Cơ sở triết học của quản lý mơi trường là gì?

Một phần của tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án ngành công nghệ môi trường thông dụng nhất (Trang 78)

Ngun lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn "Tự nhiên - Con người - Xã hội", trong đó yếu tố con người giữ vai trò rất quan trọng. Sự thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh địa hố của 5 thành phần cơ bản:

• Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các

chất vô cơ dưới tác động của q trình quang hợp.

• Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo ra các chất thải.

• Sinh vật phân huỷ (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân huỷ các chất thải, chuyển

chúng thành các chất vô cơ đơn giản.

• Con người và xã hội lồi người.

• Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người với

số lượng ngày một tăng.

Tính thống nhất của hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xã hội" đòi hỏi việc giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý mơi trường phải tồn diện và hệ thống. Con người nắm bắt cội nguồn sự thống nhất đó, phải đưa ra các phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống đó. Vì chính con người đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ tất yếu khách quan là sự thống nhất giữa tự nhiên - con người - xã hội. Sự hình thành những chuyên ngành khoa học như quản lý môi trường, sinh thái nhân văn là sự tìm kiếm của con người nhằm nắm bắt và giải quyết các mâu thuẫn, tính thống nhất của hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xã hội".

Một phần của tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án ngành công nghệ môi trường thông dụng nhất (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w