Chính sách giá cả

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút khách tại khách sạn bạch đằng (Trang 25 - 27)

e) Các sự kiện đặc biệt

1.4.3. Chính sách giá cả

Khi tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ, khách hàng phải bỏ tiền túi ra để chi trả. Vì vậy, giá cả hàng hóa dịch vụ được coi là chỉ số đầu tiên để họ đánh

giá phần “được” và chi phí phải bỏ ra để tiêu dùng hàng hóa và thỏa mãn thưởng thức các dịch vụ.

Do đó trong hoạt động Marketing của khách sạn, cơng tác định giá là công tác phức tạp và quan trọng nhất. Song, các khách sạn không chỉ xây dựng một mức giá duy nhất mà phải xây dựng cho mình những chiến lược giá để có thể thích ứng một cách nhanh chóng với thay đổi về cầu, về chi phí, thu hút khách và cạnh tranh về giá với các đối thủ trên thị trường.

Một số các chính sách về giá như sau: * Chiết giá và giảm giá:

- Chiết giá vì mua số lượng lớn: nhằm khuyến khích người mua gia tăng số lượng của mỗi hợp đồng và mua tập trung nhiều lần của một người bán. Ví dụ: khi khách đặt tiệc cưới với số lượng sản phẩm dịch vụ lớn.

- Chiết khấu thời vụ: là việc giảm giá cho những khách hàng mua hàng hóa hay dịch vụ trái vụ. Điều này giúp các nhà kinh doanh khách sạn duy trì mức kinh doanh ổn định trong cả năm. Ví dụ: khi khách đi du lịch nghỉ biển vào mùa đông.

- Giảm giá: thường áp dụng cho những khoản tiêu dùng của khách đi theo đoàn, thưởng cho những đại lý tham gia vào các chương trình hỗ trợ tiêu thụ. Ví dụ: khách đi theo đồn nghỉ từ 10 phịng trở lên miễn phí 1 phòng cho hướng dẫn và lái xe, nghỉ dưới 10 phịng thì giảm giá 5o% giá phịng cho hướng dẫn và lái xe…

* Định giá phân biệt sản phẩm:

Khách sạn có thể định ra một mức giá khác cho sản phẩm của mình mà khách sạn khác khơng có được nhằm gây ấn tượng đối với khách hàng.

Chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt sẽ là biện pháp hiệu quả để thu hút khách đặc biệt là đối với những khách hàng có khả năng thanh tốn trung bình.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút khách tại khách sạn bạch đằng (Trang 25 - 27)