Vì sao DDT bị cấm sử dụng?

Một phần của tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án ngành công nghệ môi trường thông dụng nhất (Trang 97 - 98)

DDT là loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng trong nhiều năm qua. Cơng thức hố học của loại thuốc này là C14H9Cl5’ tên khoa học là dichloro-diphenyl-trichloroethane và gọi tắt là DDT, do nhà sinh hoá học Thuỵ sĩ, Paul Muller phát minh năm 1938. Thuốc DDT vừa ra đời đã tỏ rõ tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt các loại cơn trùng có hại trong nơng nghiệp. Hầu như tất cả các loại sâu bọ có hại đều bị chết khi gặp phải DDT. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ra đã dùng DDT để tiêu diệt rất hiệu nghiệm loại bọ chét, giúp cho các binh sĩ chiến đấu ở Bắc Phi thoái khỏi nạn dịch thương hàn do bọ chét lây truyền. Tiếp đó, Tổ chức Y tế thế giới đã dùng DDT để diệt muỗi và thu được thành công lớn trong việc ngăn chặn bệnh sốt rét lây lan. Với những thành tích đó DDT đã trở thành vua của các loại thuốc trừ sâu và năm 1948, ông Muller - người phát minh ra DDT đã vinh dự nhận giải thưởng Nobel về hoá học.

Nhưng 30 năm sau, DDT bị tuyên án "tử hình" (bị cấm sản xuất và sử dụng). Khi DDT mới ra đời, đúng là nó có sức mạnh vơ địch. Nhưng chỉ mười mấy năm sau đã có một số loại cơn trùng có hại khơng sợ DDT nữa. Chúng đã nhờn với DDT. Đến năm 1960 đã có 137 loại cơn trùng có hại nhờn thuốc DDT. Chưa hết, DDT đã kém hiệu quả trong việc tiêu diệt cơn trùng có hại, lại cịn giết chết khá nhiều chim chun ăn cơn trùng có hại. Do DDT có thành phần tương đối ổn định nên khó bị phân giải trong mơi trường tự nhiên và thâm nhập vào cơ thể các loại chim theo hệ thống nước, thực vật phù du, động vật phù du, tôm cá nhỏ... DDT khi ở trong nước có nồng độ khơng đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị chết cũng mất khả năng sinh sản. Đây là điều mà con người không ngờ tới.

Cũng do được sử dụng khắp thế giới, DDT qua nước và thực phẩm xâm nhập vào cơ thể con người, phá hủy nội tiết tố giới tính của con người, gây ra các bệnh về thần kinh, ảnh hưởng tới công năng của gan. Hậu quả này xảy ra cũng ngoài dự kiến của con người.

Thuốc trừ sâu DDT cịn có đặc điểm ngoại lệ, đó là kể từ năm 1974 tồn thế giới hoàn toàn ngừng sản xuất DDT, nhưng hậu quả của DDT trong mơi trường cịn lâu mới hết. Thuốc DDT trong khơng khí phải sau 10 năm mới giảm nồng độ xuống tỉ lệ ban đầu là 1/10; DDT tan trong biển còn phải mất thời gian lâu hơn nữa mới phân hủy hết. Theo

dự đoán của các nhà khoa học, phải đến sau năm 1993 DDT trong nước biển mới phân hủy về cơ bản.

Một phần của tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án ngành công nghệ môi trường thông dụng nhất (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w