sâu hại cây trồng?
Trên trái đất có khoảng 1 triệu lồi cơn trùng, trong đó có khoảng 5 vạn loại ăn thực vật và chỉ có khoảng 1% (khoảng 500 lồi cơn trùng) chun ăn hoa màu, cây ăn quả. Tuy số lượng chủng loại không nhiều nhưng chúng rất phàm ăn và ăn rất khoẻ, gây tác hại rất lớn đối với cây lương thực, rau xanh, cây ăn quả. Theo thống kê, ở Trung Quốc mỗi năm sâu bọ gây tổn thất 10% sản lượng lương thực, 20% sản lượng dầu thực vật, 30% sản lượng rau xanh và 40% sản lượng trái cây các loại.
Ngành hoá học và cơng nghiệp hố chất khơng ngừng phát triển và sản xuất ra hết loại thuốc sâu này đến loại thuốc sâu kia để đối phó với cơn trùng có hại. Nhưng chỉ một thời gian sau các cơn trùng có hại khơng sợ thuốc nữa. Con người buộc phải tăng liều lượng phun thuốc và thu được kết quả nhất định, nhưng cũng chỉ kéo dài được một thời gian.
Con người lại tìm cách chế ra các loại thuốc sâu tổng hợp mới. Tính đến thập kỷ 70, toàn thế giới đã sử dụng hơn 12.000 loại thuốc trừ sâu để đối phó với cơn trùng có hại. Nhưng trong thực tế, con người không những không tiêu diệt hết được cơn trùng có hại mà càng ngày chúng càng phát triển hơn. Đến nay, loài người mới tỉnh ngộ rằng, nếu chỉ dựa vào thuốc trừ sâu thì khơng thể tiêu diệt hết được cơn trùng có hại. Bởi lẽ trong q trình sử dụng thuốc sâu tràn lan, đối tượng bị hại nhiều nhất khơng phải là cơn trùng có hại mà là kẻ thù của chúng - đó là các lồi chim có ích. Thực tế cho thấy rất nhiều loại chim có ích đã bị chết vì thuốc trừ sâu, trứng của nhiều loại chim bị nhiễm thuốc trừ sâu không thể nở thanh chim non được. Trong khi đó các loại sâu bọ có hại sinh sơi nảy nở rất nhanh và mau chóng nhờn thuốc. Dù phun với liều lượng lớn, chúng vẫn không chết mà vẫn sinh sôi nảy nở như thường. Thuốc sâu càng phun nhiều càng làm ơ nhiễm khơng khí, nước, đất và cây trồng. Có thể nói hiện nay trên trái đất khơng có nơi nào khơng có thuốc trừ sâu xâm nhập vào môi trường sống.
Đương nhiên con người vẫn phải sử dụng thuốc trừ sâu trong phạm vi cho phép, nhưng không thể chỉ dựa vào thuốc trừ sâu để tiêu diệt cơn trùng có hại. Ngày nay, người ta áp dụng các biện pháp tổng hợp đối phó với cơn trùng có hại, trong đó có biện pháp dùng côn trùng diệt côn trùng, dùng vi trùng diệt côn trùng và đặc biệt chú ý bảo vệ các loại chim chun ăn cơn trùng có hại. Ngồi ra người ta còn gây, nhân giống và nhập khẩu các loại cơn trùng có ích để tiêu diệt cơn trùng có hại. Chỉ có như vậy mới có thể ngăn chặn đuợc ô nhiễm môi trường và khống chế một cách hiệu quả các loại cơn trùng có hại.