Kinh nghiệm xuất khẩu cà phê của một số quốc gia sang thị trường

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 27 - 32)

và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam Á và là nước xuất khẩu cà phê lớn tại thị trường Hoa Kỳ và đứng sau Brazil. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu cà phê của Brazil là một trong số quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất

19

thế giới, đồng thời cũng là quốc gia xuất khẩu cà phê nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ là cần thiết. Năm 2021, Brazil xuất khẩu sang Hoa Kỳ khoảng 446.5 nghìn tấn đạt khoảng 1,126 triệu USD. Bên cạnh đó, đây cũng là quốc gia có lợi thế nằm cùng trong khu vực Châu Mỹ với Hoa Kỳ rất thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển. Với lịch sử trồng trọt, chế biến, tiêu thụ cà phê lâu đời cho đến tận ngày nay, Brazil được đánh giá rất chất lượng và có uy tín trên thị trường.

1.4.1. Kinh nghiệm xuất khẩu cà phê của Brazil

Brazil, quốc gia có lịch sử trồng, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế kỷ 17, đã phát triển rực rỡ từ thế kỷ 20 đến nay, khi cà phê từng chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng nay chỉ còn chiếm 20%. Giá trị xuất khẩu của các ngành khác tăng lên đáng kể. Bất chấp sự suy giảm tương đối của ngành cà phê trong cơ cấu xuất khẩu, Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sản lượng từ khoảng 1.649.600 đến 2.375.100 tấn trong giai đoạn 2017-2021.

Quy mô và hoạt động canh tác cà phê Brazil

- Quy mơ trang tại trung bình: từ nơng trại nhỏ 0.5ha đến những đồn điền 10,000 ha - Sản lượng xuất khẩu hàng năm: 45- 60 triệu bao (60 kg)

- Các khu vực canh tác: Minas Gerais, Espirito, Sao Paulo, Bahia, Rondonia và Parana

Sản phẩm cà phê của Brazil nổi tiếng trên thị trường thế giới về chất lượng cao. Thành tựu này một phần nhờ cả nước đã có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả để cung cấp thơng tin và dự báo chính xác về thị trường cà phê, được cơng bố thông qua hội thảo triển vọng thị trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, được tổ chức hàng năm tại Brazil. Ngoài ra, xuất khẩu cà phê được tác động tích cực bởi một số yếu tố sau:

Thứ nhất, yếu tố điều kiện tự nhiên

Brazil là một quốc gia Nam Mĩ nằm trên vành đai cà phê có khí hậu quanh năm mát mẻ, lượng mưa nhiều kết hợp với điều kiện thổ nhưỡng và lịch sử canh tác lâu đời đã giúp cho Brazil trở thành một vùng đất dành riêng cho cà phê – một vương quốc cà phê thịnh vượng.

Điển hình như dịng cà phê cao cấp Arabica với điều kiện sinh trưởng ở độ cao 600-2200m, trong khi đó Brazil là nơi có độ cao trung bình 1100-1200m. Cộng thêm khí hậu ở vùng Đơng Nam thuận lợi, Brazil đã dễ dàng trở thành vùng đất trù phú cực kì nổi tiếng với Arabica – cây cà phê có giá trị kinh tế cao nhất. Cùng với rất nhiều

20

loại cà phê khác nữa, Brazil được xem như thiên thời – địa lợi – nhân hòa, tạo nên một thời đại cà phê dẫn đầu.

Thứ hai, các chủ thể tham gia xuất khẩu cà phê

Brazil đã thành lập và phát triển hệ thống HTX cà phê hoạt động rất hiệu quả và thông suốt. Các HTX sản xuất 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Trong đó có, HTX cà phê Brazil (Cooxupe) lớn nhất thế giới được thành lập năm 1957, có 12.000 thành viên, trong đó 70% là trang trại nhỏ (5-7 ha) và 30% là trang trại vừa và lớn. Trang trại kinh doanh 4,5 triệu bao mỗi năm (cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Hoa Kỳ. HTX có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm nhà kho, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn và bán hàng trực tiếp. Cơng suất bảo quản lên tới 3,3 triệu bao / năm, mỗi mùa chuyên gia có thể đến thăm trang trại khoảng 4 lần, hướng dẫn công nghệ mới, kiểm tra sản xuất đến quy trình thu hoạch, tìm ra vướng mắc và hỗ trợ giải quyết khi cần thiết.

Bên đó, Brazil có các tổ chức hỗ trợ khác như nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê ( Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau như Tổ chức nghiên cứu nơng nghiệp của chính phủ, các đơn vị nghiên cứu của các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ... Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Brazil cịn có tổ chức nghiên cứu kỹ thuật ngành hàng ( Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới.

Thứ ba, yếu tố cạnh tranh

Trước hết, nhờ triển khai chương trình xúc tiến thương mại tồn diện từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 nên lượng cà phê xuất khẩu của Brazil vẫn liên tục tăng hàng năm. Thêm vào đó là việc các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu nơng nghiệp Brazil đã hồn thành việc xác lập bản đồ gen của cây cà phê Arabica với mục đích tăng cường khả năng kháng bệnh, chịu hạn và cải thiện chất lượng của cây cà phê

Về phương pháp chế biến thì bên cạnh các phương pháp chế biến thông thường như chế biến khô, chế biến ướt, bán ướt, … Brazil tiếp tục nghiên cứu các phương pháp chế biến cà phê mới như “phơi khô tự nhiên”, đưa cà phê lên ngọn cây phơi khơ. để nâng cao các đặc tính tự nhiên của cà phê. Điều này làm tăng sự khác biệt giữa cà phê Brazil và các đối thủ cạnh tranh, giúp nâng cao giá bán và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

21

Điều phối tất cả các hoạt động của các tổ chức nói trên là Hội đồng Cà phê Quốc gia (CNC), có văn phịng thường trực (Vụ Cà phê) đặt tại Bộ Nông nghiệp Brazil. Thành viên hội đồng bao gồm 50% của chính phủ (các bộ và viện nghiên cứu trực thuộc bộ) và 50% đại diện của 4 nhóm tổ chức trên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp, Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng phụ trách Nông nghiệp. Hội đồng bao gồm bốn ủy ban: Ủy ban Tiếp thị và Tiếp thị, Ủy ban Chính sách Chiến lược, Ủy ban Nghiên cứu Kỹ thuật và Ủy ban Tổ chức Quốc tế. Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối tất cả các hoạt động của ngành, đưa ra định hướng chính sách với sự tham vấn của các thành viên đại diện, xác định các ưu tiên nghiên cứu và phân bổ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu. Nghiên cứu chuyển giao và các dự án khác như xúc tiến thương mại trong nước, nâng cao chất lượng cà phê, bảo vệ môi trường…

Hàng năm, Quỹ Cà phê Brazil dành ngân sách của mình để tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu trong chương trình Nghiên cứu và Phát triển Cà phê Quốc gia nhằm tạo ra và chuyển giao kiến thức, công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Brazil.

Chính phủ ln quan tâm đến phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho ngành cà phê, có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt do chính phủ đầu tư tồn bộ và hoạt động có hiệu quả, như Bộ tiêu chuẩn chung của cộng đồng cà phê 4C.

Chính phủ liên kết với Hiệp hội các nhà rang xay cà phê Brazil, thực hiện chiến dịch kích cầu cho thị trường nội địa, mở rộng trên khắp cả nước, với quy mô đầu tư rất lớn, kết quả của chiến dịch này là nhu cầu cà phê của Brazil tăng mạnh, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ về nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa.

Như vậy, ngành cà phê được chính phủ Brazil hết sức ưu ái, và được hưởng nhiều chính sách của chính phủ. Nhờ sự đầu tư chu đáo, nên cà phê Brazil luôn giữ vị trí đứng đầu thế giới.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư nghiên cứu, tăng cường xúc

tiến thương mại để cà phê Việt Nam đạt được chứng nhận chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Một thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ. Mặc dù, Việt Nam nổi tiếng về xuất khẩu cà phê với sản lượng lớn nhưng xét về chất lượng chưa được tốt như thành cơng của Brazil. Ngồi việc việc mở diện tích trồng, cần tập trung phát triển chiều sâu, đầu tư công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Thứ hai, thành lập một tổ chức điều phối các hoạt động của chuỗi ngành cà phê,

22

phủ tham gia vào chuỗi. Các nước liên quan xây dựng chiến lược và chính sách quản lý hợp lý, phân tích và dự báo thơng tin về thị trường cà phê trong và ngồi nước, xúc tiến ngoại thương và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế.

Thứ ba, tận dụng các cơ hội hợp tác và hỗ trợ từ nước ngoài, cụ thể là thị trường

Hoa Kỳ. Vai trò này nằm ở Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), Bộ NN&PTNT và các cơ quan nhà nước có liên quan khác. Tận dụng các mối quan hệ, thúc đẩy hợp tác, tăng khả năng cạnh tranh sẽ thu hút được sự quan tâm của các tổ chức tại Hoa Kỳ, giúp chúng ta tiếp cận được hệ thống kĩ thuật tiên tiến, vốn hỗ trợ và hệ thống phân phối ở Hoa Kỳ. Tham dự các cuộc hội nghị, sự kiện chuyên đề để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường kịp thời, học hỏi kĩ thuật mới, nâng cao năng lực, có cơ hội tiếp xúc, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp chế biến và sản xuất cà phê ở thị trường Hoa Kỳ, giới thiệu sản phẩm cà phê của Việt Nam cũng như đưa chúng đến tay người tiêu dùng.

Thứ tư, từ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu cà phê của

Brazil cho thấy Việt Nam cần sớm thành lập Ban điều phối các hoạt động trong ngành cà phê. Ban sẽ do 1 lãnh đạo Bộ chỉ đạo, với 50% thành viên là thuộc Chính phủ và 50% thuộc các thành phần kinh tế khác. Ban sẽ có một tiểu ban thường trực là đại diện của một cơ quan quản lý nhà nước, 1 cơ quan nghiên cứu chính sách và hiệp hội. Ban sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đề án tổ chức ngành hàng cà phê Việt Nam và hàng loạt các hoạt động khác. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban sẽ được nghiên cứu đề xuất cụ thể khi lãnh đạo Bộ cho phép thành lập. Đây sẽ là tổ chức điều phối ngành hàng gắn tồn bộ các nhóm tác nhân dọc theo kênh ngành hàng, với sự điều tiết vĩ mơ của Nhà nước và sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế.

Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường, khác biệt với đối thủ, độc đáo hơn cũng rất quan trọng. Vì vậy, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào phương thức chế biến, sản xuất để tạo ra sản phẩm cà phê mới. Việt Nam cần có các chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước nhằm nâng cao chất lượng tiêu thụ cà phê trong nước, giảm bớt áp lực cho cà phê xuất khẩu, hạn chế trong việc sản xuất một các ồ ạt và thừa thãi mà trên thị trường khơng có để tiêu thụ.

23

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)