Tỷ trọng huy động vốn theo thời gian

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư thực trạng huy động vốn của ngân hàng tmcp việt á chi nhánh hà nội (Trang 39 - 43)

5. Kết cấu khóa luận

2.2 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á Chi nhánh

2.2.2.1 Tỷ trọng huy động vốn theo thời gian

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong những năm qua ln có sự tăng trưởng tương đối tốt và có xu hướng vẫn tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động, từng nguồn vốn lại có những đặc điểm riêng mà biến động của nó liên quan đến nhân tố cấu thành và đặc điểm nguồn vốn đó, để có thể phân tích một cách tồn diện từng biến động của mỗi nguồn vốn trong tổng nguồn vốn huy động, chúng ta xem xét cụ thể từng nguồn vốn huy động.

32

Bảng 2. 1 Kết quả huy động vốn theo thời gian của VAB

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2019 2020 2021 So sánh năm 2020/2019 So sánh năm 2021/2020 Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng huy động vốn 41.417.780 59.399.741 67.927.911 17.981.961 43,42% 8.528.170 14,36% TG khơng kì hạn 2.226.191 2.439.821 7.972.834 213.630 9,60% 5.533.013 226,78% TG TK dưới 12 tháng 38.722.728 56.944.577 59.882.459 18.221.849 47,06% 2.937.882 5,16% TG trên 12 tháng 468.861 15.343 72.618 -453.518 -96,73% 57.275 373,30%

( Nguồn: Báo cáo tài chính VAB- Chi nhánh Hà Nội) Nhìn chung, trong cả 3 năm nguồn vốn kỳ hạn > 12 tháng và kỳ hạn< 12 tháng chênh lệch nhau khá nhiều. Nhưng nguồn vốn kỳ hạn > 12 tháng có mức tăng đều và ổn định hơn. Điều này cũng thể hiện sự tập trung huy động vốn trung và dài hạn của Chi Nhánh và sự tin tưởng những sản phẩm huy động vốn dài hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế đối với VAB. Hơn nữa, khi có nguồn vốn dài hạn lớn, VAB sẽ có điều kiện giảm bớt việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, tức là giảm được rủi ro trong hoạt động của chi nhánh.

33

Hình 2. 2 Cơ cấu tỉ trọng nguồn vốn huy động theo thời gian so với TNV theo các năm.

Qua hình 2.2 cho thấy các loại tiền gửi khơng đều. Từ số liệu cho thấy tiền gửi không kỳ hạn có tỉ trọng thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn( ngắn hạn, trung và dài hạn).

Đối với loại hình tiền gửi khơng kỳ hạn gồm tiền gửi của tổ chức tín dụng, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán. Loại tiền gửi này khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào, đồng thời loại hình này khách hàng sẽ chấp nhận mức lãi suất thấp. Vì vậy, qua kết quả cho thấy rằng loại hình tiền gửi khơng kỳ hạn chưa được khách hàng ưa chuộng nên loại hình này chiếm tỉ trọng rất thấp. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động không kỳ hạn thấp ảnh hưởng không nhiều đến ngân hàng.

5,37% 93,49% 1,13% 2019 TG TK khơng kì hạn TG TK dưới 12 tháng TG TK trên 12 tháng 4,11% 95,87% 0,03% 2020 TG TK khơng kì hạn TG TK dưới 12 tháng TG trên 12 tháng 11,74% 88,16% 0,11% 2021

34

Qua theo dõi bảng số liệu 2.1, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối so với trung và dài hạn. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ rất lớn trong tổng nguồn vốn, trung bình trong cả giai đoạn 2019-2021 vốn ngắn hạn chiếm gần 66,67% tổng nguồn vốn. Dự đoán trong thời gian tới tỷ trọng này sẽ còn tiếp tục tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến cơ cấu này là do VAB có khách hàng hầu hết là dân cư trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm lấy lãi khi nguồn vốn của họ nhàn rỗi, đồng thời chỉ gửi kỳ hạn dưới 1 năm để có thể linh động hơn trước tình hình đầy biến động của thị trường.

Năm 2020, vốn huy động trong ngắn hạn đạt 59.384.398 triệu đồng chiếm 99,97% nguồn vốn huy động, tăng lên 18.435.479 triệu đồng tương ứng với mức tăng 44,51% so với năm 2019, đến năm 2021 vốn huy động ngắn hạn đạt 67.855.293 triệu đồng tăng nhẹ về tỷ trọng 99,89% . Nhưng nhìn chung vốn huy động ngắn hạn vẫn ln tăng về mặt tương đối ở cả ba năm.

Khoản tiền huy động từ nguồn trung và dài hạn là quan trọng đối với bất cứ Ngân hàng nào. Lãi nguồn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn là một cách để giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Trong tổng nguồn vốn huy động tính theo thời gian, ta thấy hạn mục vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao và thay đổi theo từng năm, cụ thể khoản mục này vào năm 2020 tăng 2.587.546 triệu đồng với tỷ lệ 48,31% so với năm 2019, vào năm 2021 bị sụt giảm 4.509.510 triệu đồng với tỷ lệ 56,77% so với năm 2020.

Trong nguồn vốn huy động có kỳ hạn, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn và nguồn huy động chủ yếu, nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ khơng cao. Điều này có thể lý giải do tâm lý người dân e ngại về sự ổn định giá trị đồng VNĐ. Mức độ lạm phát cao 6,81% của năm 2020 và những diễn biến phức tạp của tình hình lạm phát trong những năm gần đây đã làm cho người dân không mấy mặn mà với các khoản tiền gửi kỳ hạn dài. Thêm vào đó, mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra có thể nói chưa đáp ứng được mức kỳ vọng của nhà đầu tư. Cũng là do ngân hàng có nhiều chương trình ưu đãi lãi suất cho kỳ hạn trung hạn và ngắn hạn hơn như “Tri ân khách hàng”; “Mến tặng tuổi vàng” cho kỳ hạn 6 tháng, 8 tháng.

35

Tuy nhiên tỷ lệ vốn trung và dài hạn cũng đang có sự dịch chuyển theo hướng tăng dần qua các năm, từng bước đáp ứng được sự thiếu hụt về nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng.

Nhìn chung, cơ cấu huy động vốn theo thời hạn của VAB là tương đối hợp lý: nguồn vốn ngắn hạn luôn là chủ yếu và chiếm tỷ trong lớn. Về mặt tài chính thuận lợi cho Ngân hàng vì mức chi phí huy động thấp. Tuy nhiên chính nó cũng mang lại cho họ những khó khăn khi nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn tăng lên thì lượng vốn khơng đủ để đáp ứng nhu cầu đó, khiến cho sự nhạy cảm về thị trường tiền gửi có những tác động không lường trước được lên cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư thực trạng huy động vốn của ngân hàng tmcp việt á chi nhánh hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)