Triển vọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 62 - 64)

3.1.1. Cơ hội

Thứ nhất, Hoa Kỳ là một thị trường tiềm năng đối với mặt hàng cà phê của Việt

Nam. Đặc biệt Hiệp định Thương mại Việt Nam - (BTA) có hiệu lực vào năm 2001 đã tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay, Việt Nam cũng đang là một trong những đối tác chiến lược của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ áp dụng thuế suất bằng 0% cho cà phê nhân (sản phẩm cà phê xuất khẩu chủ lực của Việt Nam) và không áp dụng bất cứ hạn ngạch nào cho việc nhập khẩu cà phê nhân từ mọi nguồn xuất xứ. Do đó, Hoa Kỳ được xem là một thị trường khá tự do đối với sản phẩm cà phê nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Thứ hai, việc sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam khá lớn lớn do có diện

tích trồng cà phê rộng lớn. Với nguồn cung lớn như vậy Việt Nam hồn tồn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới trong thị trường Hoa Kỳ.

Thứ ba, các nghiên cứu chứng minh cà phê có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ

mắc một số bệnh như đái tháo đường, ung thư, trầm cảm. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ là một đất nước có nền giáo dục phát triển, mức sống của người dân cũng đang dần được cải thiện, nhận thức và mối quan tâm của người dân đối với các vấn đề sức khỏe ngày càng được nâng cao. Những yếu tố này góp phần tạo điều kiện thuận lợi để cà phê ngày càng phổ biến ở Hoa Kỳ.

Thứ tư, nguồn cung đủ là lợi thế của Việt Nam. Trong một báo cáo mới đây của

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), cơ quan này cho biết các nhà nhập khẩu đang chuyển sang mua cà phê robusta từ các nước châu Á như Việt Nam để bù đắp cho việc giá tăng và tình trạng khan hiếm cà phê arabica Nam Mỹ. Mặt khác, Brazil đang trong vụ mùa thu hoạch thấp theo chu kỳ hai năm một lần, với lượng dự trữ thấp hơn và nguồn cung cà phê thấp hơn, điều này sẽ chỉ cải thiện khi một vụ thu hoạch mới diễn ra vào tháng 5 đến tháng 6. Các đối thủ như Brazil và Colombia vẫn đang phải đối mặt với khó khăn về chuỗi cung ứng và sản lượng sụt giảm, vì vậy nguồn cung dồi dào từ vụ thu hoạch vừa qua sẽ là lợi thế để Việt Nam tăng cường xuất khẩu trong thời gian tới.

Thứ năm, giá cà phê xuất khẩu vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam.

Việt Nam đứng thứ 2 về sản lượng xuất khẩu nhưng giá cà phê xuất khẩu lại đứng ở vị trí gần top cuối. Giá rẻ cơ hội tiêu thụ cà phê của Việt Nam cũng sẽ cao hơn.

54

Hoa Kỳ là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng cao nhất thế giới, mức sống của người dân được cải thiện, và họ quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe, tinh thần, văn hóa nhiều hơn. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và được đánh giá là có nền kinh tế bền vững, Hoa Kỳ sẽ luôn là một thị trường cà phê nhập khẩu lớn của Việt Nam.

3.1.2. Thách thức

Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ tăng cao.

Người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng hiểu biết hơn về việc trồng, rang, pha chế và thưởng thức cà phê; đồng thời, họ cũng quan tâm đến các khía cạnh xã hội và môi trường của sản phẩm mà họ tiêu thụ. Điều này gây áp lực lên các nhà xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững. Nói cách khác, cà phê đặc sản ngày nay, ngồi u cầu về tính độc đáo, cịn cần đạt được các chứng nhận phổ biến đang được áp dụng, bao gồm: Organic, Fair Trade, Rainforest Alliance / UTZ Certified và 4C.

Năng lực cạnh tranh.

Cạnh tranh đến từ Brazil, Colombia, Indonesia và những nước xuất khẩu cà phê khác. Người nông dân Brazil áp dụng nhiều biện pháp canh tác hiện đại và kiểm soát tốt dịch bệnh. Các bang Minas Gerais, Espiritu Santo và Sao Paulo, thuộc miền đông nam Brazil, sản xuất tới 84% lượng cà phê nước này. Hiện diện tích canh tác cà phê của quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này đạt khoảng 2,32 triệu ha. Indonesia đang thực hiện một số chính sách với hy vọng biến Indonesia thành một nước sản xuất cà phê xếp hàng đầu trên thế giới vào năm 2025, cả về sản lượng lẫn chất lượng. Bộ Nông nghiệp trong chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2025, chính phủ Indonesia sẽ tăng lượng xuất khẩu và tăng giá trị sản xuất cà phê trong nước, giảm dần và tiến đến không xuất khẩu cà phê dạng thô, cải tiến công nghệ chế biến nhằm thỏa mãn thị hiếu tiêu dùng đa dạng của khách hàng. Chính phủ đặt mục tiêu tăng sản lượng cà phê lên 865 nghìn tấn với 1,23 triệu ha đất trồng cà phê và tăng sản lượng thu hoạch cà phê lên 1000kg/ha/năm từ nay đến năm 2025

Thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi cà phê được chế biến bằng những phương pháp ướt để đảm bảo được chất lượng hạt cà phê. Tuy nhiên phương pháp này lại địi hỏi máy móc và trình độ công nghệ cao trong khi kỹ thuật công nghệ. Mặc dù Việt Nam đã tiếp cận với sự phát triển KH- KT sử dụng trong quá trình chế biến và sản xuất cà phê, tuy nhiên máy móc thiết bị của Việt Nam vẫn chưa trang bị được máy móc hiện đại.

Thị trường Hoa Kỳ quen tiêu thụ cà phê Arabica, nhu cầu tiêu dùng cà phê Robusta lại hạn chế hơn, trong khi Việt Nam sản xuất chủ yếu là cà phê Robusta.

55

Chi phí vận chuyển, logistics ảnh hưởng tới giá thành

Khoảng cách địa lý của Việt Nam và Hoa Kỳ khá xa và thời gian vận chuyển mất nhiều ngày, bên cạnh đó phí xăng dầu tăng cao. Dẫn đến, các doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí lớn cho vận chuyển, đây là nguyên nhân dẫn đến giá thành cà phê bị đội lên.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)