Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, ngày 15/2/2014 chúng tơi xin ý kiến bằng hình thức phát phiếu hỏi 32 người (đại diện BGH, BCH Cơng đồn trường, BCH Đoàn trường, đại diện giáo viên, đại diện hội CMHS trường THPT Tú Đoạn) và 28 CBQL (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch Cơng đồn, Bí thư Đồn thanh niên, tổ trưởng, tổ phó
chun mơn) của 02 trường THPT trên địa bàn Huyện Lộc Bình, Lạng Sơn (trường THPT Lộc Bình, THPT Na Dương).
Trong phiếu khảo sát, tính cần thiết và tính khả thi được đánh giá theo 3 mức độ:
- Tính cần thiết: Rất cần thiết: 3 điểm, Cần thiết: 2 điểm, Ít cần thiết: 1 điểm - Tính khả thi: Rất khả thi: 3 điểm, Khả thi: 2 điểm, Ít khả thi: 1 điểm Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
3.4.1. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
Tổng hợp kết quả khảo sát theo Phiếu số 5 của 60 người (Khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp), kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp
STT Biện pháp quản lý Mức độ quan trọng Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Điểm Xếp thứ bậc (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Biện pháp 1 39 (65 %) 21 (35%) 159 1 2 Biện pháp 2 31 (51,6 %) 29 (48,4%) 151 5 3 Biện pháp 3 37 (61,6 %) 23 (38,4%) 157 2 4 Biện pháp 4 35 (58,3 %) 25 (41,7%) 155 3 5 Biện pháp 5 33 (55 %) 27 (45%) 153 4
Kết quả trên Bảng 3.1 cho thấy, tất cả các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết (100% ý kiến cho là cần thiết), thứ tự cần thiết của các biện pháp lần lượt như sau:
- Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và trách
nhiệm của việc quản lí xây dựng THTT, HSTC
- Xác định cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện có hiệu quả quản lí xây dựng THTT, HSTC
- Tổ chức chỉ đạo hiệu quả kế hoạch thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC
- Tổ chức công tác bồi dưỡng CBQL, GV thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC có hiệu quả.
- Đổi mới lập kế hoạch quản lí xây dựng THTT, HSTC phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương.
3.4.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp
STT Biện pháp quản lý Mức độ Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Điểm Xếp thứ bậc (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Biện pháp 1 40 (67%) 20 (33%) 160 1 2 Biện pháp 2 39 (65%) 21 (35%) 159 2 3 Biện pháp 3 37 (61,7%) 21 (35%) 2 (3,3%) 155 3 4 Biện pháp 4 36 (60%) 22 (36,6%) 2 (3,3%) 154 4 5 Biện pháp 5 34 (56,6%) 22 (36,7%) 4 (6,6%) 150 5
Kết quả khảo sát tổng hợp từ Phiếu số 6 cho thấy tất cả các biện pháp đều được hầu hết các đối tượng điều tra đánh giá là có tính khả thi cao:
- Biện pháp có tính khả thi cao nhất là biện pháp 1 và biện pháp 2: "Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và trách nhiệm
của việc quản lí xây dựng THTT, HSTC" và "Đổi mới lập kế hoạch quản lí xây dựng THTT, HSTC phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương". Cả
hai biện pháp được 100% ý kiến đánh giá là có tính khả thi.
- Biện pháp có tính khả thi thấp nhất là biện pháp 5 ". Tổ chức công tác
bồi dưỡng CBQL, GV thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC có hiệu quả", đạt 93,3%.
- Trung bình tỷ lệ đánh giá 5 biện pháp có tính khả thi: 97, 3%.
Kết quả khảo sát cho thấy sự đồng thuận về tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp tuy tỷ lệ khác nhau nhưng nhìn chung số ý kiến đánh giá các biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi đều cao, đạt từ 93,4% trở lên. Mặc dù 100% ý kiến cho rằng các biện pháp là cần thiết nhưng vẫn còn tỷ lệ nhỏ ý kiến cho rằng có biện pháp khơng khả thi: biện pháp 3 (Xác định cơ
chế tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện có hiệu quả quản lí xây dựng THTT, HSTC) còn 3,3%; biện pháp 4 (Tổ chức chỉ đạo hiệu quả kế hoạch thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC) cịn
3,3%; biện pháp 5 (Tổ chức công tác bồi dưỡng CBQL, GV thực hiện quản
lí xây dựng THTT, HSTC có hiệu quả) cịn 6,6%. Biện pháp 2 (Đổi mới lập kế hoạch quản lí xây dựng THTT, HSTC phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương"") được cho là ít cần thiết nhất nhưng lại được đánh giá có tính
khả thi cao. Ngược lại, có biện pháp tính cấp thiết cao, xếp thứ hai (Biện pháp 3- Xác định cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngồi nhà trường để thực hiện có hiệu quả quản lí xây dựng THTT, HSTC) nhưng vẫn
còn tỷ lệ ý kiến cho rằng không khả thi. Sự khác biệt và chênh lệch trong đánh giá như vậy là tất yếu, khách quan bởi không phải cứ biện pháp cần thiết thì dễ thực hiện, hơn nữa do sức ỳ, tính trì trệ của cách làm việc theo lối mịn
cũ làm một vài người được hỏi ý kiến còn nghi ngại tính khả thi của các biện pháp quản lý đã nêu.
Mặc dù không được 100% ý kiến cho rằng các biện pháp là cần thiết và khả thi nhưng kết quả khảo nghiệm đã khẳng định tất cả 5 biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, có thể ứng dụng vào việc quản lý trường THPT Tú Đoạn đáp ứng mục tiêu quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Tiểu kết Chƣơng 3
Các biện pháp trong quản lý giáo dục có vai trị hết sức quan trọng vì sản phẩm của giáo dục là con người, những định hướng của nhà quản lý có thể làm ảnh hưởng đến cả một thế hệ. Vì vậy cần hết sức thận trọng và nghiêm túc khi đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo nghiệm thực tiễn, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đề xuất giải pháp, tác giả đã đề ra 5 biện pháp quản lý nhằm quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường THPT Tú Đoạn:
- Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và trách nhiệm của việc quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
- Đổi mới lập kế hoạch quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương.
- Xác định cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngồi nhà trường để thực hiện có hiệu quả quản lí xây dựng THTT, HSTC
- Tổ chức chỉ đạo hiệu quả kế hoạch thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC - Tổ chức công tác bồi dưỡng CBQL, GV thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC có hiệu quả.
Qua việc thu thập số liệu, tổ chức khảo sát các đối tượng có liên quan để khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp, tác giả nhận được 100% sự đồng ý về tính cần thiết và trung bình 97,3% cho rằng các biện
pháp có tính khả thi. Tỉ lệ tán đồng cao, chứng tỏ rằng nếu được thẩm định và áp dụng, những biện pháp này sẽ góp phần giúp trường THPT Tú Đoạn thực hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và có thể là tài liệu để các trường THPT có điều kiện tương tự tham khảo, áp dụng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Phong trào thi đua "xây dựng THTT, HSTC" là một phong trào có tính tồn diện cao. Phong trào không chỉ đề cập đến việc nâng cao chất lượng "dạy chữ" mà còn chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục truyền thống.... Hưởng ứng phong trào là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện. Với nhận thức đó, tác giả đề tài đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, tìm hiểu về một số mơ hình nhà trường tiên tiến, đặc trưng của trường học thân thiện trên thế giới và ở Việt Nam. Tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý trường THPT Tú Đoạn đáp ứng mục tiêu quản lí xây dựng THTT, HSTC. Để đánh giá một cách khách quan, tác giả đã tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu đánh giá về thực trạng quản lý từ phía CBQL, GV, HS, phụ huynh HS của trường, đồng thời căn cứ vào thực tiễn làm công tác quản lý tại trường trong những năm qua của bản thân để đưa ra những nhận định, đánh giá tình hình thực tiễn. Qua đó thấy rằng sau hơn 2 năm, trường đã có nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào, đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn những điểm tồn tại, hạn chế.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý, phân tích đánh giá thực trạng nhà trường đáp ứng mục tiêu quản lí xây dựng THTT, HSTC, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan, tham khảo ý kiến của đại diện các tổ chức đoàn thể các trường THPT, của lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn Sở GD&ĐT, các bậc phụ huynh HS..., tác giả đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi nhằm quản lí xây dựng THTT, HSTC tại trường THPT Tú Đoạn:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và trách nhiệm của việc quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Biện pháp 2: Đổi mới lập kế hoạch quản lí xây dựng THTT, HSTC phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương
Biện pháp 3: Xác định cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện có hiệu quả quản lí xây dựng THTT, HSTC Biện pháp 4: Tổ chức chỉ đạo hiệu quả kế hoạch thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC
Biện pháp 5: Tổ chức công tác bồi dưỡng CBQL, GV thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC có hiệu quả.
Các biện pháp đã được khảo nghiệm, phân tích và đánh giá khá kĩ lưỡng. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu ra trong luận văn. Như vậy, mục đích nghiên cứu đã được giải quyết, nhiệm vụ nghiên cứu đã đạt được, luận văn có ý nghĩa lí luận và thực tiễn.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cần xem xét quy trình dạy học như một hệ thống, gồm các thành tố có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy việc đổi mới phải đồng bộ ở tất cả các khâu, các thành tố của quá trình dạy học.
- Rà sốt, điều chỉnh lại chương trình, nội dung sách giáo khoa THPT; cần có bước cải tiến mạnh mẽ hơn nữa về công tác thi cử để thúc đẩy đổi mới PPDH.
- Tham mưu với Chính phủ tăng mức đầu tư ngân sách cho giáo dục để mua sắm đủ trang thiết bị dạy học cho các nhà trường, có nguồn kinh phí để thường xuyên sửa chữa nâng cấp trang thiết bị, có đủ các phịng chức năng để học các môn thực hành; cải tiến chế độ tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên hợp lý với cán bộ quản lý, chuyên viên tại Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
- Thường xuyên tổ chức các đồn tham quan học tập các mơ hình nhà trường tiên tiến trong và ngoài nước.
2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn
- Tổ chức tập huấn cho hiệu trưởng, cán bộ quản lý các kĩ năng quan trọng đáp ứng tình hình mới. Tổ chức các đồn tham quan, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các trường trong và ngoài tỉnh.
- Mở các lớp tập huấn cho GV cốt cán về xây dựng và thực thi quy trình dạy học đáp ứng mục tiêu trường học thân thiện, công tác GVCN, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho HS; tập huấn các PPDH đáp ứng mục tiêu dạy học và đối tượng dạy học.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm thực hiện phong trào thi đua xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" tại các trường. Phổ biến các điển hình tiên tiến, các sáng kiến kinh nghiệm, động viên khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào.
2.3. Với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương:
- Tăng cường kinh phí đầu tư cho giáo dục; có quy hoạch hợp lý để đảm bảo diện tích đất, đủ phịng học, phịng chức năng, sân chơi, bãi tập cho các trường.
- Chỉ đạo các đoàn thể, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương tham gia ủng hộ giáo dục về tinh thần và vật chất; chỉ đạo ngành liên quan tích cực phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện phong trào.
2.4. Với trường THPT Tú Đoạn
- Tập huấn đại trà cho GV về xây dựng và thực thi quy trình dạy học đáp ứng mục tiêu THTT, HSTC; mở các lớp bồi dưỡng cho GV kỹ năng giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống cho HS.
- Chủ động tổ chức các đoàn tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm quản lý với các đơn vị bạn.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, nêu gương người tốt việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến những cá nhân và tập thể có nhiều sáng kiến và đóng góp trong thực hiện phong trào thi đua.
- Tăng cường cơng tác xã hội hố giáo dục, tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, nhà hảo tâm trên địa bàn để tăng nguồn tài lực hỗ trợ cho hoạt động giáo dục của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam
(Dự thảo lần thứ 14).
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 40/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sổ tay trường học thân thiện học sinh tích
cực 2008 - 2013. Nxb Giáo dục Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Nxb Giáo dục. 6. Đặng Quốc Bảo (2008), Quản lý nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã
hội của phát triển giáo dục (tổng hợp và biên soạn).
7. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng (2009), Giáo dục Việt nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp.
9. Đặng Quốc Bảo. Tập bài giảng Quản lý nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục.
10. Đặng Quốc Bảo. Nền giáo dục phát triển nhân văn và trường học thân thiện: Quan điểm và giải pháp.
11. Nguyễn Đức Chính (2008), Tập bài giảng Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục.
12. Nguyễn Đức Chính (2008), Tập bài giảng Đo lường và Đánh giá trong giáo dục và dạy học, Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Chính (2009), Kiểm định chất lượng giáo dục.
14. Nguyễn Đức Chính (2010), Xây dựng quy trình tập huấn kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên THPT chuyên tiếp cận chuẩn quốc tế.
15. Nguyễn Mạnh Cƣờng (2009), Phát triển nhà trường trung học phổ thông
16. Nguyễn Ngọc Dƣ (2009), Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện.