Trên trái đất có khoảng 1 triệu lồi cơn trùng, trong số đó, chỉ có 500 lồi chun phá hoại lúa màu và cây ăn quả. Tại Mỹ, mỗi năm sâu bọ phá huỷ tới 33% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp (tương ứng trên 14 tỉ đô la). Ở Trung Quốc mỗi năm sâu bọ gây tổn thất 10% sản lượng lương thực, 33% sản lượng rau xanh và 40% sản lượng các trái cây các loại. Cơn trùng cịn là vật trung gian truyền bệnh đáng lo ngại. Ví dụ như trên mình con gián sống trong nhà, người ta đã tìm thấy 14 loại vi khuẩn gây các bệnh hen, viêm mũi, phổi, viêm kết mạc mắt, viêm dạ dày, ruột non,...
Nhưng cũng có rất nhiều lồi cơn trùng có ích cho con người. Chúng tiêu diệt các loại cơn trùng có hại, bảo vệ nơng sản. Chúng được gọi là các lồi thiên địch có sẵn trong tự nhiên. Nghiã là các kẻ thù của sâu hại, nhờ chúng, cây trồng được bảo vệ. Trung Quốc đã thống kê được 700 loài thiên địch, trong đó có 200 lồi thường gặp.
Các lồi cơn trùng có ích tiêu diệt sâu hại bằng hai cách: bắt mồi và ký sinh. Cơn trùng có tính bắt mồi như bọ rùa, chuồn cỏ, bọ ngựa... có thể ăn trứng, sâu non của nhiều lồi sâu có hại. Một con bọ rùa chấm có thể ăn trên 130 con rệp muội mỗi ngày. Các loài ong kén, ong mắt đỏ... thuộc loại ong ký sinh. Ong mắt đỏ đẻ trứng vào trứng sâu hại, ong kén đẻ trứng vào cơ thể sâu non và các loại ngài, bướm, ong non sau khi nở ra sẽ ăn luôn trứng và sâu hại.
Con người từ lâu đã phát hiện ra khả năng quý báu của các lồi thiên địch này và tìm cách gây giống, ni dưỡng, bảo vệ chúng. Sử dụng cơn trùng để diệt sâu hại có lợi rất lớn, bởi vì: Thứ nhất, nó tiêu diệt có chọn lọc các lồi sâu hại. Thứ hai, nó góp phần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hố học, do đó giảm được ơ nhiễm mơi trường và không ảnh hưởng xấu tới các lồi cơn trùng có lợi. Tuy nhiên, mỗi lồi cơn trùng có ích chỉ tiêu diệt được một vài loài sâu hại nhất định. Do đó cần phải có những hiểu biết sâu
sắc về các lồi cơn trùng thì việc sử dụng phương pháp thiên địch để diệt trừ sâu hại mới đạt kết quả tốt.
Một số lồi cơn trùng có khả năng làm sạch mơi trường, như con bọ hung xấu xí chuyên ăn phân. Nước Úc, khi nhập bị và cừu về ni đã phải nhập kèm những con bọ hung như vậy từ Trung Quốc để dọn phân bị, cừu.
Một số cơn trùng có tác dụng cải tạo đất như giun, dế... Giun đất ăn hỗn độn nhiều thứ đất, cát, xác động, thực vật. Các thức ăn này được nghiền nát và được phân huỷ một phần bởi các dịch tiêu hoá trong ruột giun. Một phần chất dinh dưỡng được giun hấp thụ. Phần cịn lại sẽ thải ra ngồi dưới dạng các viên đất - viên phân. Các con giun còn liên tục đào xới đất, do đó chúng giúp cho đất ln được tơi xốp, vừa dễ dàng cho cây phát triển, vừa giữ được nước làm đất ln ẩm.
Tóm lại, trong số các cơn trùng đang sống trên trái đất có rất nhiều lồi có ích, giúp diệt trừ cơn trùng có hại, cải tạo đất, bảo vệ mơi trường và tạo cân bằng sinh thái. Con người phải biết bảo vệ chúng, tạo điều kiện cho chúng phát triển và phát huy được tác dụng tích cực ở mức cao nhất.