại lớp theo từng chủ đề của chương trình ; sinh hoạt tập thể tổ chức vào các tiết sinh hoạt đầu tuần với nội dung là những hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn, hoạt động hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động của địa phương và của ngành trong năm học.

+ Xác định những chủ điểm nào có thể tổ chức theo hướng hoạt động trải nghiệm – sáng tạo.

+ Phát huy tối đa tính tích cực, tự quản hoạt động của HS khi xây dựng nội dung và hình thức hoạt động.

+ Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với tâm

sinh lí lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của HS.

Đẩy mạnh công tác tư vấn trong trường học: thông qua việc tổ chức các buổi đối thoại, các buổi trao đổi với chủ đề biến đổi tâm sinh lý tuổi mới lớn, tình bạn- tình yêu, va chạm trong quan hệ với cha mẹ, thầy cô….

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng sau: GVCN tăng cường thiết kế và triển khai các hoạt động dạy học cả trong và ngồi nhà trường theo hướng tối đa hóa cơ hội trải nghiệm thực tiễn cho học sinh, gắn

dạy học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày, với văn hóa, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại địa phương. Bao gồm các nhóm hình thức sau:

+ Hình thức có tính khám phá bao gồm: Thực địa, thực tế; tham quan; cắm trại; trò chơi.

+ Hình thức có tính tham gia lâu dài: dự án và nghiên cứu khoa học; câu lạc bộ.

+ Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác: diễn đàn; giao lưu; hội thảo; sân khấu hóa.

+ Hình thức có tính cống hiến: thực hành lao động việc nhà, việc trường; hoạt động xã hội, tình nguyện.

Chỉ đạo việc đổi mới nội dung, phương pháp của giờ s i n h h o ạ t d ư ớ i c ờ c ụ t h ể :

+ T ạ o c h o HS cảm giác thích thú, tích cực chủ động tham gia hoạt động, biến giờ tập trung chào cờ hàng tuần thành một giờ sinh hoạt đầu tuần vui tươi, một sân chơi trí tuệ, bổ ích khởi sắc cho việc bắt đầu tuần học mới.

+ Việc tổng kết, phê bình khen chê có thể thông qua bảng tin và giao cho GVCN lớp nhắc nhở giáo dục HS, dành thời gian để sinh hoạt các nội dung mà các em quan tâm và yêu thích.

+ Giao cho TPTĐ chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức giờ sinh hoạt dưới cờ cho cả năm học, lên lịch cụ thể hàng tháng và hàng tuần, xây dựng nội dung và hình thức sinh hoạt bám sát vào các chuyên đề theo từng tháng và những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.

+ Giao trách nhiệm tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần cho từng lớp, BGH chỉ kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và duyệt trước nội dung của buổi sinh hoạt.

+ Yêu cầu các LLGD trong nhà trường hỗ trợ, phối hợp với GVCN lớp trong việc tổ chức hoạt động như TPT Đội, BTCĐ giáo viên, GV bộ môn…Tuyệt đối không cắt bớt thời lượng của các giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần.

+ Có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm của từng tiết sinh hoạt dưới cờ. Khen thưởng tập thể HS và GVCN lớp thực hiện tốt hoạt động. Trong q trình hoạt động ln tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực của mình.

Đổi mới nội dung, hình thức với các tiết HĐGDNGLL ở từng lớp: + Giao quyền chủ động cho GVCN và HS từng lớp trong việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của lớp mình chủ nhiệm, bám sát theo chủ điểm từng tháng nhưng linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung và hình thức thực hiện.

+ Có lịch hoạt động cụ thể tuần, tháng.

+ Chỉ đạo GVCN xây dựng và bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội ngũ cán bộ lớp, của chi đội.

+ Chỉ đạo GVCN tổ chức hoạt động bám sát các xu hướng đổi mới, vận dụn các phương pháp đổi mới (thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, tình hugống, giao nhiêm vụ…) và kĩ thuật dạy học tích cực (khăn trải bàn, bể cá, XYZ, mảnh ghép) trong tổ chức hoạt động.

+ Tổ chức duyệt kế hoạch hoạt động của từng lớp, dự giờ đột xuất…Đưa việc thực hiện tốt HĐGDNGLL là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của GVCN.

+ Động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể lớp thực hiện tốt và nhắc nhở, phê bình những cá nhân làm chưa tốt.

Chỉ đạo tổ, khối chủ nhiệm:

+ Tăng cường sinh hoạt, trao đổi thống nhất mức độ nội dung và hình thức tổ chức hoạt động của khối mình. Làm cơ sở để GVCN tổ chức các hoạt động phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi, nguyện vọng HS.

+ Tổ chức các tiết hoạt động mẫu trong khối, toàn trường để GV học tập kinh nghiệm, qua đó bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể cho GVCN và HS cốt cán các lớp.

Chỉ đạo các tổ, bộ môn:

dụ tổ Văn phụ trách chủ đề giáo dục văn hóa nghệ thuật, tổ Giáo dục cơng dân phụ trách chủ đề về An tồn giao thơng và phịng chống ma túy…

+ Thành lập các Câu lạc bộ bộ môn, xây dựng mục tiêu, nội dung và lịch hoạt động của câu lạc bộ, phân công giáo viên phụ trách.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trong công tác quản lí nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL người CBQL phải nắm được bốn nguyên tắc sau:

+ Các nhiệm vụ yêu cầu giáo dục đặt ra, phải phù hợp với đặc điểm của học sinh về lứa tuổi, trình độ nhận thức, giới tính và sức khỏe. Nguyên tắc này vô cùng quan trọng, góp phần vào sự thành công của HĐGDNGLL cho HS, nếu chúng ta không thực hiện theo nguyên tắc này, HS sẽ khơng đủ trình độ nhận thức, hoặc vấn đề trở nên quá đơn giản không tạo sự hứng thú cho HS tham gia hoạt động.

+ Nội dung và hình thức HĐGDNGLL phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng t r ư ờ n g . Trong quá trình tổ chức, quản lý các HĐGDNGLL cần chú ý các điều kiện đảm bảo về nguồn lực về cơ sở vật chất, kinh phí…, các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài lên hoạt động như các yếu tố khách quan của thời tiết, sự ủng hộ của hội CMHS và các ban ngành.

+ Các hình thức HĐGDNGLL phải đảm bảo hấp dẫn thu hút HS, phù hợp nội dung, phong phú về hình thức thể hiện.

+ Cần đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các LLGD ngồi nhà trường, trong đó nhà trường đóng vai trị chủ đạo.

Ngồi ra, Người CBQL phải thường xuyên cập nhật các xu hướng mới trong việc tổ chức hoạt động phong trào, các định hướng về đổi mới hoạt động giáo dục của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT, thay đổi thường xuyên các nội dung và hình thức hoạt động để tránh sự nhàm chán cho HS.

3.2.4. Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất cho việc tổ chức hoạt động

Qua khảo sát thực trạng về CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL ở các trường THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận, cho thấy, CSVC ở nhiều trường

học chưa đáp ứng được yêu cầu, việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến tình trạng xuống cấp nhanh, từ đó ảnh hưởng nhiều đến kết quả chất lượng của hoạt động này. Về phần kinh phí tổ chức hoạt động qua khảo sát đa phần do học sinh đóng góp thêm hoặc từ sự đóng góp của CMHS, hỗ trợ của mạnh thường qn. Cịn phần kinh phí chi ra từ ngân sách để tổ chức hoạt động rất hạn chế do phần lớn ngân sách phải dùng cho việc chi trả lương cho đội ngũ CB-GV-CNV nhà trường. Thời gian tổ chức hoạt động hạn chế do chỉ có 2 tiết/ tháng trong khi nội dung, chương trình cần thực hiện thì rất nhiều.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

100% các trường THCS trong quận xây dựng và quản lý hiệu quả CSVC, trang thiết bị cũng như nguồn tài chính hỗ trợ đắc lực, đáp ứng đủ chi phí của thực tế các HĐGDNGLL.

3.2.4.2. Thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận phú nhuận thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)