Biên soạn đề kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi PISA trong dạy học lịch sử việt nam thời kì 1954 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 116 - 128)

1. Nội dung 1: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống Đế quốc Mĩ và

chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)

Với quyết định của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dƣơng (21/7/1954), nƣớc Việt Nam bị tạm thời chia cắt thành hai miền qua vĩ tuyến 17, đến giữa tháng 5/1956, quân Pháp đã rút khỏi miền Bắc VN nên miền Bắc bƣớc vào thời kì xây dựng CNXH, cịn ở miền Nam, Mĩ từng bƣớc thay thế vị trí của Pháp, dựng nên chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm, thực hiện âm mƣu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dƣơng và ở Đông Nam Á nên miền Nam phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để thực hiện hịa bình, thống nhất nƣớc nhà. Trong việc thực hiện những nhiệm vụ đó, từ năm 1954 – 1965, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết

thƣơng chiến tranh, những thành tựu của kế hoạch 5 năm lấn thứ nhất (1961 – 1965) làm thay đổi bộ mặt miền Bắc; còn ở miền Nam, thắng lợi trong phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) đã đánh bại chiến lƣợc “chiến tranh đơn phƣơng” của Mĩ, tiếp đó, những thắng lợi trên mặt trận qn sự, chính trị đã làm phá sản hồn toàn chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 – 1965).

Câu 1. Nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam được đề ra căn cứ vào điều kiện lịch sử nào?

A. Cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Pháp với 3 nƣớc Đông Dƣơng kết thúc. B. Đất nƣớc tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị- xã hội khác nhau.

C. Miền Bắc đƣợc hồn tồn giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội.

D. Ở miền Nam,Mĩ đƣa Ngơ Đình Diệm lên nắm quyền, biến miền Nam thành thuộc điạ kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“…Qua 5 đợt cải cách ruộng đất, đã tịch thu, trƣng thu, trƣng mua khoảng 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bị và 1,8 triệu nơng cụ từ tay giai cấp địa chủ đem chia cho 2 triệu hộ nông dân…”

(Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 – THPT – Chương trình chuẩn, tr 159)

Câu hỏi: Những con số trên phản ánh ý nghĩa gì của cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1956)?Hãy khoanh tròn Đúng/Sai vào mỗi phương án lựa chọn

Ý nghĩa Phương án đúng

Hồn thành việc xố bỏ giai cấp địa chủ và quan hệ sản xuất phong kiến ở miền Bắc.

Đúng/ Sai

Nâng cao quyền làm chủ cho nông dân ở nông thôn. Đúng/ Sai Ngƣời dân đƣợc hƣởng tự do, cơm áo, hịa bình. Đúng/ Sai Giải phóng một bƣớc sức sản xuất trong nông

nghiệp, nông thôn

Đúng/ Sai

Câu 3. Hãy tóm tắt phong trào Đồng Khởi (1959-1960) bằng 3-5 câu.

Câu 4. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ tiến hành trên 3 chỗ dựa: ngụy quân, ngụy quyền là công cụ; đô thị là hậu cứ; ấp chiến lược là “xương sống”

nhằm bình định tiến tới tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam. Vậy thực chất của việc Mĩ ngụy dồn dân lập “ấp chiến lược”là gì ?

A. Tập trung dân để dễ tổ chức sản xuất.

B. Tổ chức bộ máy hành chính ở nơng thơn một cách qui củ. C. Xây dựng trại tập trung để chính quyền địch dễ kìm kẹp dân. D. Lập thành các ấp văn hóa, giúp dân nâng cao đời sống tinh thần.

Câu 5. Ý nào sau đây không phải thành tựu của miền Bắc trong thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 – 1965)?

A. Giá trị sản lƣợng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960. B. 100 cơ sở sản xuất mới đƣợc xây dựng.

C. Kinh tế hàng hóa phát triển, hàng tiêu dùng phong phú.

D. Xây dựng đƣợc khoảng 6000 cơ sở y tế, chăm lo sức khỏe nhân dân.

Câu 6: Nét nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam năm 1963 là phong trào Phật giáo. Hãy trình bày đánh giá của em về ý nghĩa của phong trào này.

2. Nội dung 2: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Trong những năm 1965 – 1973, Đế quốc Mĩ vừa tiến hành các chiến lƣợc chiến tranh xâm lƣợc thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, vừa tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân đã khiến cả nƣớc ta rơi vào hoàn cảnh chiến tranh. Mặc dù vậy, với tinh thần dũng cảm, kiên quyết, nhân dân cả hai miền đã giành những thắng lợi vang dội nhƣ chiến thắng Vạn Tƣờng (8/1965), chiến thắng trong hai mùa khô(1965 – 1966) và (1966 – 1967), Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, thắng lợi trong chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc…khiến các chiến lƣợc chiến tranh đó của Mĩ đều thất bại.

Câu 7.Thất bại trong âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”,từ giữa năm 1965, Mĩ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Nam VN. Mĩ đã sử dụng lực lượng nào trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

A. Chỉ có quân đội Mĩ.

B. Quân đội Nam Triều Tiên, Ốt-xtrây-lia.

D. Quân đội Nam Triều Tiên, Tân Tây Lan, Thái Lan, Ốt-xtrây-lia, Philippin.

Câu 8. Ở chiến lược chiến tranh nào, Mĩ đã sử dụng những thủ đoạn phá hoại Việt Nam toàn diện trên mọi mặt?

A. Chiến lƣợc “chiến tranh đơn phƣơng”. B. Chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt”. C. Chiến lƣợc “chiến tranh cục bộ”.

D. Chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 9. Đọc bảng sự kiện sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian Sự kiện

6 – 4 – 1972 Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc khu IV cũ. 16 – 4 – 1972 Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải

quân phá hoại miền Bắc (lần thứ hai).

9 – 5 – 1972 Mĩ tuyên bố phong tỏa cảng Hải Phịng và các cửa sơng, luồng lạch, vùng biển ở miền Bắc.

18 – 12 – 1972 Mĩ mở đầu cuộc tập kích đƣờng khơng chiến lƣợc bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố lớn ở miền Bắc.

29 – 12 – 1972 Cuộc tập kích chiến lƣợc quy mơ lớn bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng đã bị thất bại hoàn toàn.

15 – 1 - 1973 Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc vĩ tuyến 20 trở ra.

Câu hỏi: Những ý nào sau đây là nhận định sai về cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 của Mĩ?

A. Chiến tranh phá hoại lần 2 nhằm cứu nguy cho chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh”.

B. Chiến tranh phá hoại lần 2 diễn ra ở khu IV cũ.

C. Chiến tranh phá hoại lần 2 đã sử dụng những loại máy bay hiện đại nhất của Mĩ. D. Chiến thắng của nhân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 2 của Mĩ đƣợc coi nhƣ một “Điện Biên Phủ trên không”.

E. Chiến tranh phá hoại lần 2 là cuộc chiến tranh trực tiếp quyết định số phận của Mĩ ở miền Nam VN

Câu 10: Quan sát những hình ảnh sau và trình bày ý kiến của mình về sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong những năm 1965 – 1968

3. Nội dung 3: Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lƣợng có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976.

Ngày 10 – 3 – 1975, chiến dịch Tây Nguyên mở màn. Diễn biến thuận lợi của chiến dịch Tây Nguyên cho thấy, thời cơ chiến lƣợc đến rất nhanh, Bộ chính trị đã kịp thời đƣa ra kế hoạch giải phóng Sài Gịn và hồn tồn miền Nam trong năm 1975, nhiệm vụ trƣớc mắt là tiến hành chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng. Sau khi Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng đƣợc giải phóng, Bộ Chính trị đã họp và nhận định: “Thời cơ

chiến lược đã đến, ta có điều kiện hồn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”, “phải tập trung nhanh nhất lực lượng , binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa”. Ngày 14 - 14 – 1975, Bộ chính trị quyết định chiến dịch giải

phóng Sài Gịn – Gia Định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. 11h30 phút ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Câu 11. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam được sửa đổi mấy lần?

B. Hai lần. C. Ba lần. D. Bốn lần.

Câu 12. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến cơng chiến lược trên tồn miền Nam?

A. Chiến thắng Phƣớc Long. B. Chiến thắng Tây Nguyên. C. Chiến thắng Huế - Đà Nẵng. D. Chiến thắng Quảng Trị.

Câu 13-14. Quan sát 2 bức tranh sau và trả lời câu hỏi

Câu 13. Nêu 2 sự kiện lịch sử được phản ánh trong 2 bức tranh trên. Câu 14. Hãy phân tích mối liên hệ giữa 2 sự kiện trong 2 bức tranh trên.

Đáp án

Câu 1.

Hƣớng dẫn mã hóa câu hỏi 1:

Mục đích của câu hỏi: Trình bày đƣợc quan hệ giữa đặc điểm tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dƣơng.

Mức tối đa:

Mã 1: Đáp án đúng là B. Mức không đạt:

Mã 0: Lựa chọn các phƣơng án khác (A, C, D) là những phƣơng án nhiễu sai. Mã 9: Không trả lời hoặc học sinh khơng làm bài.

Hƣớng dẫn mã hóa câu hỏi 2:

Mục đích của câu hỏi: Nhận thức đúng ý nghĩa của cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954 – 1956).

Mức tối đa:

Mã 2: chọn 6 phƣơng án đúng theo trình tự Đúng, Sai, Đúng, Đúng, Sai, Đúng. Mức chƣa đầy đủ:

Mã 1: chọn 4 hoặc 5 phƣơng án đúng theo trình tự Đúng, Sai, Đúng, Đúng, Sai, Đúng.

Mức không đạt:

Mã 0: chọn ít hơn 4 đáp án đúng theo trình tự Đúng, Sai, Đúng, Đúng, Sai, Đúng. Mã 9: Không trả lời hoặc học sinh không làm bài.

Câu 3

Mục đích câu hỏi: Tóm tắt đƣợc phong trào Đồng Khởi bằng 5 câu. Mức tối đa:

Mã 2: Tóm tắt đƣợc phong trào Đồng Khởi gồm nguyên nhân,thời gian bùng nổ, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa bằng 3-5 câu nhƣ: Do đƣờng lối lãnh đạo của Đảng và tinh thần yêu nƣớc, chống áp bức của nhân dân, ngày 17 – 1 – 1959, nhân dân 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre nổi dậy chống lại chính quyền địch. Phong trào nhanh chóng lan rộng tồn tỉnh Bến Tre và miền Nam.Quần chúng nổi dậy tịch thu ruộng đất của địa chủ cƣờng hào chia cho dân cày. Cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3829 thôn ở vùng núi Trung Trung Bộ, 3200/5721 thôn ở Tây Nguyên. Phong trào Đồng Khởi đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, đánh dấu bƣớc nhảy vọt của lực lƣợng cách mạng miền Nam.

Mức khơng đầy đủ:

Mã 1: Tóm tắt đƣợc những nét chính của phong trào Đồng Khởi nhƣng chƣa đầy đủ nhƣ chỉ tóm tắt đƣợc thời gian bùng nổ, diễn biến, kết quả; hoặc tóm tắt dài hơn 5 câu.

Mức không đạt:

Mã 0: Trả lời sai/ Lạc câu hỏi.

Câu 4

Hƣớng dẫn mã hóa câu hỏi 4:

Mục đích của câu hỏi: Hiểu đƣợc âm mƣu của Mĩ ngụy trong việc dồn dân lập “ấp chiến lƣợc”

Mức tối đa:

Mã 1: Đáp án đúng là C. Mức không đạt:

Mã 0: Lựa chọn các phƣơng án khác (A,B,D), là những phƣơng án nhiễu sai. Mã 9: Không trả lời hoặc học sinh không làm bài.

Câu 5

Hƣớng dẫn mã hóa câu hỏi 5:

Mục đích của câu hỏi: Nhớ đƣợc những thành tựu của nhân dân miền Bắc trong việc thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

Mức tối đa:

Mã 1: Đáp án đúng là C. Mức không đạt:

Mã 0: Lựa chọn các phƣơng án khác (A,B,D), là những phƣơng án nhiễu sai. Mã 9: Không trả lời hoặc học sinh không làm bài.

Câu 6.

Hƣớng dẫn mã hóa câu hỏi 6:

Mục đích của câu hỏi: Đánh giá đƣợc ý nghĩa của phong trào Phật giáo năm 1963.

Mức tối đa:

Mã 2:Đánh giá đƣợc ý nghĩa của phong trào Phật giáo năm 1963 theo các ý: + Danh nghĩa là một phong trào đấu tranh mang màu sắc tôn giáo, nhƣng về bản chất, đây là một phong trào mang tính dân tộc sâu sắc, đã thu hút đông đảo các lực lƣợng xã hội khác tham gia vào cuộc đấu tranh chống Mĩ – Diệm.

+ Bằng phƣơng pháp bất bạo động với những hình thức đấu tranh phong phú, phong trào đã tạo tiếng vang lớn trong và ngồi nƣớc, chính quyền Ngơ Đình Diệm suy yếu nghiêm trọng về chính trị, bị dƣ luận trong nƣớc và thế giới lên án. Tất cả

đã góp phần tạo thêm thời cơ thuận lợi cho phong trào cách mạng miền Nam tiến lên giành thắng lợi, trƣớc hết là đánh bại chiến lƣợc "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.

+ Phong trào khẳng định tinh thần yêu nƣớc và sự đóng góp của giới tăng ni, Phật tử trong cơng cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Mức chƣa đầy đủ:

Mã 1: nêu đƣợc suy nghĩ về ý nghĩa của phong trào Phật giáo năm 1963 nhƣng khơng đẩy đủ, cịn sơ sài hoặc chỉ nêu đƣợc 2 ý trong 3 ý trên.

Mức không đạt:

Mã 0: Trả lời sai/ Lạc câu hỏi.

Mã 9: Không trả lời hoặc học sinh không làm bài.

Câu 7

Hƣớng dẫn mã hóa câu hỏi 7:

Mục đích của câu hỏi: Nêu đƣợc tên của lực lƣợng quân đội các nƣớc Đồng minh đã giúp Mĩ tham chiến trong chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”.

Mức tối đa:

Mã 1: Đáp án đúng là D. Mức không đạt:

Mã 0: Lựa chọn các phƣơng án khác (A,B,C), là những phƣơng án nhiễu sai. Mã 9: Không trả lời hoặc học sinh không làm bài.

Câu 8

Hƣớng dẫn mã hóa câu hỏi 8:

Mục đích của câu hỏi: Nêu đƣợc tên chiến lƣợc chiến tranh mà trong đó Mĩ đã sử dụng những thủ đoạn phá hoại VN toàn diện.

Mức tối đa:

Mã 1: Đáp án đúng là D.Chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” Mức không đạt:

Mã 0: Lựa chọn các phƣơng án khác (A,B,C), là những phƣơng án nhiễu sai. Mã 9: Không trả lời hoặc học sinh không làm bài.

Câu 9

Mục đích: phân biệt đƣợc những nhận định đúng và sai về chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2 của Mĩ.

Mức tối đa:

Mã 2: Trả lời đủ 2 đáp án đúng là B và D. Mức không đầy đủ:

Mã 1: Trả lời 1 trong 2 đáp án B hoặc D. Mức không đạt:

Mã 0: Lựa chọn các phƣơng án khác (A,C,E), là những phƣơng án nhiễu sai. Mã 9: Không trả lời hoặc học sinh không làm bài.

Câu 10

Mục đích của câu hỏi: trình bày ý kiến về sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong những năm 1965 – 1968 qua 3 hình ảnh

Mức tối đa:

Mã 2: trình bày ý kiến của mình về sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong những năm 1965 – 1968 qua 3 hình ảnh, có thể theo các ý:

+ Mặc dù bị đế quốc Mĩ đánh phá ác liệt, gánh chịu những thiệt hại to lớn nhƣng nhân dân miền Bắc đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng để hoàn thành nghĩa vụ hậu phƣơng với tiền tuyến miền Nam.

+ Qua hai tuyến đƣờng vận chuyển chiến lƣợc Bắc – Nam (trên bộ và trên biển) trong 4 năm 1965 – 1968, miền Bắc đã đƣa hơn 300.000 cán bộ, bộ đội vào miền Nam tham gia chiến đấu, hàng chục vạn tấn vũ khí, quân trang, quân dụng, lƣơng thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Tính chung sức ngƣời, sức của vào miền Nam trong 4 năm tăng gấp 10 lần so với giai đoạn 1959 – 1965.

+ Sự chi viện của Miền Bắc đã cung cấp về vật chất, động viên về tinh thần cho nhân dân miền Nam cùng nhau tiến hành sự nghiệp thống nhất đất nƣớc. Cách mạng miền Bắc có vai trị quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi PISA trong dạy học lịch sử việt nam thời kì 1954 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 116 - 128)