Thi nhảy bao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường học thân thiện tại trường trung học phổ thông tú đoạn huyện lộc bình, lạng sơn (Trang 76)

Ảnh 2.5. Thầy và trò tham gia lao động làm đường bê tông dẫn vào trường.

Ảnh 2.7. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

Phụ huynh học sinh có sự ủng hộ đối với các chủ trương, chính sách của nhà trường trong công tác giáo dục HS, có sự phối hợp với GVCN để quản lý và giáo dục HS.

Đảng ủy, chính quyền địa phương và các ban ngành ở địa phương rất quan tâm tới công tác GD, việc phối hợp các lực lượng trong công tác GD với nhà trường khá tốt.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được do còn 1 số hạn chế về kinh nghiệm quản lý và những lý do khách quan nên còn tồn tại 1 số nhược điểm như sau:

2.5.2. Điểm yếu

- Nguyên nhân cơ bản nhất: Nhận thức của một số cán bộ QLGD, GV về mục tiêu, yêu cầu, từng nội dung cụ thể của chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT chưa sâu sắc, thấu đáo, chưa thấy được tính tồn diện, bao quát, hướng tới

mục tiêu giáo dục HS phát triển tồn diện của phong trào; cịn cho rằng nói đến hưởng ứng phong trào thi đua thì Đồn thanh niên, Cơng đồn vào cuộc là đủ, chưa xác định được vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân đối với phong trào.

Khi khảo sát trên 60 Cán bộ, giáo viên thuộc 3 trường THPT trên địa bàn huyện Lộc Bình về Vai trò của các lực lượng khi tham gia xây dựng THTT thì 100% (60/60 phiếu) khẳng định Nhà trường (Hiệu trưởng, BGH)

phải là người chịu trách nhiệm quản lý tổ chức xây dựng THTT, 93,33% (56/60 phiếu) cho rằng thuộc về giáo viên. Vai trò của hội Cha mẹ học sinh là 70% (42/60 phiếu), của Học sinh là 40/60 phiếu (66,67%). Của các tổ chức khác như chính quyền, đồn thể là 54/60 (90%).

- Nguyên nhân thứ hai: Vai trò quản lý của Hiệu trưởng và BGH đối với mọi hoạt động phong trào THTT của nhà trường chưa thực sự hiệu quả, một số kỹ năng của Hiệu trưởng cịn hạn chế: Kỹ năng kế hoạch hố, kỹ năng phát hiện và huy động nguồn lực, kỹ năng tổ chức phân công-phân nhiệm, kỹ năng triển khai thực hiện, kỹ năng kiểm tra, kỹ năng phản hồi, thu thập thơng tin... Ngồi ra với số lượng lớn công việc cần triển khai trong ngành GD&ĐT như hiện nay, có một số nội dung Hiệu trưởng có biểu hiện bng lỏng, giao việc cho cấp dưới, thiếu sự nắm bắt, chỉ đạo, định hướng kịp thời. (bảng 2.10 và 2.11)

- Nguyên nhân thứ ba: Thiếu những điều kiện tiền đề, đồng bộ để thực hiện phong trào, trong đó có ngun nhân thuộc về chất lượng đội ngũ: cịn một tỷ lệ đội ngũ chưa đáp ứng được việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá để phát huy tính tự giác, chủ động, tích cực, sự tự tin cho người học; một số GV gặp khó khăn hoặc ngại ứng dụng CNTT vào giảng dạy; ý thức tự học nâng cao trình độ của một số GV chưa cao; một số GV bằng lịng với những gì đã có, ý thức phấn đấu vươn lên không rõ nét. Nhà trường thiếu các GV có khả năng triển khai các nội dung như giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động NGLL. Phịng học chức năng, phịng thực hành bộ mơn, trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Một số nội dung dạy học không phù hợp nhu cầu và khả năng nhận thức của HS... Những nguyên nhân trên

dẫn đến nhiều GV buộc phải dạy theo lối truyền thụ một chiều, tình trạng dạy học chủ yếu qua đọc chép chưa được chấm dứt, kết quả dạy học theo hướng phát triển tư duy, trí tuệ cho người học bị hạn chế. (bảng 2.6 và 2.7)

- Nguyên nhân thứ tư: một bộ phận học sinh lười học, ý thức tu dưỡng rèn luyện kém, một số có nếp sống thiếu văn hố, thiếu kỹ năng trong giao tiếp ứng xử, thiếu khả năng kiềm chế nên có lúc xơ sát, va chạm với nhau. Một phần HS người dân tộc thiểu số hạn chế trong nhận thức, thói quen; chưa bạo dạn, năng động, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Tỷ lệ HS hứng thú, say mê, tự tin trong học tập và các hoạt động giáo dục chưa cao. (Bảng 2.3)

- Nguyên nhân thứ năm: Khâu kiểm tra việc thực thi kế hoạch chưa được coi trọng. Sau khi xây dựng kế hoạch thực hiện, hằng tháng, hằng quí Ban giám hiệu chưa tổ chức rà soát đánh giá việc thực hiện kế hoạch để điều chỉnh kế hoạch và có giải pháp kịp thời nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. (Bảng 2.4, 2.5 và bảng 2.6)

Tiểu kết Chƣơng 2

Quản lí xây dựng THTT, HSTC ở các trường THPT là một nhiệm vụ

rất quan trọng và cần thiết ở các nhà trường hiện nay. Bởi nếu xây dựng thành cơng mơ hình này sẽ tạo nên một mơi trường giáo dục an tồn, bình đẳng, tạo hứng thú và phát huy tích tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của các em, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Trong môi trường “THTT, HSTC", học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách với, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khố, các trị chơi dân gian, các hoạt động tập thể. Tuy nhiên từ nghiên cứu thực tế cho thấy việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường THPT Tú Đoạn huyện Lộc Bình, tỉnhLạng Sơn bên cạnh những nỗ lực và kết quả đáng khích lệ, song vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt

ra. Điều đáng quan tâm nhất là việc thực hiện các chức năng quản lý nhà trường gắn với việc tuyên truyền, thực hiện các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở nhà trường chưa thực hiện một cách đồng bộ.Để thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Hiệu trưởng nhà trường cần:

- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV và đặc biệt là nhận thức của HS và CMHS về phong trào này;

- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn;

- Tổ chức dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS, giúp các em tự tin trong học tập;

- Rèn luyện kỹ năng sống cho HS;

- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh;

- Tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM QUẢN LÍ XÂY DỰNG "THTT, HSTC" TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG TÚ ĐOẠN HUYỆN LỘC

BÌNH, LẠNG SƠN

3.1. Một số nguyên tắc để xây dựng biện pháp quản lí xây dựng THTT, HSTC

3.1.1. Đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu đào tạo

Chỉ thị số 40/CT-Bộ GD&ĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường THPT giai đoạn 2008 - 2013 đề ra 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung, đây là những gợi ý cụ thể để thực hiện phong trào. Khi đề xuất biện pháp quản lý nhằm xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực", cần phải bám sát chặt chẽ định hướng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để các biện pháp bảo đảm sát thực, có tính khả thi, tránh chung chung, xa rời thực tế hoặc chệch hướng so với yêu cầu

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Thực tế cho thấy, có biện pháp quản lý phù hợp, phát huy hiệu quả ở địa phương này, đơn vị này nhưng lại không phù hợp ở địa phương khác, đơn vị khác; nếu áp dụng một cách máy móc đơi khi tác dụng ngược lại. Vì vậy muốn đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể đặc điểm của nhà trường, của tỉnh, của huyện Lộc Bình trên tất cả các phương diện như: tình hình đội ngũ, đặc điểm HS, cách thức quản lý, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động, điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương... Thơng qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn mới có thể đề ra các giải pháp có giá trị áp dụng vào thực tiễn.

Để đề ra các biện pháp, người đề xuất cần đầu tư nhiều cơng sức nghiên cứu, tìm tịi, tuy nhiên nếu biện pháp mang nặng tính lý thuyết, khơng phù hợp, không rõ ràng cụ thể hoặc xa rời thực tế, không đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực để triển khai áp dụng thì những đề xuất trở nên vơ nghĩa, lãng phí.

Vì vậy các biện pháp được đưa ra phải được cân nhắc, khảo sát, kiểm nghiệm khả năng vận dụng vào thực tế nhà trường.

3.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm và điều kiện nhà trường

Mọi hoạt động trong nhà trường đều có đích chung là thực hiện mục tiêu giáo dục, vì vậy khi đề xuất biện pháp trong đề tài phải xuất phát từ những mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục THPT quy định trong Luật giáo dục; mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020. Ngồi ra, cịn phải chú ý tới những mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế, xã hội, phát triển giáo dục, đào tạo của Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo

Mọi đề xuất, mọi giải pháp khi đưa ra muốn đạt được kết quả tốt cần phải dựa trên những nền tảng, cơ sở vững chắc là những căn cứ khoa học và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Để đề ra được những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cần có những căn cứ cơ bản sau:

- Căn cứ vào lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và lý luận dạy học hiện đại.

- Căn cứ vào những định hướng, mục tiêu phát triển GD&ĐT, giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của tỉnh, của thành phố thể hiện qua các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản pháp quy khác.

- Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học và phong trào thi đua.

- Căn cứ dự báo về những biến động và xu thế phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của thế giới, khu vực, tình hình trong nước và địa phương

3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ

Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tác động lên hầu hết các thành tố của quá trình dạy học: từ mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học, thầy và trò,

điều kiện CSVC, môi trường giáo dục... Thực hiện tốt một nội dung của phong trào thi đua sẽ làm tiền đề để thực hiện tốt các nội dung khác và ngược lại; nếu chỉ quan tâm đổi mới PPDH nhưng ít tác động những thành tố khác thì chất lượng giáo dục và hiệu quả đổi mới phương pháp chậm chuyển biến. Tương tự như vậy, các biện pháp quản lý đưa ra phải có tác dụng hỗ trợ nhau, không mâu thuẫn với nhau, phải được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán, tất cả đều nhằm một mục tiêu quản lí xây dựng "THTT, HSTC".

3.2. Các biện pháp quản lí xây dựng THTT, HSTC

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và trách nhiệm của việc quản lí xây dựng THTT, HSTC trị và trách nhiệm của việc quản lí xây dựng THTT, HSTC

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

- Làm cho cán bộ, GV, cha mẹ học sinh và học sinh hiểu rõ vai trị và trách nhiệm của mình trong việc quản lí xây dựng THTT, HSTC.

- Làm cho CBQL, GV, HS và các tổ chức trong và ngoài nhà trường nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

- Làm cho các lực lượng xã hội hiểu và đồng thuận, phối hợp với nhà trường trong việc quản lí xây dựng THTT, HSTC

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Tuyên truyền quán triệt các văn bản của bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Lạng Sơn đến các lực lượng giáo dục về vai trò và trách nhiệm của việc quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện Tuyên truyền trong trường

- Đối với Hội đồng giáo dục nhà trường: Hiệu trưởng tiếp tục phổ biến hệ thống các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đến tồn thể CBQL, GV, NV; phân tích, cụ thể hố các hoạt động dần triển khai, nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức đoàn thể trong nhà trường, từng tổ nhóm chun mơn, từng

thành viên trong hội đồng giáo dục. Cần lưu ý điểm riêng, khác biệt của cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" với các cuộc vận động khác là tính "thân thiện" thể hiện ở các mối quan hệ giữa Thầy với Thầy, Thầy với Trò, Trò với Trò, Trò với cộng đồng...

- Đối với hội CMHS: Trong các cuộc họp phụ huynh, Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) tiếp tục tuyên truyền về phong trào để phụ huynh hiểu được chủ trương, kế hoạch của ngành giáo dục, của nhà trường, thấy được sự cần thiết phải phối hợp với nhà trường để tạo lập môi trường giáo dục thân thiện, an toàn cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Hiệu trưởng cần chỉ rõ, phụ huynh phải tạo bầu khơng khí thân thiện tại mỗi gia đình: khơng khí ấm cúng, hồ thuận, đầy tình u thương, trẻ được chăm sóc, bảo vệ, được biểu đạt ý kiến, được tôn trọng, được cảm thơng, chia sẻ... Đồng thời nhà trường, gia đình cần cùng với các lực lượng xã hội tạo một môi trường văn minh, người với người đối xử với nhau đầy tính nhân văn. Với sự đồng nhất giữa gia đình, nhà trường, xã hội như vậy, HS sẽ ln cảm thấy an tồn, tự tin, là điều kiện để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của các em.

- Đối với HS: HS vừa là đối tượng được hưởng lợi từ phong trào nhưng cũng là chủ thể của phong trào, mục tiêu quản lí xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" sẽ khơng đạt được nếu như học sinh khơng tích cực. Hiện nhà trường hầu như chưa thấy được vai trò, vị trí của HS trong thực hiện phong trào nên đã vơ tình đặt HS vào thế thụ động, đợi sự sắp đặt của thầy cơ giáo, thậm chí nhiều em thờ ơ ngoài cuộc. Hiệu trưởng cần tuyên truyền nội dung phong trào thi đua tới HS trong buổi tập trung chào cờ đầu tuần, thông qua đội ngũ cán bộ lớp, đội ngũ GVCN... Khi các em thấy được vai trị chủ thể của mình, sẽ chủ động trong việc tham gia, thực hiện các nội dung phong trào; cần phân tích để HS hiểu tính thân thiện mà mục tiêu phong trào đề ra, sự thân thiện thể hiện qua cách giao tiếp văn minh lịch sự; qua lối sống có trách nhiệm, có văn hố; qua sự chun cần chủ động, tích cực, sáng tạo, ý thức vươn lên trong học tập của HS.

Ngồi hình thức tun truyền qua các cuộc họp, các buổi giao ban, Hiệu trưởng niêm yết hệ thống văn bản cần thiết tại các bảng tin, lên trang Web của trường, qua hộp thư điện tử dùng chung... để GV, NV, HS, Phụ huynh HS và xã hội cùng biết, hiểu về phong trào và cùng thực hiện.

Tuyên truyền với các lực lượng ngoài nhà trường

- Thường xuyên báo cáo với lãnh đạo địa phương (lãnh đạo Huyện Lộc Bình, lãnh đạo xã Tú đoạn và các xã lân cận...) về yêu cầu, nội dung các văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường học thân thiện tại trường trung học phổ thông tú đoạn huyện lộc bình, lạng sơn (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)