Hoạt động cho vay, cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư thực trạng huy động vốn của ngân hàng tmcp việt á chi nhánh hà nội (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu khóa luận

2.1.6.2 Hoạt động cho vay, cấp tín dụng

Bằng những sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng phân khúc khách hàng góp phần mở rộng kinh doanh ngân hàng bán lẻ như: Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tài trợ xuất, nhập khẩu; Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài. Cho vay tài trợ kinh doanh, uỷ thác, cho vay đầu tư dự án, cho vay tiêu dùng... Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Hà Nội đang ngày càng nỗ lực mang lại những giải pháp tốt nhất, hỗ trợ cho nhu cầu vốn của khách hàng.

Một số sản phẩm cho vay tiêu biểu của ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Hà Nội gồm: Cho vay tiêu dùng cán bộ, nhân viên; Cho vay Khách hàng Ưu tiên; Cho vay mua nhà.

Chính vì vậy, hoạt động sử dụng vốn vào các hoạt động của ngân hàng phải đảm bảo an toàn vốn và đạt hiệu quả cao nhất.

25

Bảng 1. 3 Tình hình dư nợ theo cơ cấu của VAB

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung

2019 2020 2021

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ 37.916.118 100 48.378.543 100 54.458.732 100 Phân theo kỳ hạn Cho vay ngắn hạn 18.599.191 49,05 30.705.516 63,47 27.913.103 51,26 Cho vay trung và dài hạn 19.316.927 50,95 17.673.027 36,53 26.545.629 48,74 Phân theo đối tượng vay Cho vay DN- HKD 34.798.451 91,78 44.093.693 91,14 49.655.170 91,18 Cho vay cá nhân 3.117.667 8,22 4.284.850 8,86 4.803.562 8,82

( Nguồn: Báo cáo tài chính VAB- Chi nhánh Hà Nội) Từ bảng 1.3 ta thấy, tổng dư nợ của chi nhánh trong ba năm trở lại đây đều tăng phản ánh quy mơ tín dụng của chi nhánh phát triển, hiệu quả sử dụng vốn tăng nguyên nhân về mặt khách quan là do tình hình trong nước một vài năm gần đây có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn như việc nới lỏng điều kiện cho vay gói 30.000 tỷ đồng để mua nhà của chính phủ. Xem xét cụ thể từng tiêu thức phân loại ta thấy:

26

Theo kỳ hạn: năm 2019 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 49,05% tổng dư nợ, trong khi tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn là 50,95% trong tổng dư nợ, sang năm 2020 và 2021 do có sự thay đổi trong định hướng chiến lược kinh doanh của mình, ngân hàng đã chú ý hơn đến cho vay ngắn hạn với khả năng thu hồi và quay vòng vốn nhanh hơn, cụ thể là: trong năm 2020 tỷ trọng đối với khoản vay trung và dài hạn chiếm 36,53% tỷ trọng đối với các khoản vay ngắn hạn tăng lên mức 63,47%. Đến 2021 thì tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tiếp tục giảm so với cho vay trong ngắn hạn, nhưng sự giảm xuống này không đáng kể, năm 2021 tỷ trọng cho vay ngắn hạn của các chi nhánh đạt 51,26%.

- Theo các đối tượng khách hàng: Qua những con số thể hiện trên bảng số liệu ta thấy ở chi nhánh, dư nợ giữa đối tượng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, ít có sự chênh lệch trong tổng dư nợ. Năm 2019 tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp là 91,78%, năm 2020 giảm xuống và đạt 91,14%, nhưng đến năm 2021 thì lại tăng nhẹ lên 91,18%.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư thực trạng huy động vốn của ngân hàng tmcp việt á chi nhánh hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)