2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường
2.4.3. Các chủ thể tham gia xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ
Các chủ thể bao gồm: hộ nông dân trồng cà phê, thương lái thu gom, cơ sở chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu.
Hộ nông dân trồng cà phê
Ở Việt Nam, trồng cà phê vẫn manh mún. Trên 80% diện tích cà phê cả nước do các hộ nơng dân trực tiếp quản lý diện tích nhỏ, lẻ trung bình từ 0,5-1ha và mang tính tương đối độc lập. Do hình thức tổ chức sản xuất dưới dạng hộ gia đình phân tán, nhỏ lẻ và tương đối độc lập dẫn đến chi phí đầu tư tăng cao, sản phẩm làm ra không đồng đều và kém ổn định. Người nơng dân khó tiếp cận được với những tiến bộ khoa học công nghệ, thị trường cũng như các dịch vụ khác như vay vốn tín dụng, ngân hàng, từ đó dẫn tới việc xây dựng thương hiệu, chứng chỉ chất lượng hàng hóa khó có thể thực hiện được. Nhìn chung, sản xuất cà phê vẫn cịn nhiều khẩu chưa tuân thủ tiêu chuẩn nên rất khó đảm bảo chất lượng cà phê xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Thương lái thu gom
Không chủ động được thị trường, người trồng cà phê phó thác cho thương lái định đoạt giá cả. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH), thì hiện chỉ có 10% lượng cà phê nơng dân sản xuất ra được bán trực tiếp cho các công ty lớn; 90% lượng cà phê còn lại được thu gom bởi các thương lái trung gian. Tuy nhiên, thu mua qua trung gian, ngành cà phê có những yếu tố bất lợi. Với người trồng cà phê, nông dân phải phụ thuộc vào sự đánh giá của thương lái về chất lượng hạt. Và nhiều bài học về thương lái cà phê vỡ nợ, chiếm dụng hàng chục tỉ đồng cà phê ký gửi của nông dân cũng khiến mối quan hệ trở nên bấp bênh. Với thương lái cũng phải chịu rủi ro khi mất mùa hay nông dân thay đổi, không chịu thực hiện hợp đồng do “giao hẹn miệng”.
Cơ sở chế biến cà phê
Theo VICOFA, hiện nay, Việt Nam có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân với tổng công suất thiết kế khoảng 1,5 triệu tấn; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay với cơng suất thiết kế khoảng 51.7 nghìn tấn; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn với công suất thiết kế khoảng 140 nghìn tấn. Các cơ sở đang nỗ lực để cải thiện chất lượng cà phê
45
Việt Nam, đồng thời tăng số lượng cà phê có nguồn gốc rõ rang, đáp ứng yêu cầu của thị trường cao cấp như Hoa Kỳ.
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Hiện nay, xuất khẩu cà phê Việt Nam hầu hết đều phải qua 26 đầu mối và doanh nghiệp nước ngoài chưa tiếp cận được trực tiếp với các nhà rang xay cà phê. Trong khi đó, ở trong nước có đến 150 doanh nghiệp xuất khẩu. Mặc dù, Việt Nam có hơn khá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhưng đa phần là các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ nên hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối sản phẩm.
Trên thực tế đa phần đã các hoạt động từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam còn nhiều bất cập, do thiếu liên kết từ sản xuất đến doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp sẽ phải thu mua nguyên liệu từ các hộ trồng cà phê, thu hái và chế biến mang tính thủ cơng dẫn đến chất lượng cà phê khơng đồng đều, khó kiểm sốt nên sản phẩm cà phê cũng chưa có giá trị cao. Ngồi ra, một số thương lái chỉ coi trọng lợi ích mình mà khơng quan tâm đến nơng dân trồng cà phê. Đồng thời, vai trò quản lý và ngăn chặn của nhà nước và Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam trong việc hạn chế các tác động tiêu cực từ hoạt động thu mua của thương lái còn khá lỏng lẻo.
2.4.4. Khoa học kĩ thuật
Kỹ thuật chế biến phổ biến nhất ở Việt Nam vẫn là phương pháp phơi khô tự nhiên sau khi thu hoạch. Trong phương pháp này, cà phê được làm khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong máy sấy cơ học. Hiện nay, gần 80% quá trình xử lý sau thu hoạch được thực hiện bằng ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, hiện nay người trồng, sản xuất và kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên ngày càng sử dụng nhiều máy để sấy cà phê nhân. Thời gian sấy mỗi mẻ khoảng 12-16 giờ, độ ẩm giảm 10% -12%.
Một số nhà sản xuất cà phê lớn chủ yếu sử dụng kỹ thuật chế biến ướt. Đây là công nghệ xử lý phổ biến hiện nay và được sử dụng ở nhiều nước khác trên thế giới. Cả nước có hàng trăm nhà máy theo công nghệ chế biến ướt hoặc khô, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Công suất thiết kế khoảng 1,5 triệu tấn / năm, đáp ứng đủ nhu cầu chế biến cà phê trong và ngồi nước. Hiện nay, có 16 nhà máy chế biến ướt đã được thiết lập tại tỉnh Đăk Lăk với tổng công suất hàng năm trên 64.000 tấn sản phẩm.
Từ khâu sản xuất, chế biến cà phê đến xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ, việc ứng dụng KH- KT là yếu tố hết sức cần thiết. Kỹ thuật chế biến hiện đại trong ngành cà phê là rất cần thiết. Để tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê và phản ứng nhanh với những thay đổi về chất lượng, giá cả ..., cần chú trọng máy móc, thiết bị chế biến cà phê nhân ngay từ khi thu hoạch để đảm bảo ổn
46
định và chất lượng đồng đều. Khuyến khích các doanh nghiệp cà phê tập trung đầu tư trang thiết bị và chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến cà phê. Đồng thời, cần tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cà phê hòa tan tại các vùng sản xuất cà phê lớn, cà phê hịa tan có giá trị xuất khẩu cao, giá ổn định, thời gian bảo quản lâu. Từ đó, sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng của Hoa Kỳ.
2.4.5. Chính sách hỗ trợ
2.4.5.1. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê từ Nhà nước
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chính vì thế trong thời gian qua Nhà nước đã đưa ra một số chính sách giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn và có sức mạnh trên thị trường quốc tế.
a. Chính sách thuế xuất khẩu
Đối với hàng nông sản xuất khẩu nói chung và cà phê xuất khẩu nói riêng chính sách thuế xuất khẩu được giảm đến mức tối thiểu góp phần khuyến khích xuất khẩu. Với cà phê nhân xuất khẩu thì khơng chịu thuế xuất khẩu tức thuế xuất khẩu của cà phê là 0%, hơn nữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại song phương nên cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Điều đó giúp cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong thời gian qua.
b. Chính sách thuế giá trị gia tăng
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bổ sung dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT. Cụ thể: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong khâu kinh doanh thương mại không phải chịu thuế GTGT. Với quy định trên, nếu cơ sở kinh doanh thương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bán nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho cơ sở kinh doanh khác nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì khơng phải xuất hóa đơn có thuế GTGT.
c. Chính sách tín dụng xuất khẩu
Chính sách tín dụng xuất khẩu với nhiều ưu đãi cho chủ thể sản xuất và xuất khẩu cà phê. Từ năm 2000, doanh nghiệp mua tạm trữ cà phê xuất khẩu được hỗ trợ 70% lãi suất vay ngân hàng. Năm 2006, ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập, khơng vì mục tiêu lợi nhuận với chức năng bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và cho vay xuất khẩu với mức lãi suất thấp. Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu được ưu tiên. Để khoanh nợ cho các doanh nghiệp kinh
47
doanh cà phê, Chính phủ cũng đã có nhiều quy định cụ thể. Theo đó, gia hạn thời gian vay tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê theo Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định trước đó về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
d. Chính sách bảo hiểm xuất khẩu cà phê
Căn cứ vào Quyết định số 110-2002/ QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng, năm 2011, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) đã ra quyết định về việc thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cà phê Việt Nam và nhất trí thu phí 2 USD/tấn cà phê cho từng chuyến giao hàng thông qua Hải quan đối với Hội viên trong Hiệp hội kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2012. Điều này đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu yên tâm hơn để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là khi có rủi ro trong kinh doanh.
2.4.5.2. Chính sách của Hoa Kỳ đối với cà phê Việt Nam
Từ sau khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ năm 2001, kim ngạch thương mại giữa 2 bên đã tăng trưởng mạnh và Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn và đầy tiềm năng dành cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với việc trở thành thành viên chính thức của WTO, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan MFN, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Cà phê là một trong những mặt hàng được chú trọng xuất khẩu tới các thị trường lớn, trong đó có thị trường Hoa Kỳ. Cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là cà phê nhân, sơ chế thô, chưa qua chế biến.
Hiện nay, do cà phê là mặt hàng không áp dụng hạn ngạch của Hoa Kỳ, nên cà phê của Việt Nam nhập khẩu vào nước này không bị ảnh hưởng nhiều từ hàng rào phi thuế quan này. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đang áp dụng mức thuế nhập khẩu 0% cho mặt hàng cà phê nhập khẩu vào nước này nên cà phê Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng được hưởng mức thuế nhập khẩu 0%. Cà phê là cà phê nhập khẩu từ Việt Nam (cà phê nhân, cà phê rang) đều không cần xin giấy phép nhập khẩu từ USDA. Tuy nhiên, việc nhập khẩu cà phê vào Hoa Kỳ vẫn chịu sự giám sát của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), nhập khẩu cà phê phải được xem xét và chấp nhận bởi FDA và phải đăng ký với FDA trước khi được phép nhập khẩu.
2.4.6. Yếu tố cạnh tranh
Cạnh tranh một mặt tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu khơng ngừng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng mặt khác cũng tạo ra lực cản cho các doanh nghiệp khơng thích ứng được hoặc chậm thích
48
ứng với mơi trường cạnh tranh. Hiểu rõ về môi trường cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh có thể giúp các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam xây dựng chiến lược cạnh tranh hợp lý.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là cà phê Robusta (chiếm hơn 80% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ), do đó, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ trong từng thời kỳ. Các nước xuất khẩu sang Hoa Kỳ như Indonesia, Ấn Độ ... theo đánh giá, chất lượng cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ khơng tốt bằng một số nước như Indonesia. Ngồi ra, xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh của cà phê Arabica, do nhu cầu tiêu thụ cà phê Arabica của Hoa Kỳ khoảng 70% nên cà phê Robusta sẽ phải cạnh tranh gay gắt và gặp nhiều khó khăn.
Biểu đồ 2.13: Đới thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Nguồn: Dữ liệu của ITC (2017-2021)
Mặc dù xuất khẩu cà phê Việt Nam đứng thứ 2 về sản lượng nhưng tại thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam đang thất thế trước các đối thủ như Brazil và Colombia. Các đối thủ này vượt trội so với Việt Nam về nhiều mặt như: chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm ... Lợi thế duy nhất của Việt Nam là giá xuất khẩu. . Vì vậy, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, vì hàng xuất khẩu của Việt Nam chất lượng thấp thì dẫn đến giá thấp do đó giá trị lợi nhuận sẽ khơng cao, ngược lại, dù giá của đối thủ cạnh tranh cao hơn của Việt Nam nhưng sản phẩm của họ có chất lượng cao hơn thì họ rõ ràng sẽ có lợi thế hơn.