Đặc điểm học sinh trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường học thân thiện tại trường trung học phổ thông tú đoạn huyện lộc bình, lạng sơn (Trang 35)

1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quản lí “xây dựng

1.6.1. Đặc điểm học sinh trường THPT

Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hịa, cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em cịn kém so với người lớn. Các em có thể làm những cơng việc nặng của người lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này khơng phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…)

Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó cịn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em. Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình. Các em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Các em bắt đầu quan tâm chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và

điều kiện kinh tế chính trị của gia đình. Có thể nói rằng cuộc sống của các em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa lao động. Ở nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Đòi hỏi các em tự giác, tích cực độc lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập khơng chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà cịn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em. Việc gia nhập Đồn TNCS HCM trong nhà trường địi hỏi các em phải tích cực độc lập, sáng tạo, phải có tính ngun tắc, có tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và tự phê bình.

Xã hội đã giao cho lứa tuổi học sinh THPT quyền công dân, quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn. Tất cả các em đã có suy nghĩ về việc chọn nghề. Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng,các em có dịp hịa nhập và cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.

Tóm lại: Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn. Thái độ đối xử của người lớn với các em thường thể hiện tính chất hai mặt đó là: Một mặt người lớn ln nhắc nhở rằng các em đã lớn và địi hỏi các em phải có tính độc lập, phải có ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý, nhưng mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng với những đòi hỏi của người lớn…

1.6.2. Vai trò của các lực lượng trong việc quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Hiệu trưởng các trường phổ thơng là người trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để người Hiệu trưởng hồn thành được nhiệm vụ này, rất cần có sự quan tâm vừa toàn diện vừa thiết thực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa

phương, sự ủng hộ, ham gia của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng nơi thường đóng, cụ thể là:

- Ngành Giáo dục, nghành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Đồn thanh niên các Tỉnh và huyện cần tham mưu để tỉnh ủy, Huyện ủy, UBND tỉnh và huyện đưa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một nội dung quan trọng trong nghị quyết của cấp ủy và chính quyền khi triển khai kế hoạch kinh tế, xã hội của địa phương hằng năm.

- UBND tỉnh và huyện cần tạo các điều kiện cần thiết để nghành Giáo dục, nghành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đồn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch liên nghành về phong trào này.

- UBND tỉnh và huyện phân bổ, hỗ trợ kịp thời các nguồn lực, kết hợp vận động các doanh nghiệp tài trợ để tập trung giải quyết dứt điểm việc kiên cố hóa trường lớp và đảm bảo mỗi trường học đều có đủ cơng trình vệ sinh trước năm học 2009- 2010.

- UBND các xã, phường và nghành giáo dục cần chú ý tới trẻ em có các hồn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em trong độ tuổi được đến trường và học hết cấp học, kịp thời động viên, có biện pháp giúp đỡ thiết thực những học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Các đồn thể chính quyền huyện, xã vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn thể, doanh nghiệp, cha mẹ và học sinh ủng hộ về vật chất và tinh thần, đặc biệt là những dụng cụ thể thao, dụng cụ chơi các trò chơi dân gian có thêm điều kiện cho việc học tập, vui chơi rèn luyện cho học sinh. Việc vận động nên tiến hành theo từng chương trình, hoạt động cụ thể thiết thực, khuyến khích những hoạt động có sự tham gia tổ chức, tài trợ của các doanh nghiệp, doanh nhân, các mạnh thường quân, các nghệ nhân,…

- UBND quận, huyện, xã, phường và các đoàn thể (Hội khuyến học, Hội cụ chiến binh,…) hỗ trợ và phối hợp với nhà trường tổ chức tốt sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và các hình thức khác để tuyên dương, trao phần thưởng kịp thời cho học sinh có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo những ấn tượng tốt đẹp cho các em.

- UBND các huyện, xã phối hợp cùng nhà trường tổ chức cho học sinh trung học trồng cây vào dịp đầu xuân, duy trì việc chăm sóc cây thường xuyên và cùng tổ dân phố, thơn xóm huy động người dân và học sinh tổ chức vệ sinh để khu di tích lịch sử, văn hóa, đường làng ngõ xóm ln được sạch sẽ…

- Chương trình phát thanh của xã, truyền hình truyền thanh, báo chí của tỉnh cần tuyên truyền đến nhân dân địa phương,các tổ chức đồn thể, các hội ở địa phương về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào thi đua và khả năng đóng góp của cá nhân và tổ chức cho phong trào này.

Tiểu kết Chƣơng 1

Qua tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường THPT là rất cần thiết, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển giáo dục.

2. Trong đề tài này, trường học thân thiện được hiểu là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh em; mọi hoạt động GD trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; trường học gắn bó mật thiết với địa phương.

3. Trong điều kiện hiện nay, người Hiệu trưởng không chỉ là người quản lý hành chính - tổ chức, nhà sư phạm mẫu mực mà cịn là nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà văn hóa và hơn thế nữa là nhà ngoại giao.

4. Trước nhiệm vụ quản lí xây dựng THTT, HSTC Hiệu trưởng cần chú ý phát triển đồng bộ 16 kỹ năng quản lý.

Trên đây là những vấn đề về tri thức lý luận. Để đưa ra các biện pháp mang tính hợp lý và khả thi, chúng tơi cần nghiên cứu thực trạng quản lý xây dựng THTT, HSTC sẽ được trình bày tại chương 2 luận văn này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THƠNG TÚ ĐOẠN HUYỆN LỘC BÌNH, LẠNG SƠN

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của huyện Lộc bình,

Tỉnh lạng sơn

2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư huyện Lộc Bình, Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng đơng bắc, cửa ngõ phía Bắc của nước ta, có vị trí địa lý kinh tế và chính trị quan trọng. Lộc Bình là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, Huyện nằm ở phía đơng tỉnh Lạng Sơn, phía bắc giáp huyện Cao Lộc, phía tây là huyện Chi Lăng, phía nam là Bắc Giang, phía đơng nam giáp huyện Đình Lập, phía đơng bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc). Tại Lộc Bình có 4 dân tộc chính sinh sống là Kinh, Tày, Nùng và Hoa. Huyện có diện tích 998 km2 và dân số là 88.324 người (2013). Huyện có hai thị trấn Lộc Bình và Na Dương, huyện lỵ là thị trấn Lộc Bình nằm trên Quốc lộ 4 (4B), cách thành phố Lạng Sơn 20 km về hướng đông nam và cách biên giới Việt - Trung 15 km về hướng đông bắc.. Huyện có 27 xã: Ái Quốc, Xuân Dương, Hữu Lân, Nam Quan, Minh Phát, Đơng Quan, Hiệp Hạ, Xn Tình, Như Khuê, Nhượng Bạn, Quan Bản, Lục Thôn, Vân Mộng, Bằng Khánh, Xuân Lễ, Xuân Mãn, Đồng Bục, Hữu Khánh, Mẫu Sơn, Yên Khoái, Tú Mịch, Tú Đoạn, Khuất Xá, Tam Gia, Tĩnh Bắc, Sàn Viên, Lợi Bác.

Huyện có chợ biên giới với Trung Quốc, nổi tiếng nhất là chợ cửa khẩu Chi Ma. Huyện có ngọn núi cao là Mẫu Sơn thuộc xã Mẫu Sơn, với độ cao khoảng 1541m so với mặt nước biển. Với vị trí địa lý như trên, rất thuận lợi cho huyện Lộc Bình phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, từng bước hoà nhập với nền kinh tế của Tỉnh và khu vực. Đặc biệt là phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ tại cửa khẩu và các cặp chợ đường biên giữa huyện Lộc Bình với Thị trấn Ái Điểm, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Lộc Bình có ảnh hưởng đên giáo dục

Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của Huyện ln ổn định và có bước phát triển mới. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm là 113,8%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, song tỷ trọng giữa các nhóm ngành cịn chênh lệch cao: Ngành nông - Lâm nghiệp 51%; Ngành công nghiệp - xây dựng 20%; Ngành thương mại - dịch vụ 29%. Như vậy tỷ trọng trong ngành nơng - lâm nghiệp cịn rất cao; trong khi đó tỷ trọng của 2 nhóm ngành cịn lại đạt được cịn thấp. Nếu như đánh giá khách quan thì nền kinh tế phát triển với tốc độ chậm, chưa bền vững. Kết cấu hạ tầng cơ sở đã được quan tâm đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng tương đối tốt sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên so với nhu cầu vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Khu vực thương mại - dịch vụ có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế, nên cũng đã được Huyện quân tâm đầu tư xây dựng, nhất là tại Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma, các chợ trung tâm, các chợ trung tâm cụm xã. Các dịch vụ, thương mại đang có chiều hướng phát triển mạnh. Tài nguyên thiên nhiên tuy đã được đầu tư khai thác, song tiềm năng vẫn còn khá lớn, nhất là tài nguyên về đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên nước. Cùng với đó là nguồn nhân lực khá dồi dào chưa được khai thác hết. Văn hố - xã hội đã có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Số hộ nghèo có chiều hướng giảm dần, các chính sách xã hội khác được quan tâm, các tệ nạn xã hội tiếp tục được đẩy lùi.

2.1.3. Sơ lược về tình hình giáo dục

Về giáo dục tồn huyện có 100 đơn vị trường trong đó Mầm non là 32; Tiểu học 32; Trung học cơ sở 32; Trung học phổ thông 03; Giáo dục thường xuyên 01. Toàn Huyện đã phổ cập song giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Xây dựng được 8 trường đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng cơ bản được đáp ứng…

2.2. Thực trạng quản lí xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực ở trƣờng THPT Tú Đoạn

Trường THPT Tú Đoạn được thành lập ngày 16 tháng 04 năm 2010 theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 16/4/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Về việc thành lập trường THPT Tú Đoạn trực thuộc Sở GD&ĐT Lạng Sơn trên cơ sở tách Phân trường Tú Đoạn thuộc trường THPT Lộc Bình trực thuộc Sở GD&ĐT Lạng Sơn. Trường đứng chân tại thơn Rinh Chùa, xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Trường THPT Tú Đoạn là trường THPT có quy mô nhỏ của tỉnh Lạng Sơn. Năm học 2013 - 2014 trường có 536 HS biên chế làm 15 lớp học; số HS nữ chiếm 55,41%; số HS dân tộc thiểu số 99,63%; số HS có hồn cảnh đặc biệt khó khăn 8,21%.

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp - Trường THPT Tú Đoạn

Khối lớp Số lớp Số học sinh Ban cơ bản

Ban CB –A Ban CB bám sát Số lớp Số học sinh Số môn NC Số lớp Số học sinh 10 5 192 0 5 192 11 5 146 0 5 146 12 5 198 1 41 3 4 157 Cộng 15 536 1 41 3 14 495

(Nguồn: Trường THPT Tú Đoạn)

2.2.1. Thực trạng về đội ngũ, cơ sở vật chất và quang cảnh trƣờng THPT

Tú Đoạn

Cán bộ quản lý: Đến tháng 9 năm 2013, trường có 48 CB, GV, nhân

viên (NV) trong đó Ban giám hiệu gồm 3 đồng chí (2 nam, 1 nữ), độ tuổi từ 32 - 38 tuổi. Trình độ chun mơn: 2/3 đồng chí đang học cao học.

Giáo viên: Số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 39 đồng chí sinh hoạt ở 4

tổ chuyên môn, 100% GV có trình độ đạt chuẩn. Về cơ bản các tổ nhóm chun mơn đáp ứng định mức biên chế quy định tại thông tư 35/TTLT-Bộ GD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006, giáo viên được bố trí dạy đúng chun mơn đào tạo.

Bảng 2.2: Số giáo viên các bộ môn

STT Môn Số lƣợng STT Môn Số lƣợng

1 Ngữ văn 6 8 GDCD 2

2 Lịch sử 3 9 Thể dục, GDQP 3

3 Địa lý 2 10 Tiếng Anh 5

4 Toán 6 11 Công nghệ 1

5 Vật lý 3 12 Tin học 2

6 Hóa học 3

Cộng 39

7 Sinh học 3

(Nguồn: Kế hoạch nhiệm vụ năm học Trường THPT Tú Đoạn)

Nhân viên: Tổ Hành chính đủ số NV để phục vụ hoạt động dạy và học,

bao gồm: kế toán, thủ quỹ, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, tạp vụ, bảo vệ. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng: Chi bộ Đảng gồm 09 Đảng viên giữ vai trị hạt nhân lãnh đạo tồn bộ hoạt động của trường. Các tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đều hoạt động tích cực góp phần cùng nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học

Về phòng học: Trường gồm 15 phòng học kiên cố. Với tổng số lớp các năm gần đây luôn trên 15 lớp/1 năm học; bình quân trên 36 học sinh/1 lớp, số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường học thân thiện tại trường trung học phổ thông tú đoạn huyện lộc bình, lạng sơn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)