Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
2.1. Tổng quan nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ
2.1.1. Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một thị trường vô cùng tiềm năng với số lượng lớn nhu cầu về các loại hàng hóa (kể cả hàng tiêu dùng)
Tên nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America)
Thủ đô Washington D.C
Diện tích 9.833.517 km2
Vị trí địa lý Nằm ở Bắc Hoa Kỳ, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía Đơng giáp Đại Tây Dương, nằm giữa Canada và Mexico.
Dân số 334.582.806 trong đó da đen 12.85%, da trắng 80%, gốc châu Á 4.43%, thổ dân da đỏ và các nhóm khác 2.72%.
Ngơn ngữ tiếng Anh 78.2%, Tây Ban Nha 13.4%, Trung Quốc 1.1%, ngôn ngữ khác 7.3%
Đơn vị tiền tệ Đồng đô la Hoa Kỳ (USD) Thể chế Cộng hòa Liên bang
GDP hơn 20.95 nghìn tỉ USD (2020) Tăng trưởng GDP -3.4% (2020)
18
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Hoa Kỳ 2018-2020
Đơn vị: Tỉ USD
2018 2019 2020
Kim ngạch xuất khẩu 2,529 2,515 2,123
Kim ngạch nhập khẩu 3,138 3,125 2,775
Tốc độ tăng trưởng NK (%) 4.50 1.70 -9.30
Nguồn Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới
Với một nhu cầu nhập khẩu dồi dào thị trường Hoa Kỳ luôn là một thị trường tiềm năng cho các DN xuất khẩu. Tuy nhiên để có thể thâm nhập vào thị trường này, các DN cần phải nắm rõ các thị hiếu tiêu dùng của người dân ở đây, cũng như hệ thống các luật lệ, để tránh rơi vào những vụ kiện mà có thể gây tổn thất cho các DN.
2.1.2. Thị hiếu và xu hướng tiêu thụ mặt hàng giày dép tại Hoa Kì
Đơn vị: Tỉ đơi
Nguồn Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Statista
Sản xuất da giày tại Mĩ giảm mạnh trong nhiều năm qua do chi phí lao động cao khơng cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, hàng loạt công ty giày tại Mĩ phải đóng cửa nhà máy và chuyển sang nhập khẩu. Sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được
843 912 625 601 2,458 2,470 1,872 2,190 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2018 2019 2020 2021
Biểu đồ 2.1. Lượng tiêu thụ giày dép của Hoa Kỳ giai đoạn 2018-2021
19
gần 1,5% nhu cầu tiêu dùng, hơn 98% nhu cầu tiêu dùng về giày dép và túi xách phải nhập khẩu.
Lượng giày dép nhập khẩu tại Hoa Kỳ đã sụt giảm nghiêm trọng tới 24% vào năm 2020 do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đến năm 2021 nhập khẩu giày dép vào nước này đã tăng 28,1% lên đến 2,19 tỉ đôi.
Dung lượng thị trường Hoa Kỳ rất lớn do Hoa Kỳ có dân số đơng, thu nhập bình quân đầu người cao. Sức mua của người Hoa Kỳ lớn vì họ chi tiêu mua sắm nhiều. Hàng hóa mà người Hoa Kỳ tiêu dùng hầu hết được nhập khẩu từ bên ngoài. Các chuyên gia kinh tế quốc tế vẫn đánh giá Hoa Kỳ là một xã hội tiêu thụ.
Cơ cấu thị trường và mặt hàng tiêu thụ ở Hoa Kỳ rất đa dạng, nhu cầu hàng hóa ở từng vùng khơng giống nhau. Hàng hóa dù có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trên thị trường Hoa Kỳ vì ở đây có nhiều tầng lớp dân cư với mức sống khác nhau. Tuy nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với sản phẩm cũng rất khắt khe, sản phẩm không chỉ chất lượng tốt mà giá cả phải hợp lý và dịch vụ đảm bảo.
Có thể thấy Hoa Kỳ có thành phần xã hội đa dạng gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Hầu hết người Hoa Kỳ có nguồn gốc từ Châu Âu, các dân tộc thiểu số gồm người Hoa Kỳ bản xứ, Hoa Kỳ gốc Phi, Hoa Kỳ La tinh, Châu Á và người từ các đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đem vào nước Hoa Kỳ những phong tục tập quán, ngơn ngữ, thói quen, đức tin riêng của họ. Điều này tạo nên một mơi trường văn hóa phong phú và đa dạng. Đặc điểm này mang lại cho thị trường Hoa Kỳ tính đa dạng phong phú trong tiêu dùng rất cao.
Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Hoa Kỳ có một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập của người dân cao với thu nhập đó mua sắm đã trở thành nét khơng thể thiếu trong văn hóa hiện đại của nước này. Cửa hàng là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau, trò chuyện và mở rộng giao tiếp xã hội. Người tiêu dùng Hoa Kỳ có niềm tin tuyệt đối vào hệ thống của hàng đại lý bán lẻ của mình. Họ có sự bảo đảm về chất lượng bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này cũng làm cho họ có ấn tượng rất mạnh với lần tiếp xúc đầu tiên với các mặt hàng mới.
Hoa Kỳ khơng có các lề ước và tiêu chuẩn xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hóa tơn giáo của mình và theo thời gian hòa trộn ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng ở Hoa Kỳ so với người tiêu dùng ở các nước Châu Âu. Thị trường Hoa Kỳ mang tính chất quốc tế theo ý nghĩa dễ dàng chấp nhận hàng hóa từ bên ngồi vào một khi
20
các hàng hóa đó đáp ứng được địi hỏi đa dạng của thị trường đặc biệt này. Đây là một địa chỉ lý tưởng cho tất cả các nước trên thế giới. Từ các nước Châu Âu, Nhật Bản đến các nước đang phát triển như Ấn Độ, Việt Nam và các nước nghèo như Cambodia, Bangladesh đều có thể xuất khẩu được hàng hóa vào Hoa Kỳ, miễn sao hàng hóa của họ có thể đáp ứng được đòi hỏi của thị trường Hoa Kỳ.
Với sức hấp dẫn của mình, Hoa Kỳ là một thị trường cạnh tranh gay gắt. Hàng hóa của một nước vào thị trường Hoa Kỳ phải cạnh tranh với các mặt hàng tương tự từ nhiều nước khác và hàng sản xuất trong nước. Mấu chốt để cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ là giá cả, chất lượng và dịch vụ. Đơi khi địi hỏi về giá cả lại lớn hơn đòi hỏi về chất lượng. Do người tiêu dùng Hoa Kỳ thích thay đổi, họ muốn mua những hàng hóa rẻ, chất lượng vừa phải hơn những mặt hàng bền mà giá lại đắt. Vì những ngun nhân này mà các hàng hóa của Trung Quốc rất thành cơng trên thị trường Hoa Kỳ. Một điều nữa cần lưu ý là khi bán hàng trên thị trường Hoa Kỳ, cơng tác marketing đóng vai trị hết sức quan trọng.
Thị trường Hoa Kỳ luôn thu hút mọi nhà xuất khẩu trên khắp thế giới, khi đã qua được giai đoạn giới thiệu sản phẩm và thâm nhập vào hệ thống phân phối, các nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ nhận được những đơn đặt hàng rất lớn, ổn định và lâu dài đem lại nguồn doanh thu ổn định và ngày càng tăng, giúp các nhà sản xuất tái đầu tư mở rộng sản xuất, liên tục phát triển.
Chính sách thương mại của Hoa Kỳ nói chung là tự do và mở rộng. Hàng hóa nước ngoài vào thị trường Hoa Kỳ phải chịu các mức thuế khác nhau và phải chịu sự điều chỉnh của các luật lệ và quy định của nước này. Hoa Kỳ có một hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật thương mại (UCC) được coi là bộ luật cái của hệ thống pháp luật về thương mại của Hoa Kỳ bao gồm: luật về trách nhiệm sản phẩm, luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng … Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cịn áp dụng cơng cụ phi thuế quan rất chặt chẽ như: vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, đóng gói, bao bì, nhãn mác hàng hóa … Chính vì vậy để có thể thành công thâm nhập thị trường vô cùng tiềm năng và cũng đầy phức tạp này các DN Việt Nam cần có một hiểu biết sâu sắc và nắm vững các đặc trưng của nó.
Qua những đặc điểm cơ bản trên, việc ký hiệp định thương mại và giành được quy chế Tối huệ quốc (MFN) của Hoa Kỳ có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam. Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ, Việt Nam chỉ cần chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường này cũng đã là rất lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay.
21
Càng ngày các công nghệ mới càng được ứng dụng trong ngành da giày để đưa ra các sản phẩm cực kỳ sáng tạo, đi trước xu hướng thời đại. Với một đất nước luôn tiên phong trong việc sử dụng các sản phẩm công nghệ mới như Hoa Kỳ, những sản phẩm như vậy chắc chắn sẽ được chào đón và trở thành xu hướng tiêu dùng trong tương lai.
2.1.3. Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn và tiềm năng của Việt Nam
Hoa Kỳ là quốc qua có nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm quốc nội gần 21 nghìn tỉ USD (năm 2020), cũng là một trong những nước có nền kinh tế giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người trên 63.544 USD/người/năm. Đồng thời, Hoa Kỳ duy trì mối quan hệ thương mại tự do với 17 nước trên thế giới trong đó Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Ngoài ra, Hoa Kỳ là một thị trường lớn với dân số trên 330 triệu người – đứng thứ 3 trên thế giới, là thị trường có nhu cầu rất đa dạng trong thị hiếu người tiêu dùng về thu nhập, nguồn gốc quốc gia, do đó cho phép nhà đầu tư thành cơng ở nhiều mơ hình kinh doanh. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là thị trường được coi là nơi bắt đầu các xu hướng tiêu dùng như ngành thời trang, cơng nghệ, … Do đó một số sản phẩm chưa được gọi là sản phẩm toàn cầu nếu như chưa thâm nhập vào thị trường này.
Hoa Kỳ mang đến cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội đặc biệt cho dù bạn đang bán hàng cho một đơn vị thích hợp hoặc cho tất cả đơn vị trong chuỗi cung ứng. Tại Hoa Kỳ, tất cả mọi người nói cùng một ngơn ngữ, tn theo cùng một hệ thống pháp luật, và một mơ hình kinh doanh duy nhất này có thể tiếp cận tới nơi cách xa hàng ngàn dặm và đến hàng triệu người. Những DN hoạt động trong thị trường Hoa Kỳ thích hợp có thể phát triển lớn mạnh hơn, năng động hơn. Và xét tới quy mô và vi phạm của nền kinh tế Mĩ, thì cơ hội cho những mơ hình kinh doanh này thậm chí cịn mở rộng.
Hoa Kì là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 17,6%/năm. Tính đến năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều đạt 91,3 tỉ USD, gấp 5 lần so với trước đây. Bên cạnh đó, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam với Hoa Kỳ ln ở mức thặng dư lớn hơn mức xuất siêu đạt 63,4 tỉ USD năm 2021.