Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư thực trạng huy động vốn của ngân hàng tmcp việt á chi nhánh hà nội (Trang 71 - 76)

5. Kết cấu khóa luận

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước

Để thuận tiện cho việc huy động trong nền kinh tế, Nhà nước cần có chính sách mềm dẻo linh hoạt phù hợp hoạt động tình hình kinh tế. Có các chính sách khuyến khích NHTM phát triển, cạnh tranh tồn tại.

● Ổn định mơi trường kinh tế

Chính phủ phải có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, hợp lý. Duy trì lạm phát ở mức hợp lý, có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt tránh các đột biến làm giảm giá trị của nội tệ, nhằm ổn định tiền tệ, giúp người dân mạnh dạn trong đầu tư và gửi tiền vào ngân hàng. Bởi nếu lạm phát cao người dân sẽ chuyển sang tích lũy dưới các hình thức khác. Và lạm phát cao, đồng tiền nội tệ mất giá so với ngoại tệ, ngân hàng phải tăng lãi suất bù đắp mức độ trượt giá, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng, giảm lợi nhuận của ngân hàng.

● Chính sách kinh tế hợp lý, khuyến khích các hoạt động ngân hàng

Nhà nước kiểm sốt điều hành hoạt động thơng qua các chính sách kinh tế tác động đến các thành phần kinh tế. Với vai trị là trung gian tài chính, NHTM có tác động rất lớn đến nền kinh tế đặc biệt là vấn đề vốn. Chính vì vậy Nhà nước có những chính sách kinh tế hợp lý, chặt chẽ để tạo một môi trường hoạt động hiệu quả cho ngân hàng phát huy hiệu quả đồng vốn đối với nền kinh tế.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước có chức năng quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng thương mại, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng. Do đó, ngân hàng Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Chính vì lẽ đó, cần phải xây dựng và hồn thiện chính sách tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ phát triển, nhằm khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp gửi tiền bằng công cụ lãi suất, tỷ giá, thị trường mở... Cần điều hành lãi suất linh hoạt theo từng thời kỳ, đảm bảo lợi ích cho

64

cả ngân hàng và khách hàng gửi tiền. Ln cố gắng duy trì mức lãi suất dương, để đảm bảo lợi ích và thu hút người gửi tiền.

Ngân hàng Nhà nước nên quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc hợp lý và có biện pháp điều chỉnh thích hợp mỗi khi có sự biến động từ thị trường, không nên quy định tỷ lệ này q cao vì nó sẽ làm tăng chi phí của nguồn vốn huy động làm ảnh hưởng đến nguồn cho vay cũng như lợi nhuận của ngân hàng.

Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng TMCP Việt Á

Công tác huy động vốn ngày càng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt, chi phí huy động vốn ngày càng tăng cao, do tăng lãi suất huy động, tăng chi phí khuyến mại, quảng cáo. Để khuyến khích VAB- Chi nhánh Hà Nội trong huy động vốn, nên đề xuất với Ngân hàng TMCP Việt Á cho VAB - Chi nhánh Hà Nội chủ động áp dụng lãi suất linh hoạt để cạnh tranh. Ngân hàng TMCP Việt Á chỉ nên ban hành lãi suất trần huy động.

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cả về lý thuyết lẫn thực tế nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ nhân viên làm công tác huy động vốn.

Nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động mới nhằm thu hút khách hàng dân cư và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn vốn huy động từ các đối tượng trên thường ổn định về thời hạn, lãi suất. Phát hành thêm các chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài, kỳ phiếu... nhằm thu hút nguồn vốn dài hạn từ dân cư.

65

KẾT LUẬN

Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế quốc tế vốn luôn là yếu tố đầu vào đầu tiên và quan trọng quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại. Do đó hoạt động huy động vốn của NHTM mang ý nghĩa to lớn hiện tại và trong tương lai.

Việc nghiên cứu hoạt động huy động vốn của NHTM từ đó đưa ra các giải pháp giúp NHTM tăng cường huy động vốn giúp cho các NHTM phát triển ổn định và bền vững. Đây là một vấn đề tưởng chừng đơn giản tuy nhiên nó lại mang tính quyết định đến sự tồn tại không những của NHTM mà cho cả các doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy đơng vốn của Ngân hàng khơng chỉ có ý nghĩa đối với bản thân mà cịn có ý nghĩa đối với tồn xã hội. Thơng qua hoạt động huy động vốn của Ngân hàng sẽ tạo ra nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của Ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an tồn.Vì thế việc phân tích đánh giá tình hình huy động vốn trong thời gian gần đây tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn là cần thiết.

Đối với Ngân hàng TMCP Việt Á vốn vay là một trong hai nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Hơn nữa trong thời gian qua Ngân hàng đã tích cực quảng bá thương hiệu, nâng cao cơng tác huy động vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đổi mới phong cách phục vụ: lịch sự, chu đáo tỉ mỉ, tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác các chứng từ liên quan đến khách hàng... nên đã tạo được uy tín với khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy vốn huy động tại Ngân hàng ngày càng tăng.

Nhờ vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn đã đạt được kết quả rất khả quan. Điều đó thể hiện một nỗ lực của tập thể cá nhân trong Ngân hàng trong việc tăng

66

năng lực cạnh tranh và vị thế của mình trên thương trường, tạo nhiều niềm tin cho khách hàng tiêu dùng.

Trong quá trình nghiên cứu em đã kết hợp giữa phân tích lý luận và thực tế hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Hà Nội với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết một số tồn tại và đưa ra các giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Hà Nội.

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 Ngân hàng TMCP Việt Á- Chi nhánh Hà Nội. 2. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 Ngân hàng TMCP Việt Á- Chi nhánh Hà Nội. 3. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 Ngân hàng TMCP Việt Á- Chi nhánh Hà Nội. 4. Báo cáo thường niên năm 2019, 2020, 2021 Ngân hàng TMCP Việt Á- Chi nhánh Hà Nội.

5. Báo cáo hoạt động kinh doanh và kế hoạch qua các năm

6. https://static2.vietstock.vn/data/OTC/2021/BAN%20CAO%20BACH/VN/VAB_C

BTT.pdf

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư thực trạng huy động vốn của ngân hàng tmcp việt á chi nhánh hà nội (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)