Đổi mới xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở tiên thanh, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 88 - 91)

3.2. Một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm của Hiệu trưởng

3.2.3. Đổi mới xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

3.2.3.1. Mục đích biện pháp

Giúp CBQL bao quát được chương trình hành động trong năm học về QL CTCNL một cách cụ thể, chi tiết trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường, năng lực của GV, đặc điểm, trình độ của HS, các điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến CT GD HS, dự kiến công việc, thời gian, phương pháp tiến hành và kết quả mong muốn. KH CTCN chung làm cơ sở cho KH CTCNL của các GVCNL.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

KH phải được xây dựng theo một quy trình khoa học, hợp lý, trong đó, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của CTCNL trên tất cả các mặt, xác định mục tiêu, phương hướng, kết quả cần đạt được, đề ra được các biện pháp để đạt được kết quả. KH CTCN của Hiệu trưởng cần phải đồng bộ với KH GD chung của trường, bao gồm các nội dung cơ bản sau: Phân tích mơi trường (SWOT); Xây dưng định hướng chiến lược phát triển trường học; Xác định mục tiêu cần đạt của trường học; Xác định các giải pháp cần tiến hành để đạt được mục tiêu; Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện KH; Viết văn bản và phê chuẩn văn bản KH của trường trước khi thực hiện; KH từng tháng (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian- Địa điểm).

3.2.3.3. Cách thức tổ chức thực hiện

Bước 1. Phân tích mơi trường (SWOT) trong xây dựng KH

Khi phân tích các điểm mạnh thường phải trả lời những câu hỏi như sau: Trường của chúng ta có những điểm mạnh nào về CTCNL? Những thành công của trường trong năm học vừa qua là gì? Chúng ta đã làm những cơng việc nào có kết quả tốt nhất ?...

Khi phân tích các điểm yếu thường phải trả lời những câu hỏi ví dụ như sau: Trường của chúng ta có những điểm yếu nào về CTCNL? Những yếu tố nào dẫn đến thất bại của trường trong năm học vừa qua về CTCNL? Chúng ta đã làm những cơng việc nào có kết quả kém nhất ? Những thất bại của trường, của cá nhân được diễn ra theo con đường nào, theo chiều hướng nào?,...có thể làm khác khơng?

Khi phân tích các cơ hội thường phải trả lời những câu hỏi sau: Chủ trương, chích sách đang thực hiện hoặc sắp tới của Đảng, Nhà nước, Chỉ thị năm học của Bộ; KH năm học (Sở, Phòng GD và ĐT),... sẽ đem lại những lợi thế gì cho trường chúng ta? Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương có giúp gì cho nhà trường hay không? Những xu hướng GD mới nào mà chúng ta nhận thấy được?

Khi phân tích các mối nguy hại thường phải trả lời những câu hỏi, ví dụ như sau: Các quán Internet, game online, karaoke,... có ảnh hưởng gì đến HS trong trường? Xu hướng bạo lực học đường có xâm nhập vào trường mình khơng? …

Việc phân chia các yếu tố thành điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối nguy không nhất thiết phải là một sự phân chia cứng nhắc.

Khi kết thúc phân tích SWOT, cần chốt lại một số vấn đề chiến lược sau: Tất cả các yếu tố bên trong và bên ngồi đó, cho phép chúng ta xác định vấn đề của trường học là gì? Vì sao lại có vấn đề đó? Vấn đề của ai? Có thể làm gì để giải quyết vấn đề đó? Có thể gặp tác hại gì nếu bỏ sót vấn đề đó ?,...

Bước 2. Xây dựng định hướng phát triển

Tuyên bố sứ mạng:

Các câu hỏi cần được trả lời khi xây dựng sứ mạng: Đối tượng HS trong trường là những ai? Các nhu cầu học tập, GD nào cần được đáp ứng trong CTCNL? Tại sao việc đáp ứng các nhu cầu này là quan trọng? Làm thế nào để CTCNL có thể đáp ứng được các nhu cầu này?

Xác định hệ thống giá trị cơ bản

Giá trị thường được diễn đạt qua các nội dung sau: Thái độ, hành vi của CB, GV, nhân viên, HS; tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của thầy, cô; Các quy định về phong cách HS; Các chuẩn “HS thanh lịch”, “HS tích cực”,...

Xây dựng tầm nhìn

Q trình xây dựng tầm nhìn, cần đảm bảo một số yêu cầu sau: Tầm nhìn phải được chia sẻ với tất cả mọi thành viên trong trường học; Tầm nhìn ln phải chú trọng tới tương lai, quan tâm đến mức độ thành công và ổn định của trường học trong một khoảng thời gian nhất định; Tầm nhìn tập trung vào mục đích cuối cùng chứ khơng phải con đường đi đến mục đích đó.

Bước 3. Xác định mục tiêu

Khi xác định mục tiêu chung cần trả lời các câu hỏi sau: Các mục tiêu này có phù hợp với các các tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của trường hay khơng? Các mục tiêu này có phản ánh các vấn đề chiến lược và các ưu tiên của trường hay không? Các mục tiêu chung có định hướng rõ cho hành động hay khơng? Các mục tiêu chung có mang tính lâu dài hay khơng?

Mục tiêu cụ thể

Khi xác định mục tiêu cụ thể cần chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt và có thể đo lường được. Chú ý nguyên tắc: cụ thể, dễ hiểu; đo lường được; vừa sức để có thể đạt được; định hướng kết quả; giới hạn thời gian.

Bước 4. Xác định các giải pháp (hoặc chương trình hành động)

Khi xác định các giải pháp, với mỗi giải pháp cần trả lời các câu hỏi sau: Cần làm gì để đạt đến mục tiêu? Làm như thế nào? Các nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp là gì? Cách thức thực hiện từng cơng việc như thế nào? Tài liệu hướng dẫn thực hiện là tài liệu nào? Tiêu chuẩn cần đạt của cơng việc là gì?...

Bước 5. Đề xuất tổ chức thực hiện và đánh giá, giám sát KH

Các đề xuất tổ chức thực hiện thường liên quan đến các vấn đề: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức; Chỉ đạo thực hiện; Tiêu chí đánh giá ; Hệ thống thơng tin phản hồi; Phương thức đánh giá sự tiến bộ.

Các câu hỏi cần trả lời: Các HĐ cần được thực hiện là gì? HĐ nào cần được làm trước? Sắp xếp vào khung thời gian phù hợp nhất? Nếu có quá nhiều HĐ bị trùng lặp thì cân đối và ưu tiên những HĐ có thể giải quyết được nhiều vấn đề hoặc nhu cầu hơn, đó là những HĐ nào? Sử dụng những nguồn lực nào? Trách nhiệm thực hiện chính là ai?

Các đề xuất tổ chức thực hiện cần chỉ rõ: Các HĐ cần thực hiện; các chỉ số kết quả; người phụ trách; thời gian; nguồn lực (kinh phí, nhân sự, phương tiện,...).

Xác định tiêu chí đánh giá sự tiến bộ: Chúng ta đang đi đúng hướng với tầm nhìn khơng? Chúng ta đang thực hiện đúng sứ mạng khơng? Chúng ta có đáp ứng mong đợi của các bên liên quan không?

Bước 6. Hoàn thiện văn bản KH, phê chuẩn KH

Khi viết văn bản và tuyên truyền KH, Hiệu trưởng cần ghi nhớ 3 vấn đề cốt lõi là: Trọng tâm – Đúng hướng – Truyền đạt quảng bá.

Các HĐ, các công việc cụ thể

Thời gian Phân công

Chuẩn bị điều kiện Kiểm tra Nhận xét đánh giá Ghi chú (Sửa đổi, điều chỉnh) Tháng Tuần Người phụ trách chính Người tham gia phối hợp Người tham gia chính Thời gian

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các yếu tố cần và đủ để xây dựng KH CN thành cơng là : - Sự tham gia tích cực của mọi thành viên trường học.

- Khi xây dựng kế hoạch, người CBQL phải biết phối hợp hài hòa các KH HĐ cụ thể của trường học (KH GD đạo đức; KH HĐ ngoại khóa; KH HĐ của Chi hội CMHS, KH HĐ Đội thiếu niên,...) vào những thời gian hợp lí.

- Phải tìm hiểu, thu thập được các thông tin cần thiết và kế hoạch phải truyền đạt, quảng bá rộng rãi tới mọi đối tượng liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở tiên thanh, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)