PISA trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Khi xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo định hƣớng PISA trong dạy học lịch sử cần chú ý những yêu cầu sau:
Một là, xác định rõ mục đích thực hiện kiểm tra, đánh giá. Cần chú ý mục
tiêu đánh giá năng lực hiện nay để tập trung xây dựng những câu hỏi đánh giá các năng lực cần thiết của học sinh theo các mức độ, ngay cả khi để kiểm tra việc học sinh “nhớ” kiến thức lịch sử quan trọng cũng nên thiết kế câu hỏi dƣới dạng vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn. Ví dụ, muốn học sinh nhớ mốc thời gian ngày 30-4-1975, Qn giải phóng đã giải phóng thành phố Sài Gịn, đánh dấu sự thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh, giáo viên có thể đặt câu hỏi:
Theo em, ngày 30-4-1975 có ý nghĩa như thế nào với đất nước Việt Nam?
Hai là, xác định rõ nội dung kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá. Khi
xây dựng bộ câu hỏi theo định hƣớng PISA trong môn lịch sử cần chú ý khơng thốt li nội dung, yêu cầu cơ bản của chƣơng trình, sách giáo khoa, đảm bảo thực hiện các chức năng giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển, nắm vững các tiêu chí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng kiến thức, kỹ năng trong bài học, coi đây là căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu, phải làm rõ kiến thức cơ bản, tối ƣu trong học tập, những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật đặc biệt.
Ba là, xây dựng phần dẫn của câu hỏi phải có tính xác thực, hấp dẫn. Nguồn
của phần dẫn phải đáng tin cậy, thông tin trong phần dẫn phải phù hợp với lứa tuổi THPT (không quá khó hoặc quá dễ) và phù hợp với chủ đề của câu hỏi. Về hình thức, phần dẫn có thể sử dụng đoạn trích dẫn tƣ liệu, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, bảng thống kê, bảng tóm tắt các sự kiện … tạo sự hứng thú với học sinh.
Bốn là, hệ thống các câu hỏi phải đa dạng, tồn diện. Tính đa dạng, toàn
diện thể hiện ở việc xây dựng nhiều loại câu hỏi khác nhau, nhƣ câu hỏi nêu sự phát sinh, phát triển của một biến cố hay hiện tƣợng lịch sử; câu hỏi nêu đặc trƣng, bản chất của các sự kiện lịch sử, câu hỏi nêu mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện lich sử, câu hỏi về việc sử dụng kiến thức đã học để hiểu một sự kiện mới…, theo 5 dạng câu hỏi của PISA để tránh nhàm chán, nội dung câu hỏi phải đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống chứ không chỉ nặng về chiến tranh cách mạng, khơng chỉ tùy theo ý thích chủ quan của giáo viên.
Năm là, xây dựng câu hỏi lịch sử nên gắn với cuộc sống để học sinh có cơ
hội liên hệ lịch sử với cuộc sống, quá khứ với hiện tại, lịch sử dân tộc với lịch sử địa phƣơng, làm cho lịch sử bớt trừu tƣợng, trở nên gần gũi với nhận thức của học sinh nhƣ việc tìm nhiểu các di tích lịch sử địa phƣơng, những anh hùng ở địa phƣơng trong các giai đoạn của lịch sử dân tộc, đánh giá về những kinh nghiệm đánh giặc, kinh nghiệm trong lao động sản xuất trong lịch sử với thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc ngày nay.