Phương hướng xây dựng và sử dụng câu hỏi theo định hướng PISA trong dạy học lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi PISA trong dạy học lịch sử việt nam thời kì 1954 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 45 - 47)

- Từ phía giáo viên:

1.2.2. Phương hướng xây dựng và sử dụng câu hỏi theo định hướng PISA trong dạy học lịch sử

THPT là cần thiết nhằm thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng năng lực.

- Câu hỏi trong dạy học lịch sử cịn đơn điệu, ít gây hứng thú học tập cho học sinh phổ biến là các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, câu hỏi đóng, cịn câu hỏi mở ít đƣợc sử dụng.

- Việc xây dựng câu hỏi theo định hƣớng PISA trong dạy học lịch sử tuy cần thiết nhƣng việc thực hiện còn chƣa thƣờng xuyên và phổ biến, giáo viên và học sinh cần đƣợc hƣớng dẫn và sử dụng đúng kĩ thuật và có hiệu quả hơn.

1.2.2. Phương hướng xây dựng và sử dụng câu hỏi theo định hướng PISA trong dạy học lịch sử trong dạy học lịch sử

Từ những kết quả đã phân tích ở trên, chúng tơi đƣa ra phƣơng hƣớng sau để vận dụng PISA trong xây dựng câu hỏi lịch sử:

Thứ nhất, cần tăng cường giới thiệu về PISA và khả năng vận dụng PISA trong dạy học lịch sử. PISA là một chƣơng trình đánh giá học sinh có nhiều ƣu việt.

Ở tầm vĩ mơ, nó giúp cho các quốc gia tham gia có cơ hội nhìn nhận một cách tƣơng đối toàn diện về những kĩ năng cơ bản, những năng lực cá nhân mà học sinh phổ thơng của quốc gia đó đạt đƣợc để điều chỉnh kịp thời các chính sách hiện hành cho phù hợp hoặc xây dựng các chính sách mới nhằm phát triển giáo dục một cách bền vững. Mặt khác, kết quả đánh giá thông qua PISA cũng cho phép mỗi quốc gia có đƣợc những so sánh có tính chất tham khảo về chất lƣợng giáo dục của nƣớc mình với những nƣớc khác cùng tham gia. Ở tầm vi mô, PISA cung cấp những căn cứ giúp cho nhà trƣờng nhận ra đƣợc những tác động tích cực hoặc tiêu cực ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học sinh. Từ đó nhà trƣờng sẽ tìm ra các biện pháp để phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học. Đối với đội ngũ giáo viên, đƣợc tiếp cận với chƣơng trình PISA giúp họ có cơ hội nâng cao năng lực về đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế, từng bƣớc hội nhập với quốc tế về đánh giá giáo dục, góp phần khắc phục những

nhƣợc điểm trong cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh mà bản thân đang thực hiện.

Thứ hai, cần tăng cường các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên và in sách về cách thức xây dựng câu hỏi PISA. Mặc dù hiện nay đã có nhiều nguồn

thơng tin khác nhau giúp giáo viên biết và hiểu về PISA, các bài thi PISA qua các kì thi nhƣng chƣa có một tài liệu nào hƣớng dẫn cụ thể cách thức xây dựng câu hỏi PISA nên không tránh khỏi việc thiếu thống nhất, thiếu chính xác khi biên soạn. Học sinh cũng chƣa đƣợc rèn nhiều về cách thức trả lời câu hỏi PISA nhất là những câu hỏi mở, khi yêu cầu vận dụng vào thực tiễn cuộc sống khiến học sinh lúng túng.

Thứ ba, cần xây dựng hệ thống câu hỏi chú trọng đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh chứ không chỉ là đánh giá kiến thức hay kĩ năng môn Lịch sử, trong đó

giáo viên nên giảm nhẹ áp lực về yêu cầu “học thuộc lòng”, tạo điều kiện cho học sinh đƣợc thể hiện ý kiến cá nhân, bình luận về các vấn đề lịch sử, trình bày những hiểu biết về các vấn đề xã hội xung quanh nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Có nhƣ vậy, học sinh mới hiểu sâu, nắm vững kiến thức và hứng thú học tập.

Chƣơng 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI THEO ĐỊNH HƢỚNG PISA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KÌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi PISA trong dạy học lịch sử việt nam thời kì 1954 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 45 - 47)