Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút khách tại khách sạn bạch đằng (Trang 39 - 47)

e) Các sự kiện đặc biệt

2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn trong những năm gần đây

năm gần đây

Trong những năm gần đây, từ khi tiến hành cổ phần hóa, khách sạn tuy có gặp khó khăn và có sự biến động về doanh thu nhưng hoạt động kinh doanh của khách sạn ngày càng phát triển tương đối tốt.

Năm 2006: Tổng doanh thu của khách sạn là 2.802.042.872 VNĐ Năm 2007: Tổng doanh thu của khách sạn là 3.282.509.074 VNĐ Năm 2008: Tổng doanh thu của khách sạn là 3.810.607.446 VNĐ

Nếu như năm 2006 tổng doanh thu của khách sạn là 2.802.042.872 VNĐ thì đến năm 2007 tổng doanh thu của khách sạn là 3.282.509.074 VNĐ, tăng 17% so với năm 2006. Năm 2008 tổng doanh thu của khách sạn là 3.810.607.446 VNĐ, tăng 16% so với năm 2007, tỷ lệ giảm là 1% nhưng lại tăng 35% so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ khách sạn đã có nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình.

BẢNG SỐ 03

CƠ CẤU DOANH THU CỦA KHÁCH SẠN TRONG 3 NĂM 2006-2007-2008

(Đơn vị tính: làm trịn đến đơn vị nghìn đồng)

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Loại dịch vụ Doanh thu Tổng doanh thu (%) Doanh thu Tổng doanh thu (%) Doanh thu Tổng doanh thu (%) Tổng doanh thu 2.802.043 100 3.282.509 100 3.810.607 100 Lưu trú 1.260.919 45 1.339.264 40,8 1.601.760 42 Nhà hàng 860.227 30,7 1.148.878 35,0 1.220.782 32 Vận chuyển 50.437 1,8 229.776 0,7 46.602 1,2 Doanh thu khác 630.460 22,5 771.390 23,5 983.137 25,8

(Nguồn: Số liệu thống kê của khách sạn Bạch Đằng)

Theo bảng số liệu trên, ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 3 năm đã có sự biến đổi cả về doanh thu và cơ cấu. Cụ thể như sau:

Năm 2007

Nếu doanh thu từ kinh doanh lưu trú năm 2006 là 1.260.919.292 VNĐ đạt 45% thì đến năm 2007 đã giảm đi là 1.339.263.702 VNĐ chỉ đạt 40,8% trong tổng doanh thu. Điều đó cho ta thấy rằng doanh thu từ lưu trú vẫn là nguồn thu chủ yếu của khách sạn nhưng do gặp khó khăn trong thời kỳ vừa cổ phần hóa nên tình hình khách chưa ổn định.

Năm 2007, tổng doanh thu tăng so với năm 2006 là 17% nhưng đến năm 2008 lại giảm 1%, tuy mức giảm khơng nhiều nhưng nhìn chung khách sạn cần có biện

pháp để thu hút khách nhằm nâng cao cơng suất sử dụng phịng và nâng cao lợi nhuận cho khách sạn.

Năm 2008

Khách sạn Bạch Đằng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của mình và đẩy mạnh giao dịch ký kết hợp đồng với các công ty lữ hành như Công ty Du lịch Dịch vụ Hoa phượng… hay các cơng ty có chun gia nước ngồi đến Hải Phịng nghiên cứu cơng tác như Cơng ty Công nghiệp tàu thủy Vinashine, Cơng ty đóng tàu Phà Rừng… Tuy nhiên, số lượt khách đến với khách sạn vẫn chưa cao, vì thế doanh thu từ kinh doanh lưu trú năm 2008 là 1.601.759.963 VNĐ đạt 42% trong tổng doanh thu.

BIỂU ĐỒ SỐ 01 CƠ CẤU DOANH THU

CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

(Đơn vị tính: %)

Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng trong 3 năm 2006 - 2007 - 2008, doanh thu các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn Bạch Đằng ngày càng tăng, chỉ có doanh thu của lĩnh vực vận chuyển là có sự biến đổi không ổn định.

Năm 2007

Tổng doanh thu năm 2007 là 3.802.509.074 VNĐ, tăng 17% so với năm 2006. Trong đó, doanh thu từ kinh doanh lưu trú là 1.339.263.702 VNĐ chiếm 40,8% trong tổng doanh thu, nhưng lại giảm 4,2% so với năm 2006. Doanh thu từ kinh doanh nhà hàng năm 2007 là 1.148.878.176 VNĐ, tăng 288.651.015 VNĐ tức là tăng 4,3% so với năm 2006 và chiếm 35% trong tổng doanh thu. Mặt khác, doanh thu từ kinh doanh dịch vụ vận chuyển lại tăng nhiều, tăng 179.338.864 VNĐ nhưng lại chỉ chiếm 0,7% trong tổng doanh thu. Điều này cho thấy rằng khách sạn nên chú ý đến việc đầu tư các phương tiện vận chuyển có chất lượng cho phù hợp với yêu cầu của khách. Doanh thu từ các dịch vụ khác so với năm 2006 cũng tăng 1%, tuy mức tăng không nhiều nhưng chứng tỏ khách sạn đã có cố gắng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh.

Năm 2008

Tổng doanh thu năm 2008 là 3.810.607.446 VNĐ, tăng 528.098.372 VNĐ so với năm 2007. Năm 2008, cơ cấu doanh thu của khách sạn đã có nhiều biến đổi.

Nếu như năm 2007, doanh thu từ kinh doanh lưu trú chiếm 40,8% trong tổng doanh thu thì năm 2008 doanh thu từ lĩnh vực này đã chiếm 42%, tăng 1,2% so với năm 2007. Doanh thu từ kinh doanh nhà hàng là 1.220.781.734 VNĐ tăng so với năm 2007 nhưng lại chỉ chiếm 32% trong tổng doanh thu. Doanh thu từ dịch vụ vận chuyển là 46.602.163 VNĐ, giảm đi so với năm 2007 nhưng lại chiếm 1,2% trong tổng doanh thu của khách sạn. Doanh thu từ các dịch vụ khác ngày càng tăng và chiếm 25,8% trong tổng doanh thu.

Như vậy, ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 3 năm ngày càng phát triển, doanh thu từ kinh doanh lưu trú vẫn là nguồn thu chủ yếu của khách sạn. Vì vậy, khách sạn Bạch Đằng cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng cả về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường khách đến với khách sạn.

Theo các chuyên gia thì cơ cấu chung của một khách sạn thường phải là: 60% doanh thu buồng ngủ

30% doanh thu ăn uống

10% doanh thu dịch vụ bổ sung

Để cơ cấu doanh thu của khách sạn cân đối như vậy thì khách sạn Bạch Đằng cần đẩy mạnh công tác thu hút khách hơn nữa.

BẢNG SỐ 04

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

(Đơn vị tính: VNĐ)

TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Tổng doanh thu 2.802.042.872 3.282.509.074 3.810.607.446 2 Tổng chi phí 3.228.334.088 2.360.034.549 2.415.856.792 3 Lợi nhuận sau thuế TNDN (552.359.361) 88.135.870 314.531.365 4 Tiền lương nhân viên 1.250.000 1.355.000 1.425.000

5 Cơng suất sử dụng phịng 58% 60,8% 63,5%

(Nguồn: Số liệu thống kê của khách sạn Bạch Đằng)

BIỂU ĐỒ SỐ 02

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng trong 3 năm, hoạt động kinh doanh của khách sạn biến đổi không nhiều.

Năm 2006

Tổng doanh thu của khách sạn năm này nhỏ hơn tổng chi phí. Đây là điều khơng đáng ngạc nhiên bởi vì năm 2004 khách sạn được cổ phần hóa nên trong những năm đầu thích nghi với điều kiện kinh doanh mới gặp phải một số khó khăn, cần đầu tư nhiều để mua sắm trang thiết bị, xây dựng các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh, tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên... nhằm thu hút khách và tạo uy tín đối với khách hàng.

Trong 3 năm, năm 2006 tổng doanh thu là thấp nhất đạt 2.802.042.872 VNĐ nhưng tổng chi phí lại là cao nhất 3.228.334.088 VNĐ với cơng suất sử dụng phịng đạt 58%. Tuy khách sạn xác định thị trường khách “ổn định và lâu dài” là thị trường khách Trung Quốc nhưng khách sạn vẫn chưa khai thác hết nguồn khách trên thị trường cũng như khả năng đón tiếp khách của khách sạn, thể hiện ở chỗ khách sạn có doanh thu nhưng chưa có lợi nhuận.

Lượng khách du lịch đến với khách sạn chịu ảnh hưởng của thời vụ được phân bố như sau:

Từ tháng 5 đến tháng 9: thấp điểm Từ tháng 10 đến tháng 11: cận điểm Từ tháng 12 đến tháng 4: cao điểm

Chủ yếu là khách du lịch nước ngoài như khách Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Inđơnêxia… Ngồi ra cịn có khách Âu bao gồm cả khách du lịch, kinh doanh và các chuyên gia tới sống và làm việc dài hạn ở Hải Phòng hay các tỉnh lân cận.

Tổng chi phí so với doanh thu giảm hơn so với năm 2006, tổng doanh thu là 3.282.509.074 VNĐ thì chi phí là 2.360.034.549 VNĐ. Điều này thể hiện rằng khách sạn đã giảm bớt chi phí cho việc đầu tư mua sắm trang thiết bị và đã bắt đầu thích nghi dần với mơi trường kinh doanh mới, hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, doanh thu của khách sạn tăng 17% so với năm 2006. Bên cạnh đó, cơng suất sử dụng phịng cũng đạt 60,8% tăng 2,8% so với năm 2006. Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ chất lượng phục vụ của khách sạn ngày càng được nâng cao. Năm 2008

Năm 2008, công suất sử dụng buồng là 63,5% tăng 2,7% so với năm 2007, doanh thu của khách sạn cao hơn chi phí mà khách sạn bỏ ra.

Năm 2008, mức lợi nhuận của khách sạn tăng lên đáng kể, cụ thể là tăng 226.395.495 VNĐ tức là tăng 3,5% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của khách sạn ngày càng có hiệu quả hơn.

Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, khó khăn khơng ít nhưng khách sạn Bạch Đằng không ngừng vươn lên đứng vững và phát triển. Chúng ta cần phân tích thực trạng nguồn khách của khách sạn Bạch Đằng.

Ta đi cần phân tích về doanh thu và lợi nhuận đạt được của khách sạn Bạch Đằng trong 3 năm 2006 – 2007 – 2008.

BIỂU ĐỒ SỐ 03

DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN BẠCH ĐẰNG

(Đơn vị tính: VNĐ)

Nhận xét Năm 2006

Đây là thời gian đầu sau khi khách sạn cổ phần hóa, tổng doanh thu của khách sạn đạt 2.802.042.872 VNĐ nhưng chưa có lợi nhuận. Việc chú trọng tăng chi phí năm 2006 đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật chuẩn bị cho các năm sau đạt doanh thu lớn hơn có thể là một sự tăng cần thiết trong chiến lược phát triển kinh doanh của khách sạn Bạch Đằng. Tuy năm 2006 cơng suất phịng chỉ đạt 58% do khách sạn cần thời gian sửa chữa bảo trì thiết bị mới nên phải nghỉ phục vụ khách trong một số phòng nhưng khách sạn vẫn can đảm chấp nhận.

Năm 2007

Tổng doanh thu của khách sạn 3.282.509.074 Việt Nam, tăng lên so với năm 2006 và cơng suất phịng cũng đạt 60,8% tăng so với năm 2006. Khách sạn đã bắt đầu kinh doanh có lãi, tiền lương của nhân viên khách sạn cũng được cải thiện. Điều đó càng chứng tỏ rằng việc đầu tư chi phí vào năm 2006 và sẵn sàng chấp

chiến lược đúng đắn của Bạch Đằng. Cụ thể năm 2007, khách sạn có lợi nhuận là 88.135.870 VNĐ. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với khách sạn Bạch Đằng. Năm 2008

Tổng doanh thu của khách sạn ngày càng tăng, mức lợi nhuận đạt được là 314.531.365 VNĐ, tăng 3,5% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ rằng khách sạn Bạch Đằng đã có tầm nhìn xa trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình, làm cho hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao, cơng suất phịng đạt 63,5% cũng tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng khách sạn đã có cố gắng trong cơng tác thu hút khách. Với những kết quả đạt được như vậy, khách sạn Bạch Đằng cần tiếp tục phát huy và cố gắng hơn nữa trong công tác thu hút khách sạn đến với khách sạn.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút khách tại khách sạn bạch đằng (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w