điểm lấy trẻ làm trung tâm
1.3.1. Đặc điểm hoạt động giáo dục tại trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trẻ làm trung tâm
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là tổ chức HĐGD không chỉ truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách thụ động mà GV cần phải tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, được tích cực HĐ, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm.
Theo TS. Nguyễn Thụy Phương, HĐGD lấy trẻ em làm trung tâm là “Giáo dục mới” là một quan điểm đặt trẻ em vào trung tâm của hệ thống GD và coi trẻ em như một chủ thể vận động trong sự phát triển tự nhiên về thể chất, tinh thần và trí tuệ. “Giáo dục mới” thực sự là một thuyết nhật tâm của Kopernik trong ngành sư phạm vì nó “dám” đảo ngược và đổi chiều tư duy giáo dục truyền thống. Quan điểm này đã được nhen nhóm vào thế kỷ 18, được hiện thực hóa bằng một số trường học ở châu Âu sau đó và bị ngắt quãng bởi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Phương pháp dạy ở những trường học kiểu mới này hướng đến việc học thông qua thực hành và khả năng tự quản.... Giáo dục phải tự nhiên, gắn với đời thực, chuẩn bị hành trang vào đời, giáo dục phải dạy lòng vị tha và tôn trọng sự khác biệt. Đồng thời, phong trào này là một cuộc tái tư duy và tái định nghĩa về mục tiêu của giáo dục, về quan niệm về trẻ em, về chức năng của nhà trường, vai trò của người dạy và về phương pháp và giáo cụ sư phạm”. Trường học phải thích ứng trước nhu cầu và mối quan tâm, sở thích, hứng thú của trẻ, nhà trường phải là nơi vừa học vừa hành và môi trường hợp tác và tương tác giữa học sinh với nhau và giữa giáo viên với trẻ.
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là cách tiếp cận hiện đại trong giáo dục nói chung, GS Hồ Ngọc Đại, người sáng lập trung tâm Công nghệ Giáo dục và trường thực nghiệm giáo dục coi quy trình giáo dục là một cơng nghệ - Công nghệ Giáo dục, mà trong đó trẻ phải là trung tâm.GD lấy trẻ làm trung tâm là trẻ phải được tự nhiên phát triển theo đúng các quy luật của phát triển nhận thức, tư duy logic, tư duy trừu tượng, có thể hình thành ngay từ khi còn nhỏ để sau này khi lớn lên các tư duy đó phát triển trở thành những trí tuệ hồn chỉnh. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã và đang từng bước tạo nên nền móng vững chắc, những nền tảng đầu đời nâng bước chân trẻ để vững bước vào đời. Hiện nay hầu hết các bậc cha mẹ đây được xem là mơ hình giáo dục vừa mang giá trị nhân văn, vừa mang giá trị tinh thần và khoa học vô cùng to lớn.
1.3.2. Đặc điểm quản lý hoạt động giáo dục tại trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm điểm lấy trẻ làm trung tâm
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là HĐGD cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của trẻ. Mỗi đứa trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tơn trọng, mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công.
Khác vớ GD trẻ theo cách truyền thống, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tạo cơ hội cho trẻ được tìm tịi phát huy năng lực sẵn có của mình, trẻ được HĐ một cách thoải mái ở các góc chơi kích thích sự tị mị ham hiểu biết của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được HĐ với các nguyên liệu sẵn có, các HĐ của trẻ được tổ chức với nhiểu hình thức đa dạng, trẻ được trải nghiệm, quan sát, thực hành, chơi với các nguyên vật liệu sẵn có ở các góc chơi từ đó phát triển tư duy, nhân cách trẻ một cách hồi hịa.
Trường học phải thích ứng trước nhu cầu và mối quan tâm, sở thích, hứng thú của trẻ. Nhà trường phải là nơi vừa học, vừa hành,là môi trường hợp tác và tương tác giữa học sinh với nhau, giữa giáo viên với học sinh. Giáo dục phải tự nhiên, gắn với đời thực, chuẩn bị hành trang vào đời, giáo dục phải
dạy lịng vị tha và tơn trọng sự khác biệt. Đồng thời, phong trào này là một cuộc tái tư duy, tái định nghĩa về mục tiêu của giáo dục và quan niệm về trẻ em, về chức năng của nhà trường, vai trò của người dạy, về phương pháp và giáo cụ sư phạm.