Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
3.3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày dép tạ
3.3.1. Đối với nhà nước
3.3.1.1. Về định hướng phát triển
Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày dép, Chính phủ cần tiếp tục hồn thiện một số chính sách vĩ mơ nhằm tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh và tạo lòng tin để các doanh nghiệp và nhân dân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất.
Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và bảo vệ mơi trường.
Hình thành đồng bộ các loại thị trường, các cơng cụ điều tiết thị trường như cơ chế giá, thuế, tiền lương, tỉ giá… để hạn chế được sự phân biệt đối xử trong thương
55
mại quốc tế, phát huy tốt hơn các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu và đảm bảo thu nhập cao, ổn định cho người lao động.
3.3.1.2. Về hệ thống chính sách, pháp luật
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật pháp, từ đó tạo mơi trường pháp lý đồng bộ làm căn cứ để các DN xây dựng chiến lược.
Cần triển khai có hiệu quả luật cạnh tranh, xử lý nghiêm các trường hợp liên quan đến cạnh tranh, tạo dựng mơi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động.
Giày dép là hàng thời trang nên nếu thời gian làm thủ tục hải quan quá lâu đối với cả nguyên liệu nhập khẩu lẫn sản phẩm xuất khẩu thì có thể khơng giao kịp hàng, hàng bị lỗi mốt dẫn đến khó tiêu thụ trên thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục cải cách thủ tục hải quan, tạo điều kiện thơng quan hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm các chi phí bến bãi, chi phí bơi trơn…
Thực hiện triệt để cơng tác phịng chống buôn lậu qua biên giới, bảo vệ và phát triển thị trường nội địa khi mà hàng nhập lậu chiếm lĩnh thị trường như hiện nay làm ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ và sức cạnh tranh của DN.
Nhà nước cần xây dựng tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của các DN đáp ứng các yêu cầu môi trường trong nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh, uy tín của DN khi tham gia hội nhập quốc tế. Một hệ thống tiêu chuẩn môi trường được xây dựng trên cơ sở khoa học, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, tính đến điều kiện đặc thù của các DN trong nước sẽ là công cụ hữu hiệu để quản lý mơi trường, khuyến khích các DN áp dụng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo vệ mơi trường. Có thể kể đến các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn về quy trình sản xuất thân thiện mơi trường, các quy định về bao bì, đóng gói, nhãn mơi trường và nhãn sinh thái…
3.3.1.3. Về kết cấu hạ tầng
Phát triển kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế bền vững nói chung và xuất khẩu bền vững nói riêng. Cơ sở hạ tầng yếu kém thì khả năng thu hút đầu tư sẽ bị hạn chế, làm tăng chi phí kinh doanh của DN, kết quả là làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, một trong những ưu tiên trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư
56
trong và ngoài nước để cải thiện hạ tầng cơ sở một cách đồng bộ về giao thơng, cảng, văn phịng…
3.3.1.4. Về vốn đầu tư
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đạt 35-38 tỉ USD vào năm 2025 và nâng lên 50-60 tỉ USD vào năm 2035, ngành da giày Việt Nam cần được Nhà nước hỗ trợ một nguồn vốn lớn trong các lĩnh vực như.
Đối với các dự án phát triển nguyên phụ liệu: Chính phủ cần cho phép ngành sử dụng vốn ưu đãi đầu tư cho các dự án này với lãi suất thấp. Riêng ngành thuộc da là ngành cần đầu tư lớn, có chu kỳ sản xuất dài địi hỏi vốn lưu động lớn để mua ngun liệu hóa chất phụ gia, Chính phủ cần hỗ trợ bằng cách cho vay trong thời gian dài, thường xuyên với lãi suất thấp.
Đối với các dự án sản xuất giày dép: Chính phủ cần hỗ trợ ngành các kinh phí liên quan đến xây dựng hạ tầng cơ sở cho các cụm công nghiệp chuyên ngành, đồng thời khuyến khích các DN chuyển đổi từ phương thức gia công xuất khẩu sang tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp.
Ngoài ra cũng cần hỗ trợ ngành để thành lập một trung tâm nghiên cứu mẫu, khuyến khích đầu tư nước ngồi vào các lĩnh vực sản xuất nguyên, phụ liệu thay thế nhập khẩu, hoặc các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, có khả năng đem lại lợi nhuận lớn hơn.