Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 64 - 68)

3.3.1. Nâng cao chất lượng cà phê

Hiện nay, chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường vẫn được coi là chất lượng thấp. Vì vậy, Việt Nam nên sàng lọc chất lượng cà phê một cách cẩn thận và khoa học. Để sản xuất, chế biến cà phê chất lượng cao, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì sản phẩm phải khơng ngừng nâng cao về chất lượng. Việc lựa chọn các yếu tố mơi trường như khí hậu, độ cao, ánh sáng, độ ẩm, chất lượng đất, nguồn nước và các yếu tố mơi trường khác có lợi cho việc trồng cà phê chất lượng cao; lựa chọn giống và áp dụng các kỹ thuật canh tác để giảm thiểu tác động xấu về môi trường; chế biến cũng cần sử dụng công nghệ để tạo ra cà phê chất lượng cao, sản phẩm chất lượng; nhà sản xuất cũng cần chú trọng đến môi trường làm việc, đời sống của người lao động, có trách nhiệm với cộng đồng, học hỏi, xin cấp và đạt các chứng chỉ như Organic, Fair Trade, Rainforest Alliance / UTZ Certified và 4C. Đầu tiên, về giai đoạn trồng trọt

56

- Nâng cao kiến thức của hộ nông dân trồng cà phê thông qua các lớp tuyên truyền vận động và tập huấn về kỹ thuật trồng cà phê năng suất cao.

- Để chinh phục thị trường Hoa Kỳ, cà phê phải được canh tác theo hướng hữu cơ. Thực hành kỹ thuật trồng trọt tốt, bảo vệ thực vật và phòng trừ sâu bệnh.

Về khâu chế biến, với sự phát triển của cơng nghệ hiện nay, chế biến ướt có thể là giải pháp nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, do đó Việt Nam nên chuyển sang chế biến ướt, hạn chế chế biến khô. Thật vậy, ưu điểm vượt trội của phương pháp chế biến ướt là giữ được hương vị cà phê hồn tồn đồng nhất, từ đó nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Kỹ thuật chế biến ướt dựa trên tỷ trọng của quả cà phê tươi, với quả mọng xanh thì sẽ nổi lên và quả khơng đạt u cầu thì sẽ bị chìm. Cơng nghệ địi hỏi sản xuất tập trung, chi phí mua sắm nguyên liệu đầu vào cũng cao hơn bình thường do thu gom có chọn lọc. Tất nhiên, những sản phẩm có chất lượng tốt sẽ được bán với giá tốt trên thị trường. Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, chế biến cà phê là một yêu cầu kỹ thuật quan trọng để giữ được hương vị và chất lượng đặc trưng của sản phẩm. Với phương pháp này, loại khô và hỏng nổi lên trên bề mặt, cịn các loại xanh và chín được máy sàng lọc. Cà phê đã rửa sạch, sấy khơ, đóng gói và bảo quản sẽ được sử dụng trong vòng 14 ngày kể từ ngày bóc vỏ. Ưu điểm dễ nhận thấy của phương pháp này là giữ được độ tươi, đồng đều và đầy đủ hương vị của cà phê.

Bên cạnh đó, Bộ NN & PTNN và VICOFA khơng những tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng cà phê của nông dân, thương lái và các doanh nghiệp sản xuất chế biến cà phê, an tồn lao động, vệ sinh mơi trường ...mà còn cần hướng dẫn cho các cơ sở chế biến cà phê trên cả nước thực hiện những tiêu chí về an tồn vệ sinh thực phẩm, đế có thể nhận cấp giấy chứng nhận quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm cho những cơ sở này. Việc làm này sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm cà phê cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào Hoa Kỳ trong thời gian tới. Đây cũng là yêu cầu của phía Hoa Kỳ. Đảm bảo chất lượng khi họ thực hiện kiểm tra các sản phẩm cà phê của Việt Nam.

3.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm

Ngồi xuất khẩu cà phê Robusta dang thơ thì Việt Nam cần đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu để đảm bảo mở rộng thị trường xuất khẩu.

Sản xuất cà phê hữu cơ là một trong những hướng đi của ngành cà phê Việt Nam đáng được quan tâm. Tiềm năng sản xuất cà phê hữu cơ rất lớn do có các vùng núi rộng lớn ở phía Bắc của Việt Nam, điều kiện khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cà phê Arabica. Đồng bào dân tộc thiểu số ở đây rất ít sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển

57

sản xuất cà phê hữu cơ. Thu nhập cao hơn từ cà phê hữu cơ sẽ khuyến khích nơng dân tham gia sản xuất mặt hàng này. Vấn đề đặt ra ở đây là chứng nhận cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ sao cho thuận lợi và hiệu quả cho người nông dân.

Việt Nam cũng có nhiều vùng sản xuất cà phê ngon. Nếu có tổ chức sản xuất tốt và chính sách chế biến tốt thì mới có thể đưa ra thị trường những sản phẩm cà phê chất lượng như cà phê Bn Ma Thuột.

Ngồi sản phẩm chính là cà phê nhân, ngành cà phê Việt Nam cũng nên đầu tư vào các sản phẩm xuất khẩu đa dạng: cà phê bột, cà phê đặc sản, cà phê hòa tan, …

3.3.3. Tăng cường liên kết các chủ thể tham gia

Tăng cường xây dựng hệ thống liên kết đồng bộ giữa sản xuất cà phê và xuất khẩu cà phê. Các hộ trồng trọt cần tiếp xúc và tập trung vào một loại mối để canh tác hiệu quả nhất, đồng thời chủ động tìm đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Xây dựng mối liên kết bền chặt giữa doanh nghiệp và nông dân trồng cà phê sẽ tạo ra sự liên kết và gia tăng lợi ích giữa các chủ thể tham gia. Sự liên kết này đều giúp các bên tham gia có lợi, các hộ nơng dân thì có cà phê và các doanh nghiệp thì có máy móc cơng nghệ. Đồng nghĩa với việc sản phẩm trước khi mang tiêu thụ thì đã được chế biến qua máy móc sẽ giúp nâng cao chất lượng hơn. Khi đó quyền lợi của người trồng cà phê và nhà chế biến mới gắn kết chặt chẽ với nhau. Điều này sẽ giúp tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam thay vì phải bán nguyên liệu thô. Trên cơ sở thiết lập mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa doanh nghiệp chế biến với người trồng cà phê, doanh nghiệp cần thúc đẩy hơn nữa việc gắn lợi ích của kinh doanh với lợi ích của người trồng cà phê như cải thiện điều kiện làm việc nâng cao đời sống vật chất cho họ, phải có giá thu mua nguyên liệu với mức hợp lý đảm bảo cho người trồng cà phê có lãi yên tâm gắn bó và đầu tư cho cây cà phê. Với cách tổ chức lại hệ thống phân phối cà phê hiện nay bằng cách đơn giản hóa tối đa các thành phần trung gian, giảm dần vai trò của thương lái và tăng cường sự liên kết của những thành phần chủ chốt gồm nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu và nhà nước, xuất khẩu cà phê có thể diễn ra thơng suốt và khắc phục hạn chế của kênh phân phối hiện tại. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn hạn chế về khả năng vào thị trường Hoa Kỳ nên chức năng lựa chọn đúng kênh phân phối, tổ chức trung gian và tổ chức thực hiện trung tâm còn rất hạn chế, thời gian sẽ dành cho các doanh nghiệp nhất là các giải pháp thành công và xuất khẩu nói chung. Việc hồn thiện kênh phân phối có ý nghĩa to lớn đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường cà phê thế giới, đặc biệt là về giá cả.

58

Một trong những lý do khiến cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa được đa dạng chính là vấn đề thương hiệu. Vì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê thô nên việc xây dựng thương hiệu cho các loại cà phê chế biến sâu chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc các loại cà phê này cà phê này vẫn còn mờ nhạt đối với người dân Hoa Kỳ. Do đó, xây dựng thương hiệu, mạng lưới tiêu thụ chính là một trong các giải pháp góp phần đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam. Trước hết với mục đích phát triển thương hiệu thì chỉ nên chọn sản phẩm có chất lượng cao. Có thể tập hợp các hộ nơng dân lại, cấp giống, phổ biến cho bà con kỹ thuật gieo trồng cà phê, giám sát hoạt động chăm sóc cây cà phê của người nông dân. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì cơng tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ về các lĩnh vực gồm thị phần - thị hiếu - chất lượng - giá cả, từ đó xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm phù hợp (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế); chú trọng hơn đến bao bì đóng gói nhằm tăng mức độ hấp dẫn của sản phẩm, bao bì nên in logo thương hiệu Việt Nam. Từ đó tiến hành định hướng phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, xây dựng website, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực.

Đẩy mạnh hoạt động marketing và xúc tiến xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu phân khúc thị trường, xác định thị trường trọng điểm và tiềm năng đối với sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp, từ đó xác định đối tác nhập khẩu mục tiêu, xây dựng các chiến lược, kế hoạch marketing xuất khẩu phù hợp. Doanh nghiệp cần tiếp cận các thị trường mới và các cửa hàng bán lẻ ở tại thị trường Hoa Kỳ để tìm hiểu về nhu cầu của từng thị trường địa phương, chú trọng các yêu cầu về chất lượng và cấu trúc thị trường. Ngoài ra, xây dựng các câu chuyện đặc sắc gắn với sản phẩm cà phê của mình. Ngồi ra, các doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn, tích cực tham gia các cuộc thi cà phê như United States Coffee Champions, tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành thực phẩm, cà phê như Fancy Food Show, Specialty Coffee Expo, tiếp cận với các khách hàng mục tiêu tại thị trường Hoa Kỳ. Một hướng đi nữa đó là hoạt động từ thiện: đó là những hoạt động đầy thiện ý và giúp ích nhiều cho cộng đồng. Những hoạt động như vậy đa phần sẽ được giới truyền thông và công chúng ghi nhận, là một cách để mọi người nhớ đến thương hiệu cũng như sản phẩm.

3.3.5. Xúc tiến thương mại

Nhà nước đẩy mạnh mối quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, từ đó tạo điều kiện cho việc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp thơng tin kịp thời về tình hình thị trường, hệ thống pháp lý, các quốc gia cạnh tranh, và tư vấn cho các doanh nghiệp cách thức tiếp cận

59

thị trường để có thể tận dụng được tất cả các cơ hội. Bên cạnh đó, Cục xúc tiến thương mại nên tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin một cách nhanh nhất, để các doanh nghiệp có thể tham gia hội chợ, triển lãm, các hoạt động giao thương.

Đồng thời, VICOFA cũng cần tăng cường quan hệ hợp tác với tổ chức cà phê tại Hoa Kỳ như Hội Cà phê Hoa Kỳ (SCAA).

Các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Việt Nam vào Hoa Kỳ, hội chợ, triển lãm cà phê. Chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các Bộ, ngành, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam. Tổ chức hội chợ thương mại, hội nghị khách hàng để giới thiệu những sản phẩm cà phê mới của mình và tìm kiếm bạn hàng; xây dựng kênh nghiên cứu và dữ liệu riêng về thị trường xuất khẩu để cập nhật thông tin, nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tín hiệu của thị trường. Tuy nhiên, để tránh tham gia một cách ồ ạt thì các doanh nghiệp cũng nên chọn lọc hội chợ, triển lãm để tham gia. Để làm được như thế trước hết doanh nghiệp nên xác định mục đích của mình khi tham gia vào hội chợ, triển lãm, khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị cho hội chợ, triển lãm, quy mơ và độ uy tín của hội chợ triển lãm đó để tránh việc mất chi phí và thời gian.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)