Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 40 - 44)

2.2.1. Tình hình sản xuất

Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn. Hiện nay, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo việc làm cho hàng chục nghìn hộ dân.

Hai loại cà phê chính (Robusta và Arabica) đều được đưa vào sản xuất, trong khi Robusta chiếm 92,9% tổng diện tích trồng cà phê (và chiếm 97% tổng sản lượng), thì các giống Arabica chỉ chịu trách nhiệm cho một vài phần trăm còn lại. Tổng diện tích bao phủ bởi các tỉnh trồng cà phê chính nằm ở Tây Nguyên, bao gồm Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai, và Kon Tum. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua, cây cà phê đã tạo việc làm và thu nhập cho hơn 600 nghìn hộ dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Bảng 2.4: Diễn biến diện tích, sản lượng và năng suất sản xuất cà phê của Việt Nam giai đoạn 2017-2021

Niên vụ Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năng suất (tấn/ha)

2017/2018 664.6 1,529 2.3

2018/2019 688.4 1,626 2.361

2019/2020 688.3 1,657 2.407

2020/2021 695.5 1,743 2.506

2021/2022 705 1,816 2.575

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê (2017-2021)

Nhìn chung năng suất Việt Nam tăng đều. Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước ...đã làm năng suất và sản lượng cà phê tăng lên rõ rệt.

32

Về năng suất cà phê niên vụ 2017/2018 đạt 2,3 tấn/ha, tăng lên 2,361 tấn/ha vào niên vụ 2018/2019. Sản lượng cà phê niên vụ 2018/2019 là 1626 nghìn tấn, tăng khoảng 97 nghìn tấn so với niên vụ 2017/2018. Năng suất cà phê 2 niên vụ tiếp theo đều đạt trên 2,4 tấn/ha. Và đến niên vụ 2021/2022 sản lượng cà phê khoảng 1816 nghì tấn, tăng khoảng 287 nghìn tấn so với niên vụ 2017/2018 được thể hiện theo biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.4: Năng suất sản xuất cà phê của Việt Nam giai đoạn 2017-2021

Đơn vị: Tấn/ha

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu Tổng Cục Thống kê (2017-2021)

Tuy nhiên, sản xuất cà phê của Việt Nam vẫn cịn tồn tại, với diện tích cà phê già cỗi từ 140 đến 160.000 ha, hầu hết đều nằm trong diện quy hoạch và cần đẩy mạnh tái canh, ghép cải tạo. Bên cạnh đó, quy mơ sản xuất cịn nhỏ lẻ, phân tán, có đến 84% đến 89% diện tích là hộ gia đình làm chủ, trong đó 63% diện tích dưới 1 ha / hộ, khó thu được vốn và tiến bộ cơng nghệ. Ngồi ra, khi cà phê vối chiếm 92,9% bởi cơ cấu giống chưa hợp lý, diện tích cà phê giống mới chỉ chiếm 20% nên năng suất thấp, chất lượng kém. Đồng thời, sản xuất cà phê chủ yếu dựa vào số lượng, chưa chú trọng đến chất lượng, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thu hoạch còn hạn chế, thiếu nghiên cứu về bảo quản, chế biến và tổ chức sản xuất, vận hành; các liên kết sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản chưa kết nối, tạo thành chuỗi, dẫn đến tình trạng thừa và thiếu, dẫn đến lãng phí.

2.2.2. Tình hình xuất khẩu

2.2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Cà phê là một trong những mặt hàng nơng sản chính được xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD hàng năm, cùng với các sản phẩm có giá trị cao như thủy sản, gỗ và sản phẩm

2.30 2.36 2.41 2.51 2.58 2.15 2.20 2.25 2.30 2.35 2.40 2.45 2.50 2.55 2.60 2017/2018 2018/2019 2019/2020 2020/2021 2021/2022

33

gỗ, hạt điều, gạo, rau quả, cao su… là “top đầu” của ngành NN & PTNT về giá trị nông sản xuất khẩu.

Ngành cà phê ở Việt Nam đã trải qua nhiều biến động trong những năm qua. Ngồi xuất khẩu cà phê dạng thơ, Việt Nam cũng đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay. Trong hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, tất cả các thị trường đều mở cửa cho sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam với thuế suất từ 0-5%. Định vị thương hiệu giúp sản phẩm cà phê Việt Nam ngày càng củng cố vị thế trên thị trường quốc tế.

Biểu đồ 2.5: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo XNK Việt Nam (2017-2021)

Qua biểu đồ trên có thể thấy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn này tăng không đồng đều. Năm 2018, xuất khẩu cà phê đạt mức tăng trưởng tốt về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu với 1,88 triệu tấn tăng khoảng 440 nghìn tấn so với năm 2017 là 1,44 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt mức 3,54 tỷ USD, tăng 300 triệu USD so với năm 2017.

Năm 2019, bởi sự tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã gây bất lợi lên giá các mặt hàng nơng sản, trong đó có cà phê. Bên cạnh đó là việc nguồn cung cao hơn cầu dẫn đến kim ngạch và sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam sụt giảm đáng kể với mức giảm khoảng 230 nghìn tấn và giảm khoảng 680 triệu USD so với năm 2018.

Năm 2020, xuất khẩu cà phê Việt Nam tiếp tục giảm và đây cũng là năm kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong giai đoạn 2017-2021. Cả kim ngạch và sản lượng cùng bị sự giảm xuống bởi hai nguyên nhân: thứ nhất, cuối năm 2019 đầu năm 2020 sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, Việt Nam bắt buộc phải đưa lệnh phong tỏa và

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2017 2018 2019 2020 2021 1.44 1.88 1.65 1.57 1.56 3.24 3.54 2.86 2.74 3.07

34

các chính sách đóng cửa khẩu để bảo vệ sức khỏe của người dân, điều này đã gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, thị trường cà phê. Nguyên nhân thứ hai, những tháng cuối năm 2020, tình trạng thiếu hụt container khiến cho các doanh nghiệp không thể xuất khẩu.

Năm 2021, giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động thông quan thuận lợi là những yếu tố giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam phục hồi đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2021 vừa vặn chạm mốc 3 tỷ USD (đạt 3,07 tỷ USD), đồng thời đưa ngành cà phê quay trở lại mốc quan trọng này kể từ năm 2018.

2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam

Không giống như các nước sản xuất cà phê khác trên thế giới, Việt Nam xuất khẩu tới 95% sản lượng cà phê và hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn đứng thứ hai trên thế giới. Cà phê Việt Nam đã được phân phối tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Gia nhập WTO đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê. Thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam chủ yếu tập trung ở một số thị trường lớn. Trong đó, Liên minh châu Âu là thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất, tiếp theo là Hoa Kỳ và các nước châu Á.

Biểu đồ 2.6: Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu của ITC (2017-2021)

Trong một số thị trường chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2017- 2021 thì các nước Châu Âu chiếm tỷ trọng cao nhất, trong đó Đức là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam. Thị trường này chiếm từ 14.5- 16.7% thị phần cà phê xuất

16.67% 11.52% 11.11% 7.82% 7.47% 5.66% 4.77% 4.74% 6.68% 27.56% Đức Hoa Kỳ Ý Nhật Bản Tây Ba Nha Bỉ

Liên Bang Nga Algeria

Hàn Q́c Khác

35

khẩu Việt Nam. Thị trường Bắc Mỹ thì cà phê của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, đây cũng là thị trường lớn thứ hai của cà phê Việt Nam, với tỷ trọng chiếm từ 10-15%. Các thị trường khác của cà phê xuất khẩu Việt Nam là thị trường các nước Châu Á. Tuy nhiên các thị trường này chiếm tỷ trọng chưa cao.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)