Thực trạng về chế độ chính sách đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệ m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở tiên thanh, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 65 - 67)

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường

2.6.3. Thực trạng về chế độ chính sách đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệ m

lớp; cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho cơng tác chủ nhiệm lớp

Chế độ chính sách của nhà nước quy định với GVCNL ở các trường THCS là: số giờ quy đổi theo định mức lao động là 4 tiết/tuần (không kể các buổi đi lao động cùng HS được tính từ 2 tiết đến 3 tiết/buổi); các chế độ khác của người GV làm CTCN cũng hưởng như GV dạy bộ môn khác. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của CBQLvà GVCNL tại trường THCS Tiên Thanh về chế độ chính sách mà người GVCNL được hưởng so với vai trò và nhiệm vụ của họ với các mức độ: hợp lý, ít hợp lý và khơng hợp lý. Kết quả được trình bày ở bảng 2.22 và biểu đồ hình 2.8 sau:

Bảng 2.22. Ý kiến của GV, CBQL về mức độ hợp lý của chế độ chính sách của nhà nước đối với người làm CTCNL

Ý kiến đánh giá Mức độ Hợp lý Ít hợp lý Không hợp lý Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng 1 5 1 5 18 90

Biểu đồ 2.8. Khảo sát GV, CBQL về chế độ chính sách của nhà nước đối với GVCNL

Qua khảo sát về chế độ chính sách của nhà nước đối với GVCNL so với vị trí, vai trị và cơng sức của họ (bảng 2.22 và biểu đồ 2.8), ta thấy 90 % ý kiến cho rằng chế độ chính sách của nhà nước là khơng hợp lý, 5% ý kiến cho rằng chế độ chính sách là ít hợp lý, 5 % cho rằng hợp lý. Qua khảo sát, phỏng vấn, nhiều GV cho rằng trong điều kiện hiện nay, GVCNL phải dành nhiều thời gian, phải tâm huyết thì mới triển khai cơng tác có hiệu quả. Đại đa số CBQL, GV cho rằng cần phải tính 5-6 tiết một tuần mới phù hợp. Điều đó chứng tỏ rằng chế độ chính sách của nhà nước ta đối với những người làm CTCNL là hồn tồn khơng tương xứng với cơng sức, trí tuệ, với trách nhiệm, với thời gian mà người GVCNL bỏ ra cho công việc CNL họ được phân công.

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 20 CBQL và GVCNL tại trường THCS Tiên Thanh về mức độ đáp ứng yêu cầu của điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí đối với CTCNL. Kết quả được trình bày ở bảng 2.23.

Bảng 2.23. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí đối với CTCNL

TT Ý kiến đánh giá Mức độ Đáp ứng được yêu cầu Đáp ứng được một phần yêu cầu Chưa đáp ứng được yêu cầu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 GVCNL 1 7,7 7 53,9 5 38,4 2 CBQL 0 0 2 66,7 1 33,3 3 Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn 0 0 2 50 2 50 Tổng 1 5 11 55 8 40

Qua bảng 2.23, chúng tôi thấy: 40 % ý kiến cho rằng các điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu CTCNL, 55 % cho rằng đáp ứng được một phần yêu cầu và chỉ 5 % cho rằng đáp ứng được yêu cầu. Qua khảo sát, phỏng vấn cho thấy, điều kiện làm việc của GVCNL còn chưa được đảm bảo: cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các phương tiện dạy học và GD đã xuống cấp, khơng đồng bộ và cịn thiếu do thiếu sự quan tâm, đầu tư từ các cấp QL; kinh phí đầu tư cho việc tổ chức các HĐGDNGLL còn hạn chế.

Qua phỏng vấn đội ngũ CBQL và GVCNL chúng tôi nhận thấy CTCNL trong nhà trường hiện nay còn thiếu các văn bản pháp quy, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên về từ trên xuống. Nhiệm vụ của GVCNL được quy định trong các văn bản pháp lý của Bộ GD và ĐT còn sơ sài, chung chung.

2.7. Đánh giá chung về thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng THCS Tiên Thanh

Qua nghiên cứu thực trạng về CTCNL và việc QLCTCNL ở trường THCS Tiên Thanh huyện Tiên Lãng chúng tơi thấy có những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở tiên thanh, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)