trẻ làm trung tâm
1.4.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục tại trường mầm non
Xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, cụ thể nội dung. Mục tiêu GDMN giúp trẻ phát triển tồn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, bước đầu hình thành nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Hình thành và phát triển cho trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu giáo dục trong trường mầm non chính là giúp trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách trẻ, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi mầm non; khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo.
Để đạt được kết quả đó tập thể sư phạm nhà trường phải luôn quan tâm đổi mới HĐGD lấy trẻ làm trung tâm, trong đóvai trị của người cán bộ quản lý được khẳng định là vô cùng quan trọng, định hướng giáo viên đổi mới các HĐGD trẻ, giúp giáo viên biết phải làm gì để phá vỡ sự thụ động của trẻ, phá vỡ kiểu dạy truyền thống của giáo viên, cơ giáo nói, trẻ lĩnh hội và làm theo. Việc truyền được cảm hứng, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho giáo viên, định hướng xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, dự giờ, thăm lớp, tư vấn, hỗ trợ, tạo động lực để giáo viên luôn biết làm mới bản thân, làm mới môi trường giáo dục, lựa chọn các nội dung HĐ phù hợp và biết tự rút ra kinh nghiệm cụ thể trong mỗi tình huống, từng bước nâng cao chất lượng GD trẻ MN.
1.4.2. Quản lý, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục tại trường mầm non
Giáo dục khơng chỉ có chức năng truyền tải những tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau, mà quan trọng là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập, tích cực học tập thường xuyên, học tập suốt đời nhằm phát triển tư duy nội tại, thích ứng với sự phát triển của xã hội. Để giúp người học đáp ứng được những yêu cầu đó, việc cải cách, đổi mới giáo dục là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, trong đó, đổi mới phương pháp giáo dục là khâu then chốt nhất trong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới giáo dục.Trong những năm qua các trường mầm non đẩy mạnh thực hiện, đổi mới phương pháp dạy học tích cực theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của giáo viên. Do đó, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực hơn rất nhiều so với dạy theo phương pháp truyền thống, thụ động.
Về chương trình GDMN, từ ngày 15/2/2017 đến nay, các trường MN thực hiện chương trình GDMN theo Thơng tư số 28/2016/ TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Mục tiêu của việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Năng lực tổ chức HĐ giáo dục của GV đóng vai trị quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong đó, có năng lực xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung giáo dục là việc đầu tiên mà mỗi GV cần tiến hành trước khi thực hiện HĐGD. Quản lý thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung giáo dục ở trường MN là quản lý việc thiết kế kế hoạch, nội dung GD theo chủ đề, mạng nội dung, mạng HĐ, tổ chức các HĐGD lấy trẻ làm trung tâm và thực hiện các môn năng khiếu như
Hiện nay nhà trường đang chuyển sang đào tạo, bồi dưỡng GVMN theo hướng “Phát huy năng lực của người học”. Theo phương thức đào tạo này, GVMN mới vào trường được đào tạo kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức, kĩ năng nghề và phẩm chất đạo đức. Đặc biệt là thời gian gần đây, nhà trường đã đổi mới chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên bằng cách tăng cường thời gian, đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng chun đề, dự giờ trao đổi kinh nghiệm nhằm đảm bảo cho việc rèn luyện năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm.
Trên thực tế hiện nay vẫn cịn khơng ít giáo viên dạy trẻ theo hình thức và phương pháp truyền thống “lấy cô làm trung tâm”, yêu cầu trẻ làm theo cô hoặc cô làm thay việc của trẻ. Để đáp ứng được quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì giáo viên phải sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực. Nhà trường cần quan tâm đến các yếu tố tác động tới công tác quản lý cũng như chất lượng giáo dục, từ đó mới có các giải pháp, biện pháp tác động phù hợp để nâng cao chất lượng GDMN.
1.4.3. Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và thiết bị giáo dục tại trường mầm non
Cơ sở vật chất nhà trường và phương tiện kỹ thuật GD ở trường bao gồm: Phòng làm việc, phòng sinh hoạt chung, phòng chức năng, sân chơi, vườn trường, nhà ăn, quang cảnh tự nhiên bao quanh trường. Trường mầm non là nơi tiến hành các hoạt động CS, GD trẻ, nơi GV và trẻ sinh hoạt, học tập, vui chơi. Thiết bị giáo dục là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện kỹ thuật được GV và trẻ sử dụng trong q trình GD. Bên cạnh đó, cịn có đồ dùng dạy học là tất cả những gì GV và trẻ tự làm để phục vụ quá trình GD theo từng bài học cụ thể. Cơ sở vật chất của trường mầm non là một bộ phận rất quan trọng của nhà trường là thành tố không thể thiếu được trong cơng tác giáo dục trẻ. Nó góp phần nâng hiệu quả giáo dục. Chúng ta xác định rằng cơ sở vật chất ở trường mầm non là của cải chung, là người
hiệu trưởng nếu chúng ta biết quản lý bảo quản tốt thì sẽ đem lại hiệu quả cao. Nếu hiệu trưởng biết quản lý, chỉ đạo giáo viên cán bộ nhân viên nhà trường bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường thì hiệu quả giáo dục đạt tốt hơn.
1.4.4. Quản lý việc tổ chức HĐ giáo dục tại trường mầm non
HĐGD không chỉ tập trung vào nội dung mà cịn phải linh hoạt hình thức tổ chức, giáo viên có thể tổ chức các HĐ cá nhân, hay nhóm nhỏ, cả lớp thơng qua HĐ tham quan dã ngoại, vui chơi, trên lớp học… theo hứng thú, nhu cầu của trẻ, nhằm thu hút trẻ HĐ một cách hứng thú, tích cực khám phá, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên và trẻ đều là chủ thể của HĐGD, trong đó lấy trẻ làm trung tâm. Không nên nhồi nhét, áp đặt, truyền thụ kiến thức một chiều, sử dụng các hình thức GD. Đặc biệt hiện nay, trong xu thế đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Trong quá trình tổ chức các HĐGD, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy của GV, từ đó ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ. Trong các nội dung liên quan đến chất lượng giáo dục, Hiệu trưởng cần quan tâm nhiều hơn HĐ quản lý đổi mới hình thức tổ chức HĐGD của GV, góp phần thực hiện hiệu quả HĐGD lấy trẻ làm trung tâm.
1.4.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tại trường mầm non
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục Căn cứ theo Thông tư 28/TT-BGDĐT ban hành chương trình GDMN sau chỉnh sữa. Chất lượng giáo dục tại các trường mầm non đáp ứng được mục tiêu của ngành học, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thể hiện qua đánh giá kết quả GD tại trường mầm non. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, nhà trường dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tự xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; Cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan khác của nhà trường để điều chỉnh các nguồn lực và
Kết quả giáo dục tại trường mầm non được đánh thường xun, định kì thơng qua các HĐGD của giáo viên và sự phát triển về kiến thức, kỹ năng thái độ của trẻ. Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên tự đánh giá, việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ cơng tác quản lí các HĐGD, bảo đảm chất lượng ở trường MN.
Căn cứ đánh giá kết quả GV là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình GDMN, thể hiện ở việc thiết kế, xây dựng tổ chức các HĐGD lấy trẻ làm trung tâm. Các giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của trẻ để hướng dẫn HĐGD, điều chỉnh các HĐGD, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.