Chất lượng và giá cả cà phê xuất khẩu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 47 - 49)

2.3. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

2.3.3. Chất lượng và giá cả cà phê xuất khẩu

Cà phê xuất khẩu của Việt Nam thường phải đối mặt với ba mối nguy quan trọng: mối nguy sinh học (bao gồm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh); mối nguy hóa học (bức xạ, dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc, độc tố tự nhiên, phân hủy thực phẩm, chất phụ gia, chất tạo màu không sử dụng, chất gây dị ứng thực phẩm); mối nguy vật lý Nguy hiểm (thủy tinh hoặc nhiễm kim loại).

Do đó, theo luật hiện đại hóa vệ sinh an tồn thực phẩm của Hoa Kỳ, cứ hai năm một lần, các nhà xuất khẩu thực phẩm Việt Nam sang Hoa Kỳ phải đăng ký lại cơ sở sản xuất và đại diện của họ tại Hoa Kỳ và mã mới được cấp bởi Cục Quản lý Dược phẩm (FDA).

Biểu đồ 2.9: Giá cà phê xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2017- 2021

Đơn vị: USD/tấn

Nguồn: Báo cáo XNK Việt Nam (2017- 2021)

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam cả năm 2017 đạt mức 2.225 USD/tấn là mức giá cao nhất trong giai đoạn 2017-2021. Năm 2018, so với giá bình

2,250 1,880 1,730 1,750 1,970 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500

39

quân năm 2018 và bình quân năm 2017, giá cà phê giảm xuống 1.863 USD / tấn, tương ứng giảm 16,44%. Sự sụt giảm là do nguồn cung dồi dào tại Việt Nam, Mexico và Trung Mỹ bước vào mùa thu hoạch mới và lượng dự trữ cao hơn. Ngoài ra, theo Bộ Xuất khẩu, giá cà phê xuất khẩu đã giảm do cung vượt cầu và áp lực nhu cầu chậm chạp.

Giá tiếp tục giảm trong năm 2019, giảm 7,98% so với năm 2018 xuống 1.810 USD / tấn. Nguyên nhân là do giá cà phê liên tục giảm trong thời gian dài, người dân giảm diện tích trồng xen canh các loại cây khác. Ngồi ra, nhiều diện tích cà phê già cỗi, tái canh chậm khiến sản lượng cà phê bị sụt giảm.

Năm 2020, giá có xu hướng tiếp tục giảm so với năm 2019. Nhìn chung, cả ba năm 2018, 2019, 2020 giá cà phê giảm là do chất lượng cà phê của Việt Nam cịn thấp, ít mặt hàng có thương hiệu nên dễ bị thương nhân nước ngoài ép giá. Ngồi ra, nguồn cung cà phê xuất khẩu khơng ổn định. Khi giá cà phê giảm, người nông dân bán vội cà phê ra thị trường vì sợ lỗ, làm cho giá cà phê giảm do bị thừa cung và giả sử đến trường hợp khi người nông dân đã bán hết lượng cà phê đã thu hoạch thì lại dẫn đến thiếu cung, lúc này giá được đẩy lên nhưng khơng có hàng để tiêu thụ.

Năm 2021, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã có xu hướng tăng lên, từ 1.789 tấn/USD (năm 2020) tăng lên 1.897 tấn/USD. Bởi thời tiết không thuận lợi ở vùng Tây Nguyên cùng với tình trạng thiếu hụt nhân cơng khi nhiều địa phương phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid- 19 đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch và phơi sấy cà phê, điều này khiến đẩy giá cà phê tăng mặc dùng đang trong thời gian thu hoạch. Với tình hình nguồn cung hạn chế ở một số quốc gia như Brazil, Colombia và một số quốc gia khu vực Nam Mỹ, kèm theo nhu cầu của Hoa Kỳ tăng lên vào dịp cuối năm điều này cũng là một nguyên do góp phần giúp giá cà phê xuất khẩu tăng.

Có thể thấy, sự phục hồi của giá cà phê thế giới sau 4 năm liên tiếp duy trì ở mức thấp, phản ánh sự thay đổi đáng kể trong điều kiện thị trường tổng thể.

Trước những biến động chung của thế giới, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam có nhiều biến động. Ngoài ra, so với hai quốc gia là Brazil và Colombia, giá cả ở Việt Nam khá rẻ. Riêng năm 2021, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam bằng một nửa của Brazil, và giá xuất khẩu của Colombia gấp 2,4 lần của Việt Nam. Đây là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhưng giá thấp đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm thấp được thông qua biểu đồ sau đây

Biểu đồ 2.10: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam so với quốc gia khác cùng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2017- 2021

40

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ ITC (2017-2021)

Mức giá cà phê của Việt Nam thường thấp hơn so với mức giá xuất khẩu của các nước cạnh tranh. Điều này cho thấy lượng cà phê chưa cao, thể hiện ở khoảng cách trình độ cơng nghệ chế biến cà phê của Việt Nam so với các nước. Sự không đồng đều trong chất lượng sản phẩm của các lô hàng là một trong những điểm yếu của cà phê Việt Nam là cho giá thấp. Bên cạnh đó, cà phê là mặt hàng nơng sản cũng là đồ uống được u thích. Do đó, nhu cầu cà phê khá ổn định. Tuy nhiên, nguồn cung cà phê lại bấp bênh, phụ thuộc và sản lượng thu hoạch và dự trữ tồn kho của các nước tiêu thụ chính. Mặt khác, thơng tin trên thị trường thế giới khá phức tạp, khó dự đốn được diễn biến thị trường sẽ dẫn đến những tổn thất khi có sự biến động của giá cà phê.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)