3.1.1. Đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu đào tạo
Chỉ thị số 40/CT-Bộ GD&ĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường THPT giai đoạn 2008 - 2013 đề ra 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung, đây là những gợi ý cụ thể để thực hiện phong trào. Khi đề xuất biện pháp quản lý nhằm xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực", cần phải bám sát chặt chẽ định hướng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để các biện pháp bảo đảm sát thực, có tính khả thi, tránh chung chung, xa rời thực tế hoặc chệch hướng so với yêu cầu
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi
Thực tế cho thấy, có biện pháp quản lý phù hợp, phát huy hiệu quả ở địa phương này, đơn vị này nhưng lại không phù hợp ở địa phương khác, đơn vị khác; nếu áp dụng một cách máy móc đơi khi tác dụng ngược lại. Vì vậy muốn đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể đặc điểm của nhà trường, của tỉnh, của huyện Lộc Bình trên tất cả các phương diện như: tình hình đội ngũ, đặc điểm HS, cách thức quản lý, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động, điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương... Thơng qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn mới có thể đề ra các giải pháp có giá trị áp dụng vào thực tiễn.
Để đề ra các biện pháp, người đề xuất cần đầu tư nhiều công sức nghiên cứu, tìm tịi, tuy nhiên nếu biện pháp mang nặng tính lý thuyết, khơng phù hợp, khơng rõ ràng cụ thể hoặc xa rời thực tế, không đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực để triển khai áp dụng thì những đề xuất trở nên vơ nghĩa, lãng phí.
Vì vậy các biện pháp được đưa ra phải được cân nhắc, khảo sát, kiểm nghiệm khả năng vận dụng vào thực tế nhà trường.
3.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm và điều kiện nhà trường
Mọi hoạt động trong nhà trường đều có đích chung là thực hiện mục tiêu giáo dục, vì vậy khi đề xuất biện pháp trong đề tài phải xuất phát từ những mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục THPT quy định trong Luật giáo dục; mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020. Ngồi ra, cịn phải chú ý tới những mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế, xã hội, phát triển giáo dục, đào tạo của Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo
Mọi đề xuất, mọi giải pháp khi đưa ra muốn đạt được kết quả tốt cần phải dựa trên những nền tảng, cơ sở vững chắc là những căn cứ khoa học và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Để đề ra được những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cần có những căn cứ cơ bản sau:
- Căn cứ vào lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và lý luận dạy học hiện đại.
- Căn cứ vào những định hướng, mục tiêu phát triển GD&ĐT, giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của tỉnh, của thành phố thể hiện qua các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản pháp quy khác.
- Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học và phong trào thi đua.
- Căn cứ dự báo về những biến động và xu thế phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của thế giới, khu vực, tình hình trong nước và địa phương
3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ
Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tác động lên hầu hết các thành tố của quá trình dạy học: từ mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học, thầy và trò,
điều kiện CSVC, môi trường giáo dục... Thực hiện tốt một nội dung của phong trào thi đua sẽ làm tiền đề để thực hiện tốt các nội dung khác và ngược lại; nếu chỉ quan tâm đổi mới PPDH nhưng ít tác động những thành tố khác thì chất lượng giáo dục và hiệu quả đổi mới phương pháp chậm chuyển biến. Tương tự như vậy, các biện pháp quản lý đưa ra phải có tác dụng hỗ trợ nhau, khơng mâu thuẫn với nhau, phải được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán, tất cả đều nhằm một mục tiêu quản lí xây dựng "THTT, HSTC".