Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp gắn với công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở tiên thanh, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 93 - 95)

3.2. Một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm của Hiệu trưởng

3.2.5. Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp gắn với công tác

tác thi đua

3.2.5.1. Mục đích biện pháp

Một trong nhưng nhiệm vụ của lãnh đạo trong nhà trường là quản lý đội ngũ CB GV, cơng nhân viên trong đó có đội ngũ GV làm CTCNL. Làm tốt nhiệm vụ này là cơ sở để lãnh đạo nhà trường kiểm tra làm tốt CT thi đua. Ngược lại làm tốt CT thi đua sẽ có tác động lớn đến CT của GVCNL. Vì vậy có thể nói rằng quy chế quản lý đội ngũ GVCNL gắn chặt với thi đua trong nhà trường là điều kiện để lãnh đạo trường THCS: Thiết lập được kỷ cương nền nếp trong đơn vị; bảo đảm tính bền vững trong sự phát triển GD trong nhà trường; tạo sự tích cực tự giác, dân chủ và hợp tác với nhau trong tập thể sư phạm; tạo bầu khơng khí lành mạnh và sự thuận lợi khi kiểm tra đánh giá xếp loại thi đua; làm cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm cho HĐ trong nhà trường sôi động, nhịp nhàng đạt hiệu quả cao.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo hiện hành về QL CB,GV, nhân viên, về công tác thi đua khen thưởng, về đặc thù trong việc thực hiện các nhiệm vụ của từng CB,GV, nhân viên; căn cứ vào việc thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của mỗi năm học, vào tình hình thực tế nhà trường, Lãnh đạo nhà trường xây dựng tổng hợp thành quy chế thi đua, quy chế làm việc của đơn vị mình. Trong văn bản đó cần cụ thể hố những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các thành phần trong nhà trường, ghi rõ nội dung công việc, đề ra yêu cầu cụ thể, những yêu cầu về thi đua trong năm học. Xây dựng những chỉ tiêu và định hướng cho các nội dung GD tùy theo từng thời kỳ, từng năm học. Xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể hướng tới hiệu quả CT.

3.2.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện

- Tổ chức hội nghị CBQL (Chi ủy, Ban giám hiệu, Cơng đồn, Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng chuyên môn) thảo luận nội dung văn bản, điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình đơn vị để thống nhất trong đội ngũ CBQL.

- Tổ chức cho GV thảo luận từ hội nghị cấp tổ, để đi đến thống nhất thành nghị quyết chung cho toàn bộ hội đồng sư phạm nhà trường.

- Căn cứ vào các ngày lễ lớn để xây dựng chủ đề phát động các đợt thi đua trong năm học vào các dịp 20 tháng 11, 22 tháng 12, 8 tháng 3 và 26 tháng 3, 19 tháng 5....Ban giám hiệu, Ban chấp hành Cơng đồn, Đội thiếu niên, tập thể GV xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá cụ thể, thống nhất và ban hành ngay từ đầu mỗi đợt thi đua để làm căn cứ đánh giá cuối đợt.

- Chú trọng nguyên tắc khen thưởng đúng người, đúng việc, đảm bảo dân chủ, công khai trong đánh giá, khen thưởng. Qua mỗi đợt thi đua đều có định mức khen thưởng cho từng tập thể, cá nhân HS và GVCNL, tạo ra động cơ phấn đấu lành mạnh, kích thích mọi thành viên đều cố gắng vươn lên và tự khẳng định mình trước tập thể.

- Để đảm bảo được tính khách quan, cơng bằng, tránh hình thức và có hiệu quả cao trong thi đua, cần lưu ý một số điểm sau đây trong CT đánh giá :

+ Xây dựng chuẩn đánh giá lớp CN, CTCNL giỏi và đánh giá thi đua CTCNL trên cơ sở hiệu quả công việc. Thống nhất cách rèn luyện HS, đánh giá HS của GVCNL căn cứ vào quy chế đánh giá xếp loại HS, theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.

+ Áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá đúng thực trạng của CTCNL, kịp thời có hướng điều chỉnh hoặc xử lý khi phát hiện sai lệch

+ Chú trọng đánh giá trên cơ sở kiểm tra trực tiếp, tránh chiếu lệ, chung chung, hình thức. Đánh giá thi đua với mục đích vì sự tiến bộ của người được đánh giá, vì sự phát triển của nhà trường.

+ Đánh giá GVCNL khơng chỉ dựa vào những thành tích cao của lớp CN mà phải xem xét công sức họ bỏ ra để đưa một lớp có thứ hạng thấp lên thứ hạng cao hơn; giảm HS học yếu, kém và HS có hạnh kiểm yếu; sự chuyển biến của các phòng trào, các HĐ tập thể mà HS lớp đó được tham gia...những năng lực mà từng HS trong lớp được rèn luyện, phát triển.

+ Đặc biệt chú ý tới hình thức và thời điểm biểu dương, khen thưởng GVCNL: kịp thời và thể hiện sự tôn trọng, sự khẳng định.

- Bên cạnh các biện pháp trên, đối với GVCNL, Hiệu trưởng cần quan tâm tới họ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên, chia sẻ kịp thời với những niềm vui,

nỗi buồn, những lo toan, trăn trở trong cuộc sống cũng như trong CTCNL để hiệu quả GD có tính bền vững, có chiều sâu hơn.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này mọi thành viên trong hội đồng sư phạm phải tham gia tích cực; nắm vững một số văn bản quy định của nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, Điều lệ trường phổ thông, các chỉ thị, Nghị quyết, KH thực hiện nhiệm vụ năm học, các văn bản quy định về CTCNL...

- Tổ chức thực hiện theo đúng 4 khâu trong quy trình QL (lập KH - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra đánh giá) một cách dân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở tiên thanh, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 93 - 95)