Đổi mới phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường học thân thiện tại trường trung học phổ thông tú đoạn huyện lộc bình, lạng sơn (Trang 32)

khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.

- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.

1.4.3.3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; nâng cao tính tự lực tự quản của các em.

- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thơng, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô đùa nguy hiểm.

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hịa bình, phịng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Chấm dứt các vi phạm đánh nhau, tụ tập băng nhóm…

1.4.3.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh: tham gia Đại hội TDTT các cấp, tổ chức Hội diển Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và tham gia các Hội diễn văn nghệ tại địa phương.

- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh: Đoàn trường tổ chức các hoạt động vui chơi, hội trại 26/03.

1.4.3.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương

- Nhận chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Thực hiện lồng ghép với các môn học để giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, tinh thần cách mạng một cách có hiệu quả nhất cho tất cả học sinh.

- Chủ động phối hợp với BQL khu di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương để tổ chức cho học sinh lao động, chăm sóc di tích góp phần làm cho di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương ngày càng đẹp, xứng đáng là di tích lịch sử có tác dụng giáo dục, tuyên truyền và giới thiệu di tích với bạn bè và khách du lịch.

- Tổ chức sinh hoạt, giã ngoại, cắm trại, báo cáo truyền thống... ngay trên khu di tích lịch sử để cho các em có điều kiện gần gũi hơn với khu di tích, gắn bài học với thực tiễn để giáo dục truyền thống văn hoá, tinh thần cách mạng một cách có hiệu quả.

1.5. Ý nghĩa của quản lí xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực

Ý nghĩa quan trọng nhất của việcquản lí xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục (Cả về vật chất lẫn tinh thần) an tồn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ.

Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học.

Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển tồn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.

Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là lịng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực giáo dục ngày càng được nâng cao và sự đồng lòng tham gia của mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Yêu cầu đó được thể hiện như sau:

- Mỗi thầy, cô giáo, cán bộ của nhà trường phải thể hiện được thái độ, tình cảm u thương, tơn trọng học sinh trong mọi hoạt động trong và ngoài nhà trường; đảm bảo sự thân thiện trong nội bộ, giữ vững đoàn kết trên cơ sở tôn trọng, thông cảm với nhau. Thực hiện tốt hai cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".

- Phấn đấu để giảng dạy có hiệu quả theo những yêu cầu đã nêu. - Trong dạy học cần coi trọng yêu cầu phát triển kĩ năng vận dụng, đặc biệt là vận dụng những điều đã học vào thực tiễn địa phương. Giáo viên cần lồng ghép các tri thức về văn hố dân gian nói chung, về các di sản văn hố, di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng vào bài giảng sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh và gắn chặt với bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương.

- Cơng đồn nhà trường theo sự chỉ đạo từ Cơng đồn Giáo dục cấp trên tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các đồn viên cơng đồn của mình; phát hiện và tổ chức báo cáo điển hình người tốt, việc tốt; tổ chức các cuộc thi giới thiệu sáng kiến và nhân rộng điển hình, phổ biến sáng kiến; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cơng đồn viên; xây dựng tập thể

giáo viên thân thiện, mẫu mực, đoàn kết giúp nhau nâng cao năng lực hoạt động giáo dục và tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí, bảo đảm sức khỏe và điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, thực hiện các phúc lợi xã hội.

1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến q trình thực hiện quản lí xây dựng phong trào trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực

1.6.1. Đặc điểm học sinh trường THPT

Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hịa, cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Các em có thể làm những cơng việc nặng của người lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này khơng phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó cịn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…)

Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó cịn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em. Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình. Các em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Các em bắt đầu quan tâm chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và

điều kiện kinh tế chính trị của gia đình. Có thể nói rằng cuộc sống của các em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa lao động. Ở nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Đòi hỏi các em tự giác, tích cực độc lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập khơng chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà cịn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em. Việc gia nhập Đồn TNCS HCM trong nhà trường địi hỏi các em phải tích cực độc lập, sáng tạo, phải có tính ngun tắc, có tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và tự phê bình.

Xã hội đã giao cho lứa tuổi học sinh THPT quyền công dân, quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn. Tất cả các em đã có suy nghĩ về việc chọn nghề. Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng,các em có dịp hịa nhập và cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.

Tóm lại: Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn. Thái độ đối xử của người lớn với các em thường thể hiện tính chất hai mặt đó là: Một mặt người lớn ln nhắc nhở rằng các em đã lớn và đòi hỏi các em phải có tính độc lập, phải có ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý, nhưng mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng với những địi hỏi của người lớn…

1.6.2. Vai trò của các lực lượng trong việc quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Hiệu trưởng các trường phổ thông là người trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để người Hiệu trưởng hoàn thành được nhiệm vụ này, rất cần có sự quan tâm vừa tồn diện vừa thiết thực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa

phương, sự ủng hộ, ham gia của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng nơi thường đóng, cụ thể là:

- Ngành Giáo dục, nghành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Đồn thanh niên các Tỉnh và huyện cần tham mưu để tỉnh ủy, Huyện ủy, UBND tỉnh và huyện đưa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một nội dung quan trọng trong nghị quyết của cấp ủy và chính quyền khi triển khai kế hoạch kinh tế, xã hội của địa phương hằng năm.

- UBND tỉnh và huyện cần tạo các điều kiện cần thiết để nghành Giáo dục, nghành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đồn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch liên nghành về phong trào này.

- UBND tỉnh và huyện phân bổ, hỗ trợ kịp thời các nguồn lực, kết hợp vận động các doanh nghiệp tài trợ để tập trung giải quyết dứt điểm việc kiên cố hóa trường lớp và đảm bảo mỗi trường học đều có đủ cơng trình vệ sinh trước năm học 2009- 2010.

- UBND các xã, phường và nghành giáo dục cần chú ý tới trẻ em có các hồn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em trong độ tuổi được đến trường và học hết cấp học, kịp thời động viên, có biện pháp giúp đỡ thiết thực những học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Các đồn thể chính quyền huyện, xã vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn thể, doanh nghiệp, cha mẹ và học sinh ủng hộ về vật chất và tinh thần, đặc biệt là những dụng cụ thể thao, dụng cụ chơi các trò chơi dân gian có thêm điều kiện cho việc học tập, vui chơi rèn luyện cho học sinh. Việc vận động nên tiến hành theo từng chương trình, hoạt động cụ thể thiết thực, khuyến khích những hoạt động có sự tham gia tổ chức, tài trợ của các doanh nghiệp, doanh nhân, các mạnh thường quân, các nghệ nhân,…

- UBND quận, huyện, xã, phường và các đoàn thể (Hội khuyến học, Hội cụ chiến binh,…) hỗ trợ và phối hợp với nhà trường tổ chức tốt sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và các hình thức khác để tuyên dương, trao phần thưởng kịp thời cho học sinh có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo những ấn tượng tốt đẹp cho các em.

- UBND các huyện, xã phối hợp cùng nhà trường tổ chức cho học sinh trung học trồng cây vào dịp đầu xuân, duy trì việc chăm sóc cây thường xuyên và cùng tổ dân phố, thơn xóm huy động người dân và học sinh tổ chức vệ sinh để khu di tích lịch sử, văn hóa, đường làng ngõ xóm ln được sạch sẽ…

- Chương trình phát thanh của xã, truyền hình truyền thanh, báo chí của tỉnh cần tun truyền đến nhân dân địa phương,các tổ chức đoàn thể, các hội ở địa phương về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào thi đua và khả năng đóng góp của cá nhân và tổ chức cho phong trào này.

Tiểu kết Chƣơng 1

Qua tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Quản lí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường THPT là rất cần thiết, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển giáo dục.

2. Trong đề tài này, trường học thân thiện được hiểu là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh em; mọi hoạt động GD trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; trường học gắn bó mật thiết với địa phương.

3. Trong điều kiện hiện nay, người Hiệu trưởng không chỉ là người quản lý hành chính - tổ chức, nhà sư phạm mẫu mực mà cịn là nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà văn hóa và hơn thế nữa là nhà ngoại giao.

4. Trước nhiệm vụ quản lí xây dựng THTT, HSTC Hiệu trưởng cần chú ý phát triển đồng bộ 16 kỹ năng quản lý.

Trên đây là những vấn đề về tri thức lý luận. Để đưa ra các biện pháp mang tính hợp lý và khả thi, chúng tơi cần nghiên cứu thực trạng quản lý xây dựng THTT, HSTC sẽ được trình bày tại chương 2 luận văn này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THƠNG TÚ ĐOẠN HUYỆN LỘC BÌNH, LẠNG SƠN

2.1. Khái qt về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của huyện Lộc bình,

Tỉnh lạng sơn

2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư huyện Lộc Bình, Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng đông bắc, cửa ngõ phía Bắc của nước ta, có vị trí địa lý kinh tế và chính trị quan trọng. Lộc Bình là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, Huyện nằm ở phía đơng tỉnh Lạng Sơn, phía bắc giáp huyện Cao Lộc, phía tây là huyện Chi Lăng, phía nam là Bắc Giang, phía đơng nam giáp huyện Đình Lập, phía đơng bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc). Tại Lộc Bình có 4 dân tộc chính sinh sống là Kinh, Tày, Nùng và Hoa. Huyện có diện tích 998 km2 và dân số là 88.324 người (2013). Huyện có hai thị trấn Lộc Bình và Na Dương, huyện lỵ là thị trấn Lộc Bình nằm trên Quốc lộ 4 (4B), cách thành phố Lạng Sơn 20 km về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường học thân thiện tại trường trung học phổ thông tú đoạn huyện lộc bình, lạng sơn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)