Nâng cao nhận thức về công tác chủ nhiệm lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở tiên thanh, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 74 - 76)

3.2. Một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm của Hiệu trưởng

3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác chủ nhiệm lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

giáo dục

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Nhằm giúp đội ngũ CBQL, GV trong trường có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ GVCNL, CTCNL trong việc góp phần cùng các lực lượng GD khác của nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm học. Đồng thời đội ngũ CBQL, GVCNL nhà trường cũng nhận thức được ý nghĩa của chủ trương đổi mới CT QLGD nói chung, QLCTCNL nói riêng và việc thực hiện đổi mới CTCNL của GVCNL mà ngành GD đã và đang phát động, triển khai thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Để nâng cao nhận thức về CTCNL và đạt được sự đồng thuận từ các đối tượng liên quan trực tiếp hay gián tiếp, nhà trường cần có kế hoạch phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp.

3.2.1.3. Cách thức tổ chức thực hiện

Trước hết, Hiệu trưởng, người đứng đầu nhà trường cần không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, chính phủ, đặc biệt là các chủ trương, chính sách trong thời kỳ đổi mới, trong đó có chủ trương đổi mới cơng tác quản lý giáo dục theo tinh thần nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khố XI) về đổi mới căn bản, tồn diện GD và ĐT, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GD phổ thơng; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GD phổ thơng, Dự thảo chương trình GD phổ thơng tổng thể (gọi tắt là Chương trình tổng thể) của Bộ GD và ĐT. Các nhiệm vụ năm học của các cấp QLGD, đặc biệt là nhiệm vụ thực hiện CTCNL trong trường học.

Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước và của Ngành, Hiệu trưởng phân tích hệ thống các mục tiêu QL của nhà trường, trong đó có mục tiêu QLCTCNL trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Nhận thức được chính xác vị trí, vai trị của CTCNL, Hiệu trưởng có hình thức phù hợp để nâng cao nhận thức trong toàn đội ngũ CBQL, GV, nhân viên của Trường về tầm quan trọng của GVCNL đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường, đặc biệt với việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành GD trong giai đoạn mới hướng tới việc phát triển phẩm chất và năng lực của người học:

- Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên tuyên truyền, GD để nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về vai trị, vị trí rất quan trọng của GVCNL và CTCNL trong nhà trường, chỉ đạo các đơn vị trong trường tổ chức tốt các hội nghị cấp tổ, Hội nghị công chức, viên chức hằng năm, giao chỉ tiêu phấn đấu cho từng lớp và thực hiện ký kết giữa Hiệu trưởng với GVCNL về từng mặt phấn đấu cụ thể để từ đó, GVCNL có những định hướng và nhận thức rõ về CTCNL.

- Hiệu trưởng xác định CTCNL là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học. Thường xuyên thơng qua các HĐ GD tập thể, tồn trường, họp hội đồng trường, sinh hoạt tổ chuyên môn, các đợt bồi dưỡng chuyên môn, hội thảo, ...đặc biệt là định kỳ tổ chức các cuộc họp với các GVCNL để kiểm tra, chỉ đạo triển khai các HĐ trong CTCNL bên cạnh các HĐ khác trong nhà trường để CBQL, GV toàn trường chú ý thực hiện tốt CTCNL. Cung cấp những tài liệu cần thiết mà mỗi GVCNL cần phải nắm được như: chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, mục tiêu cấp học, chương trình giảng dạy các mơn học, KH năm học của trường, CTCNL cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan (chế độ miễn giảm học phí, quy chế khen thưởng, kỷ luật HS...) để từ đó GVCNL thấy rõ được vai trị trách nhiệm của mình.

- Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận tổ chức tốt các chuyên đề Đội trong năm học, các hội thảo về CT GD, rèn luyện KNS cho HS như: ngoài các chủ đề theo quy định của cấp trên như “Phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội trong học đường”, “Phòng chống tác hại của thuốc lá” “Phòng tránh lạm dụng Game”, các chuyên đề GD về giới cho HS… , nhà trường có thể tổ chức Hội thảo mời các GVCNL ở các trường trong và ngoài thành phố tham gia giới thiệu các kinh nghiệm, các tấm gương điển hình trong CTCNL để GVCNL có điều kiện trao đổi, thảo luận và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của phụ huynh HS về vai trò của GVCNL đối với tập thể lớp, vai trò quan trọng của phụ huynh trong việc phối hợp với GVCNL để GD con em mình thơng qua một số hình thức như tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh, mời phụ huynh tham dự các buổi hội thảo về CTCNL, gửi tới phụ huynh một số các văn bản quan trọng của nhà trường liên quan đến CTCNL,...

3.2.1.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của CTCNL trong GD HS, người Hiệu trưởng cần có ý thức thường trực và hành động đổi mới trong QL theo định hướng: Chuyển mạnh

quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Đội ngũ CBQL mà đứng đầu là Hiệu trưởng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thường xun tìm kiếm tích luỹ các nguồn tài liệu, khai thác các thơng tin có liên quan đến CTQL, CTCNL. CBQL cần quan tâm đến mọi công việc của đội ngũ GVCNL, bởi có nhận thức đúng đắn và hiểu sâu sắc thì mới QL tốt CT này.

Việc tự bồi dưỡng và bồi dưỡng phải được đưa vào KH CT của đội ngũ CBQL, GV nhà trường đứng đầu là Hiệu trưởng, phải đặt ra yêu cầu, mục tiêu cho từng nội dung, chuyên đề nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện, triển khai vận dụng vào thực tiễn CT của mình, ghi chép, đúc rút kinh nghiệm.

Mỗi GVCNL phải nhận thức sâu sắc công việc quan trọng của mình là làm sao tạo được những điều kiện thuận lợi nhất để mỗi HS mình chủ nhiệm có thể “phát triển hết khả năng vốn có của bản thân, hình thành được những tính cách thói quen” như mục tiêu chương trình GD phổ thông đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở tiên thanh, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 74 - 76)