Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi PISA trong dạy học lịch sử việt nam thời kì 1954 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 84 - 88)

- Từ phía giáo viên:

1954 – 1975 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)

2.3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm

Qua các bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng tơi có nhận xét:

- Tỉ lệ các bài kiểm tra đạt loại khá, giỏi của lớp TN cao hơn lớp ĐC.

- Giá trị điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC chứng tỏ mặt bằng điểm chung của lớp TN cao hơn lớp ĐC.

- Giá trị Median ở lớp TN cao hơn lớp ĐC chứng tỏ số lƣợng học sinh đạt điểm trên trung bình ở lớp TN cao hơn lớp ĐC.

- Giá trị Mode của lớp TN cao hơn lớp ĐC có nghĩa là ở lớp TN có nhiều điểm cao hơn lớp ĐC.

- Phƣơng sai ở lớp TN thấp hơn lớp ĐC có nghĩa là các điểm tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, điểm đồng đều hơn cịn điểm ở lớp ĐC thì phân tán hơn.

- Giá trị T – test nhỏ hơn 0.05 giúp chúng tôi khẳng định rằng kết quả lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải do ngẫu nhiên mà do hiệu quả từ tác động sƣ phạm.

Nhƣ vậy, những chỉ số trên đã khảng định việc sử dụng bộ câu hỏi theo định hƣớng PISA trong dạy học lịch sử thực sự đem lại chuyển biến về mặt nhận thức cho học sinh, nên áp dụng phổ biến phƣơng pháp này trong kiểm tra, đánh giá nói riêng và trong dạy học lịch sử nói chung.

Qua kết quả thực nghiệm trên hai mặt định tính và định lƣợng, chúng tôi rút ra kết luận sau:

Đa số học sinh đều thích thú với cách ra đề kiểm tra gồm các câu hỏi theo định hƣớng PISA, nhiều giáo viên khẳng định việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi theo định hƣớng PISA trong mơn lịch sử đã góp phần phát huy năng lực sáng tạo, năng lực so sánh, phân tích, phản biện cho học sinh. Tuy nhiên, một số lƣợng không nhỏ học sinh lại e dè, sợ những câu hỏi mở vì các em khơng biết trả lời thế nào là đúng nên các em vẫn thích các dạng câu hỏi đóng mà sau khi làm bài xong các em sẽ biết chắc mình làm đúng hay sai.

Vì vậy, để việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo định hƣớng PISA trong dạy học lịch sử có hiệu quả, giáo viên cần đầu tƣ thời gian, công sức, thƣờng xuyên giúp học sinh làm quen với các câu hỏi theo định hƣớng PISA trong quá trình dạy học. Khi chấm bài, đánh giá học sinh cần linh hoạt, tích cực, động viên các em bày tỏ quan điểm của mình. Song để làm tốt điều này địi hỏi cả một q trình với sự nỗ lực của các cấp, ngành quản lí giáo dục, của giáo viên và học sinh vì PISA là một chƣơng trình đánh giá mới du nhập vào Việt Nam, giáo viên và học sinh của Việt Nam lâu nay vẫn dạy và học sử theo quan điểm và phƣơng pháp truyền thống, chƣa phát huy đƣợc sự tích cực, tự giác, chủ động của các em.

KẾT LUẬN

PISA là một trong những chƣơng trình đánh giá tiên tiến phù hợp với xu thế kiểm tra, đánh giá của thế giới hiện nay. Bộ câu hỏi của PISA có tính thực tiễn cao, đặc biệt chú ý đến việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức trong nhà trƣờng vào các tình huống trong cuộc sống của học sinh, phù hợp với xu thế dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hƣớng năng lực hiện nay. Việc xây dựng bộ câu hỏi theo định hƣớng PISA trong môn Lịch sử ở trƣờng THPT thể hiện sự hội nhập tích cực của Việt Nam với thế giới về giáo dục, góp phần đổi mới phƣơng pháp đánh giá, thi cử và là bƣớc chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục sau năm 2015. Vì vậy, xây dựng bộ câu hỏi theo định hƣớng PISA là cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục hiện nay.

Tuy nhiên, thực tế việc xây dựng câu hỏi trong dạy học lịch sử ở các trƣờng THPT hiện nay chƣa đƣợc quan tâm thích đáng, các câu hỏi nhàm chán, chƣa mang tính phân hóa cao, đơi khi cịn tùy tiện theo ý thích của giáo viên, trong khi PISA vẫn còn là một khái niệm mới, việc xây dựng bộ câu hỏi theo định hƣớng PISA trong dạy học lịch sử thì gần nhƣ chƣa có, chỉ chiếm một lƣợng rất nhỏ ở trƣờng chuyên, lớp chọn.

Vì vậy, chúng tơi xin đề xuất một số biện pháp để đƣa việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi theo định hƣớng PISA trở nên thƣờng xuyên và có hiệu quả. Bên cạnh việc nắm vững kĩ thuật và các bƣớc xây dựng câu hỏi trong dạy học, giáo viên nên tích cực suy nghĩ để có thể xây dựng các câu hỏi hay, hấp dẫn và phát huy năng lực của học sinh trong tất cả các tiết học dù là bài nghiên cứu kiến thức mới hay bài ôn tập, bài kiểm tra với những hình thức phong phú nhƣ sử dụng đoạn trích dẫn trong sách giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo, sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, phim tƣ liệu … làm phần dẫn để đặt câu hỏi dƣới các hình thức trắc nghiệm (câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi Đúng – Sai, Có – Khơng) hoặc câu hỏi tự luận (dạng đóng và dạng mở). Có thể khẳng định rằng biện pháp trên nếu đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ chắc chắn sẽ mang lại tính khả thi và đạt hiệu quả cao. Thông qua biện pháp này kết hợp với sự nhận thức đúng đắn về vai trò của kiểm tra, đánh giá sẽ giúp giáo viên xem xét lại chƣơng trình, mục tiêu từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

Từ những kết luận nêu trên, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:

- Đối với Bộ giáo dục và các cấp quản lí: Cần tạo điều kiện cho giáo viên và

học sinh có cơ hội tiếp xúc nhiều với PISA nhƣ in nhiều sách chuyên khảo, thƣờng xuyên, liên tục mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kĩ thuật xây dựng câu hỏi theo định hƣớng PISA cho giáo viên (có kiểm tra sản phẩm sau mỗi đợt tập huấn để đánh giá hiệu quả của lớp tập huấn), chƣơng trình bồi dƣỡng giáo viên cần minh họa cụ thể về cách thức và yêu cầu xây dựng câu hỏi theo định hƣớng PISA (đa dạng hóa về hình thức và địi hỏi sự sáng tạo về nội dung câu hỏi), nên xây dựng bộ câu hỏi mẫu để giáo viên và học sinh tham khảo, khuyến khích tổ chức kì thi “xây dựng câu hỏi

theo định hướng PISA trong dạy học lịch sử” để tập hợp thành ngân hàng câu hỏi

cho giáo viên học hỏi và sử dụng.

- Đối với giáo viên: phải nhận thức về tầm quan trọng của khâu ra đề trong kiểm tra, đánh giá, tự học hỏi, cập nhật thông tin về xu hƣớng và những phƣơng pháp đánh giá mới nhƣ PISA, phải thực hiện đúng qui trình xây dựng đề kiểm tra và có trách nhiệm với việc thiết kế câu hỏi, nên loại bỏ những câu hỏi mang tính “giết thời gian” mà phải xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá đƣợc các mức độ năng lực học sinh, hình thức câu hỏi phong phú, tránh nhàm chán, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình khám phá kiến thức, các câu hỏi ấy cần đƣợc thử nghiệm trƣớc khi sử dụng chính thức.

- Đối với học sinh: cần chủ động xác định động cơ và phƣơng pháp học tập

phù hợp với mình, tìm hiểu và tiếp cận với cách hỏi và trả lời của câu hỏi PISA để khắc phục nỗi “khiếp sợ” trong việc học tâp lịch sử là buộc phải nhớ nhiều sự kiện, tự tạo cho mình sự hứng thú học tập, đam mê nghiên cứu, khám phá tri thức của nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi PISA trong dạy học lịch sử việt nam thời kì 1954 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 84 - 88)