Quản lý quá trình tổ chức hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường học thân thiện tại trường trung học phổ thông tú đoạn huyện lộc bình, lạng sơn (Trang 68 - 72)

2.4. Thực trạng quản lý cơng tác quản lí xây dựng THTT, HSTC ở

2.4.4. Quản lý quá trình tổ chức hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh

Để tìm hiểu sâu mức độ tổ chức thực hiện quản lý công tác tổ chức hoạt động tập thể, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi trên đối tượng là 12 CBQL (Bao gồm BGH, các TTCM và TPCM, Bí thư Đồn Trường) và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Công tác quản lý hoạt động tập thể của CBQL

TT Nội dung quản lý HĐ TT Tốt

% Khá % TB % Yếu %

1 Quản lý công tác chuẩn bị theo kế hoạch đã

xây dựng 75 25 0 0

2 Quản lý việc triển khai các hoạt động 75 16,67 8,33 0 3 Quản lý kết quả rèn luyện của học sinh

thông qua hoạt động tập thể 66,67 25 8,33 0 4 Quản lý việc tổ chức điều hành của cán bộ

đoàn 75 16,67 8,33 0

5 Quản lý việc tổ chức HĐ tập thể của các

khối trưởng chủ nhiệm 75 25 0 0

6 Quản lý hoạt động đoàn trong việc lồng

ghép hoạt động tập thể 75 16,67 8,33 0

7 Quản lý việc chuẩn bị nội dung hoạt động

gắn với chủ điểm giáo dục 66,67 25 8,33 0 8 Quản lý hoạt động tập thể tích hợp với hoạt

động ngồi giờ lên lớp 83,33 16,67 0

9 Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động

đoàn cấp trên 75 16,67 8,33

10 Quản lý kết quả hoạt động đoàn 83,33 16,67 11 Quản lý các trang thiết bị phục vụ cho HĐ TT 75 25

12 Quản lý đầu tư kinh phí cho HĐ TT 66,67 25 8,33

Qua bảng trên ta thấy, việc tổ chức thực hiện công tác quản lý của CBQL là khá sát sao các nội dung khảo sát đều được đánh giá cao trên 80% thực hiện ở mức Khá- Tốt điều này thể hiện sự thống nhất đồng bộ giữa các cấp quản lý của nhà trường từ việc lập kế hoạch đến việc giám sát theo dõi việc thực hiện.

Bảng 2.10. Thực trạng về việc tổ chức thực hiện HĐ TT của đội ngũ GV CN (do CBQL đánh giá trên 15 GVCN)

TT Nội dung tổ chức thực hiện HĐ TT Tốt % Khá % TB % Yếu %

1 Việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp 80 20 0 0 2 Phương pháp chỉ đạo HĐ TT 53,33 40 6,67 0

3 Việc triển khai kế hoạch HĐTT 60 20 20 0

4 Xây dựng ý thức học sinh trong việc tham

gia HĐTT 60 26.67 13.33 0

5 Đánh giá hạnh kiểm của HS thông qua

HĐ TT 80 20 0 0

6 Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp 86,67 13.33 0 0

7 Phối hợp với cán bộ Đoàn 80 13.33 6,67 0

8 Phối hợp với BPH HS 60 26.67 13.33 0

9 Động viên khen thưởng đối với HS tích

cực tham gia 73,33 26.67 0 0

10 Biện pháp giáo dục HS chưa tích cực

tham gia 53,33 26.67 20 0

11 Xây dựng các phong trào tự quản của HS 66,67 13.33 20 0 12 Kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện của

HS thơng qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…

66,67 20 13.33 0

13 Rút kinh nghiệm hàng tháng 46,67 40 13.33 0 Kết quả khảo sát cho thấy trong việc tổ chức thực hiện HĐ TT của GV CN thì cơng tác Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp đã được nhận thức một cách

đúng đắn chiếm tỷ lệ là 100% thực hiện khá- tốt vì cán bộ lớp là cánh tay đắc lực của GVCN trong vấn đề quản lý lớp, Một vấn đề cũng được nhiều GVCN hết sức quan tâm là xây dựng uy tín cho cán bộ lớp. Để làm được điều này, GVCN phải thực hiện cơng khai hóa chức năng, nhiệm vụ và vùng quản lý riêng biệt cho từng cán bộ lớp. Đồng thời cũng tiến hành thường xuyên việc xử phạt nghiêm minh những học sinh có thái độ coi thường quyết định của cán bộ lớp. Đối với những cán bộ chưa gương mẫu, thiếu trách nhiệm, cách xử phạt phải rất khéo léo tế nhị; tránh thô bạo cứng nhắc, đánh đồng làm tổn thương uy tín danh dự của các em khiến các em có thể nảy sinh những suy nghĩ và hành vi tiêu cực khó lường rất có hại cho phong trào tự quản của lớp.Để mỗi thành viên trong đội ngũ cán bộ giảm nhẹ cơng việc, có điều kiện theo dõi sâu sát, cụ thể phần việc được giao có tinh thần trách nhiệm cộng đồng rất cao, nên đã tạo ra một khí thế, một động lực đẩy mọi hoạt động của lớp diễn ra khá đều đặn, mạnh mẽ và toàn diện, khiến GVCN chẳng mấy khi phải vào cuộc, mà mọi việc của lớp vẫn trôi chảy. Xây dựng ý thức học sinh trong việc tham gia HĐTT được đánh giá ở mức độ khá cao gần 90% bằng việc Tổ chức có chất lượng giờ sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần và các buổi sinh hoạt tập thể. Với mơ hình lớp tự quản, đây là những cơ hội rất có ý nghĩa để thử thách và rèn luyện ý thức và khả năng tự quản của các em. Ngoài việc động viên tổ chức cả lớp tự giác tích cực tham gia sơi nổi các buổi sinh hoạt của lớp, của Đoàn, của trường, có giáo viên còn chủ động tổ chức cho lớp mình những buổi tham quan dã ngoại, những lần đi thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng rất bổ ích và lý thú. Với tinh thần tự quản, nội dung sinh hoạt một giờ chủ nhiệm thường diễn ra như sau: quản ca bắt nhịp, cả lớp vui vẻ mở đầu bằng bài đồng ca thật khí thế; lớp trưởng giới thiệu rồi mời giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn xuất sắc trong tuần (đã được bầu trong cuộc họp cán bộ lớp) lên ngồi ở bàn danh dự (có trang trí lịch sự); lớp trưởng mời các tổ trưởng và các lớp phó lần lượt báo cáo, rồi cho lớp tự do góp ý; lớp trưởng nhận xét và tổng kết kết quả thi đua trong tuần, rồi công bố trọng tâm công

việc tuần tới. Tổ chức cho học sinh rèn ý thức tự giáo dục bằng sổ tự cập nhật. Cùng với việc thực hiện và phát huy tác dụng của sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm, sổ ghi chép của lớp trưởng, lớp phó, cán sự bộ mơn, tổ trưởng, nhiều GVCN đã cơng phu sáng tạo, biến q trình quản lý, giáo dục của giáo viên thành quá trình tự giáo dục của trị bằng một loại sổ thật đơn giản, nhưng thật ý nghĩa. Có GVCN gọi quyển sổ đó là sổ tự báo bài hàng ngày. Các em ghi vào sổ mọi yêu cầu bài vở ngày mới và kết quả học ngày qua, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng và gia đình. Mỗi tuần cơ giáo chủ nhiệm kiểm tra và ghi ý kiến vào đó. Riêng một, hai em cá biệt học kém nhất lớp, cuốn sổ này được đặt hàng ngày trên bàn giáo viên để các giáo viên bộ môn được quyền theo dõi và ghi ý kiến vào đó. Khi học sinh này tiến bộ được thay bằng học sinh khác. Tương tự như vậy, có GVCN lại thực hiện loại sổ này với cái tên sổ tự cập nhật hàng ngày. Ở sổ này, các em khơng chỉ ghi nhật ký học tập, mà cịn ghi nhật ký từng giờ về ý thức kỷ luật. Hàng ngày có chữ ký xác nhận của tổ trưởng. Riêng GVCN kiểm tra vào cuối tuần. Còn phụ huynh chỉ yêu cầu thường xuyên theo dõi và ký với những trường hợp học sinh đặc biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường học thân thiện tại trường trung học phổ thông tú đoạn huyện lộc bình, lạng sơn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)