Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận phú nhuận thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 106 - 108)

10. Cấu trúc của luận văn

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục

lên lớp

Các biện pháp quản lí HĐGDNGLL ở các trường THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận được đề xuất dựa trên việc phân tích thực trạng HĐGDNGLL và cơng tác quản lí HĐGDNGLL của CBQL các trường THCS thuộc địa bàn. Mỗi biện pháp đều có những khả năng riêng nhất định song chúng đều có cùng mục đích là thực hiện có chất lượng và hiệu quả các mục tiêu của HĐGDNGLL, cùng một đối tượng tác động là phẩm chất nhân cách của người HS. Do đó các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết và biện chứng, tương hỗ lẫn nhau, thực hiện hiệu quả biện pháp này là cơ sở, điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp kia.

Trong quá trình quản lí HĐGDNGLL, các biện pháp phải được thực hiện thường xuyên, quá trình thực hiện cần phải đảm bảo sự đồng bộ, thống nhẩt và sự đồng thuận của tập thể CBQL, GV, NV và HS nhà trường, cũng như của các LLGD ngoài nhà trường.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, căn cứ vào yêu cầu đổi mới của GD THCS và định hướng đổi mới về phương pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS; căn cứ vào điều kiện thực tiễn của các trường THCS; căn cứ vào nghiên cứu thực trạng quản lý về HĐGDNGLL ở các trường THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận.

Chúng tôi đã xây dựng được 7 biện pháp tổ chức quản lý HĐGDNGLL cho Hiệu trưởng các trường THCS đó là:

1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, PHHS và các ban ngành đoàn thể ở địa phương về tầm quan trọng của HĐGDNGLL ở trường THCS.

2. Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL đảm bảo cụ thể, chi tiết, tính khả thi và đáp ứng định hướng đổi mới giáo dục.

3. Quản lý nội dung và hình thức tổ chức hoạt động. 4. Quản lý kinh phí, thiết bị, phịng ốc.

5. Quản lý việc phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động (học sinh, giáo viên, cha mẹ, đoàn thể trong và ngồi nhà trường).

6. Quản lý cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả.

7. Bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tổ chức hoạt động cho lực lượng giáo viên và học sinh

Qua kết quả khảo sát cho thấy, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đánh giá cao. Cho thấy: Các biện pháp nêu trên tuy chưa phải là một hệ thống đầy đủ, tồn diện, song đó là những biện pháp cơ bản, khoa học và có tính cần thiết, tính khả thi, làm nền tảng cho hệ thống các biện pháp, nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí HĐGDNGLL ở trường THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu người HT biết vận dụng linh hoạt, hợp lí các biện pháp mà chúng tơi đã đề xuất trên, thì tin chắc rằng, cơng tác quản lí HĐGDNGLL sẽ đạt chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng thực hiện mục tiêu giáo dục là giúp HS hình thành và phát triển tồn diện về trí tuệ, năng lực và phẩm chất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận phú nhuận thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 106 - 108)