3.2. Các biện pháp quản lí xây dựng THTT, HSTC
3.2.3. Biện pháp 3: Xác định cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng
ngồi nhà trường để thực hiện có hiệu quả quản lí xây dựng THTT, HSTC
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
- Xác định cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục
- Tạo môi trường thuận lợi để thực hiện tốt phong trào, tạo sự đồng bộ thống nhất trong công tác quản lý thực hiện phong trào…
- Thực hiện tốt ngun lý giáo dục tồn dân tham gia vào cơng cuộc đổi mới giáo dục
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Xác định cơ chế phối hợp và tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Tạo ra sự đồng thuận thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong việc quản lí xây dựng THTT, HSTC.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
- Đối với Đoàn thanh niên: Tiếp tục phát huy vai trị xung kích trong việc quản lí "xây dựng giờ học thân thiện, học sinh tích cực", đi đầu trong việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT trong dạy học. Tiếp tục là lực lượng nịng cốt duy trì nền nếp trong HS, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục truyền thống, xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp.
- Đối với đội ngũ GVCN: GVCN cần đa dạng hố các hình thức giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS: Tổ chức cho HS thi tìm hiểu về đạo đức, về pháp luật, kỹ năng giao tiếp ứng xử; tổ chức các buổi ngoại khoá về văn minh trường học với các chủ đề cụ thể theo từng tháng “Ứng xử văn minh”, “Môi trường văn minh”, "Học tập tích cực”; khuyến khích các em tham gia các hoạt động tập thể do lớp, trường tổ chức; tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã hội như thăm và giúp đỡ các gia đình chính sách, tặng quần áo giúp đỡ đồng bào khó khăn, dã ngoại tìm hiểu cuộc sống
của các bạn HS vùng cao, vùng xa.... Đồng thời GVCN phải rèn luyện để trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo về chuyên môn nghiệp vụ, tác phong, ngôn phong, về cách ứng xử với đồng nghiệp, gia đình, hàng xóm.
- Đối với Cơng đồn trường: Động viên cơng đồn viên và các tổ cơng đồn hưởng ứng phong trào thi đua; gắn cuộc thi đua với các cuộc vận động lớn trong ngành "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", "Dạy tốt, học tốt"...; Tham gia xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền và cơng đồn; xây dựng và tổ chức thực hiện "Quy tắc ứng xử" trong đơn vị; xây dựng mối đoàn kết nội bộ, đặc biệt là tạo sự thân thiện giữa Thầy - Thầy, Thầy - NV nhà trường.
- Đối với các phụ huynh học sinh: Xây dựng mơi trường thân thiện trong gia đình, trong đó mọi thành viên đều yêu thương và tôn trọng lẫn nhau; người lớn gương mẫu về cách sống, làm việc, hành vi ứng xử, dành thời gian để trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng chính đáng của con em mình. Thu xếp việc nhà để hằng ngày các em có thể học bài vào thời gian ổn định mà không bị ảnh hưởng của sinh hoạt gia đình, dành thời gian để kiểm tra việc học bài của con em nhưng không tạo ra sức ép, gây áp lực với các em về thành tích học tập hay điểm số, định kỳ liên hệ với GVCN, giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình và hỗ trợ kịp thời việc học tập, rèn luyện của con em mình. Phân cơng, hướng dẫn con em đảm nhận một số việc thích hợp trong gia đình, qua đó rèn luyện ý thức tự lập và kỹ năng sống. Tạo điều kiện cho con em tham gia ít nhất một mơn thể thao. Hỗ trợ theo khả năng các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và phát huy giá trị các cơng trình, di tích lịch sử, văn hố, bảo vệ mơi trường ở địa phương [10, tr.41]
- Thực hiện chủ trương "khơng để HS nào vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở mà không được đi học", Hiệu trưởng cần huy động sự ủng hộ về tinh thần và sự giúp đỡ về vật chất của Hội chữ thập đỏ, Hội cha mẹ học sinh, Hội cựu giáo chức trong trường và các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường như Hội
phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ Huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, Huyện đồn Lộc Bình Lạng Sơn...
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức chỉ đạo hiệu quả kế hoạch thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
- Làm cho CBQL, các tổ chức trong nhà trường, GVCN, GVBM hiểu được và nắm rõ các phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC để tổ chức các hoạt động cho HS phù hợp, sáng tạo, có hiệu quả.
- Làm cho cha mẹ HS và các lực lượng xã hội biết cách tổ chức các hoạt động của quản lí xây dựng THTT, HSTC trong phạm vi trách nhiệm của mình.
- Chuyển hóa các nội dung của kế hoạch thực hiện phong trào... thành những hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Xác định nhiệm vụ thực hiện kế hoạch cho từng bộ phận, từng thành viên. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, từng cá nhân.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động trong nội dung quản lí xây dựng THTT, HSTC cho cán bộ, GV trong nhà trường.
Tạo điều kiện về kinh phí để thực hiện một số nội dung trong quản lí xây dựng THTT, HSTC.
HT tổ chức, chỉ đạo đồng thời các lực lượng tham gia thực hiện quản lí xây dựng THTT, HSTC
HT phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường .
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Cách tổ chức chỉ đạo có hiệu quả kế hoạch thực hiện phong trào...., HT nhà trường cần xác định rõ công việc của từng lực lượng tham gia, tránh chồng chéo.
Khi thực hiện quản lý hoạt động xây dựng THTT, HSTC, nhà trường cần có sự phối hợp, trao đổi thơng tin, giúp đỡ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
+ Thực hiện trong nhà trường: Họp ban chỉ đạo trong nhà trường phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên theo từng mảng công việc được giao. Giao nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ giáo viên nhân viên và các đoàn thể trong nhà trường: Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Tổ trưởng chun môn, Khối trưởng chủ nhiệm, GVCN. Xây dựng những tiêu chí thi đua khen thưởng để thúc đẩy phong trào
+ Thực hiện ngoài nhà trường; Thực hiện tốt sự kết hợp với các lực lượng giáo dục như Hội chữ thập đỏ, Hội cha mẹ học sinh, Hội cựu giáo chức trong trường và các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường như Hội phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ Huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, Huyện đồn Lộc Bình Lạng Sơn, phối hợp với chính quyền địa phương trong tổ chức các hoạt động xã hội trên địa bàn để tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt.
Thường xuyên có sự liên lạc trao đổi nắm bắt thông tin để kịp thời điều chỉnh để công tác giáo dục học sinh theo định hướng THTT, HSTC có hiệu quả cao.