Bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tổ chức hoạt động cho lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận phú nhuận thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 98 - 102)

10. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.7. Bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tổ chức hoạt động cho lực

lượng giáo viên và học sinh đáp ứng định hướng đổi mới HĐGDNGLL

Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng HĐGDNGLL cho GV và HS: Đây là khâu quan trọng khơng thể thiếu được, góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc tổ chức HĐGDNGLL của nhà trường. Tuy nhiên cũng như những biện pháp đã nói ở trên, khâu này cũng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tất cả các hoạt động bồi dưỡng chủ yếu được tổ chức ở cấp Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, rất ít khi được tổ chức ở cấp trường. Trong khi đây chính là nơi tổ chức bồi dưỡng hiệu quả và sát với thực tế nhất.

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho GV và HS đáp ứng định hướng đổi mới HĐGDNGLL.

3.2.7.2. Thực hiện biện pháp

Đối với GV:

Kết quả chất lượng HĐGDNGLL phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức và thực hiện của đội ngũ GV nhất là GVCN. Do đó việc tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ GV là một nhiệm vụ quan trọng. Để thực hiện tốt công tác này, HT nhà trường cần phải tiến hành những biện pháp sau:

Tổ chức điều tra, khảo sát nắm thực trạng về năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ GV nhất là GVCN, TPTĐ và BTCĐ. Nhất là về kĩ năng, phương pháp tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của HS, quản lí

lớp, lựa chọn và bồi dưỡng cho đội ngũ HS cốt cán của lớp, trường….

Dựa trên kết quả khảo sát và những yêu cầu của việc đổi mới để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tập huấn cho GV. Trong kế hoạch phải thể hiện được các nội dung sau:

+ Dự kiến thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành bồi dưỡng; dự kiến những nội dung cần phải bồi dưỡng, tập huấn; hình thức tập huấn phù hợp với thực tế tại đơn vị; điều kiện về kinh phí, CSVC cần thiết cho hoạt động này.

+ Dự kiến những công việc cần phải chuẩn bị và phân công lực lượng tham gia chuẩn bị.

+ Xây dựng chương trình tập huấn cụ thể cho từng đối tượng. + Đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị

+ Tổng kết, rút kinh nghiệm.

Nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng chủ yếu xoay quanh những vấn đề mà GV còn lúng túng khi thực hiện như: phát huy tính tích cực của HS khi tham gia hoạt động, tổ chức các hoạt động tự quản và tập thể, tổ chức tiết sinh hoạt lớp có nội dung và hình thức đạt hiệu quả, lựa chọn và bồi dưỡng học sinh nòng cốt cho các hoạt động trong lớp.

Chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ GV. Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện tốt hoạt động tự bồi dưỡng, tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh trong công tác bồi dưỡng thường xuyên. Trong đó, cần quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ GV tự học tập, nghiên cứu và vận dụng hiệu quả các nội dung: “Tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS” (module 34), “Giáo dục kĩ năng sống cho HS THCS" (module

35), “Giáo dục giá trị sống cho HS THCS" (module 36)(Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS của Bộ GD-ĐT), tài liệu tập

huấn giáo dục kĩ năng sống thông qua “Hoạt động trải nghiệm và sáng tạo” dành cho HS THCS của Bộ GD-ĐT, tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học của Bộ GD- ĐT).

Chỉ đạo đội ngũ thư viện - thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập huấn, bồi dưỡng GV. Huy động hiệu quả các nguồn kinh phí trong việc mua sắm trang thiết bị, tài liệu hướng dẫn, tham khảo nhằm đảm bảo nhu cầu học tập, nghiên cứu của GV và HS.

Chỉ đạo thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chủ nhiệm theo định hướng “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học”, khắc phục triệt để tình trạng sinh hoạt tổ khối qua loa, nội dung sơ sài. Nội dung sinh hoạt tổ khối cần đi sâu vào việc tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học (học sinh), không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra ngun nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động, tạo cơ hội cho HS tự xây dựng và tổ chức hoạt động ; giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với từng đối tượng HS. Cụ thể: học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp và tổ chức các hoạt động theo định hướng đổi mới... Bàn bạc, thống nhất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, các nội dung phối hợp trong tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL. Ngoài ra cũng cần khuyển khích GV đề xuất những hình thức tổ chức HĐGDNGLL có tính sáng tạo nhằm tạo ra sự đa dạng, cuốn hút HS tham gia.

Đối với HS:

Tổ chức điều tra, khảo sát nắm thực trạng về năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ HS nhất là đội ngũ HS cốt cán của lớp, trường….Thông qua việc tổ chức các hội thi cấp trường dành cho HS như: Hội thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật, thi HS giỏi, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi vẽ tranh, thi văn hay chữ tốt, hội thi văn nghệ, thời trang... Qua tổ chức và tham gia các hội thi, kịp thời phát hiện những HS có năng khiếu, có năng lực tổ chức hoạt động nhằm bồi dưỡng kịp thời, giúp HS nâng cao năng lực.

dựng kế hoạch bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ HS cốt cán.

Cử Ban chỉ huy Liên đội, các em HS nòng cốt tham dự đầy đủ các buổi tập huấn về nghiệp vụ công tác Đội, kĩ năng sinh hoạt tập thể, do Phòng Giáo dục và Đào tạo và Hội Đồng Đội quận, thành phố tổ chức.

Dựa trên những kiến thức đã được tập huấn, các em sẽ phối hợp với TPTĐ, GVCN để hướng dẫn lại cho các HS khác trong trường.

Chỉ đạo TPTĐ phối hợp với GVCN và GVBM tổ chức có hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm trong nhà trường nhằm tạo cơ hội cho HS được chia sẻ các hiểu biết, kiến thức của mình và qua đó phát triển các kĩ năng cho các em. Cần xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho mỗi câu lạc bộ và phân công rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân trong việc tổ chức hoạt động.

Chỉ đạo GVCN tổ chức bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động, sinh hoạt tập thể cho các HS nòng cốt trong lớp. Xây dựng tiết sinh hoạt lớp dựa trên nguyên tắc HS là chủ thể tổ chức hoạt động còn GVCN chỉ đóng vai trị hướng dẫn và định hướng việc tổ chức hoạt động.

Xây dựng các tiết mẫu theo định hướng đổi mới nhằm tạo điều kiện cho HS có cơ hội áp dụng những kiến thức đã được bồi dưỡng, tập huấn vào trong thực tế.

Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm những mặt được và chưa được. Đề xuất biện pháp giải quyết những mặt còn hạn chế và triển khai, nhân rộng ra toàn đơn vị.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, báo cáo viên phải là những người có năng lực, có uy tín, có trách nhiệm và có kinh nghiệm trong việc tổ chức các HĐGDNGLL.

Ngay từ đầu năm học, cần phải xây dựng kể hoạch tập huấn, bồi dưỡng cụ thể chi tiết về kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL cho GV. Thực hiện tốt việc huy động các nguồn kinh phí nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kinh phí cho

cơng tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV. Những nội dung HĐGDNGLL được đưa vào các hội thi của GV thì cần có sự thống nhất trong tập thể sư phạm để GV có hướng trong học tập, nghiên cứu.

Chương trình và nội dung tập huấn, bồi dưỡng cần đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế của đơn vị, giải quyết được những vấn đề nổi cộm trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ GV.

CBQL cần phải sâu sát, nắm chắc những mặt còn hạn chế của GV trong việc tổ chức các HĐGDNGLL, từ đó xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp, cấp thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận phú nhuận thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 98 - 102)