Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
3.2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường
3.2.3. Tăng cường đầu tư công nghệ mới cho hoạt động thiết kế mẫu, đa
sản phẩm xuất khẩu
Mở rộng và nâng cao năng lực cơ sở nghiên cứu khoa học ngành da giày theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm để trở thành các đơn vị nòng cốt trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, đào tạo nguồn nhân lực và tham gia tư vấn, đề xuất chiến lược phát triển chung của ngành da giày.
Cần phân tích xu hướng thời trang trên thế giới nói chung và ở Hoa Kỳ nói riêng để thiết kế cho phù hợp.
Đầu tư máy móc, thiết bị kỹ thuật cho khâu thiết kế và đào tạo nhân lực sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị.
Liên kết và phát huy sáng tạo của các nhà thiết kế (phát động các cuộc thi thiết kế thời trang trong ngành giày để phát hiện các nhân tài và phát triển các mẫu thiết kế mang tính sáng tạo, sử dụng đội ngũ các nhà thiết kế ngồi cơng ty và có hình thức khen thưởng thích hợp).
Bên cạnh thiết kế thủ cơng, khuyến khích tự động hóa thiết kế sản phẩm, sử dụng phần mềm trong thiết kế. Bằng việc sử dụng phần mềm, quy trình thiết kế sẽ ổn định, loại bỏ sai sót, rút ngắn thời gian sản xuất, dễ dàng thay đổi mẫu mã và có thể nhân cỡ số theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo mong muốn của mình, tiết kiệm thời gian thử mẫu cho khách hàng.
Hoạt động nghiên cứu, phát triển, thiết kế mẫu, đa dạng hóa sản phẩm địi hỏi khả năng tài chính, cơng nghệ và trình độ chun sâu rất cao nhưng lại tạo ra được nhiều giá trị gia tăng. Từ trước đến nay, các khâu nói trên đều do các cơng ty đa quốc gia và các nước công nghiệp da giày phát triển thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cịn hạn chế về tài chính, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, cán bộ chuyên nghiệp... Tuy nhiên, trước mắt các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thơng qua hình thức ưu đãi về vốn vay, hay đầu tư nước ngoài... xâm nhập vào một số lĩnh vực gắn liền với đặc thù và Việt Nam có thế mạnh như cơng nghệ thuộc da, làm đế giày.
51
Hiện tại, do phần lớn các sản phẩm xuất khẩu là hàng gia công làm theo mẫu đặt hàng nên các doanh nghiệp giày dép Việt Nam chưa phải lo trực tiếp về vấn đề tìm hiểu và thiết kế mẫu mốt. Về lâu dài, muốn tự chủ sản xuất và thiết lập thương hiệu riêng cho sản phẩm thì cần hỗ trợ cho việc phát triển các trung tâm mẫu mốt. Tiếp tục hỗ trợ Trung tâm Mẫu và Đào tạo - Viện nghiên cứu Da giày và Viện mẫu thời trang Việt Nam trong việc tổ chức khóa đào tạo nâng cao năng lực thiết kế tạo dáng thời trang sản phẩm giày dép cho các doanh nghiệp, các tổ chức ngành da giày, các làng nghề.
Các doanh nghiệp cần chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để có thêm nhiều cơ hội nắm bắt được những xu hướng thời trang trên thế giới, mặc dù việc làm này có thể khá tốn kém và chưa đem lại lợi ích trực tiếp. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là cần thiết. Đây là một công việc phải tiến hành liên tục hàng chục năm, chi phí lớn, có nhiều rủi ro, địi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng theo nguồn lực của mình.
Hiện nay, giày thể thao vẫn chiếm hơn 50 % trong cơ cấu các sản phẩm da giày, ngành da giày Việt Nam cần chú trọng sản xuất sản phẩm đa dạng, phù hợp với thu nhập và điều kiện sống, làm việc của nhiều tầng lớp dân cư như các loại giày vải, giày dép phụ nữ, trẻ em, dép đi trong nhà và các sản phẩm giày dép bảo hộ. Thơng qua đó có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, tận dụng cơng suất máy móc, góp phần giảm giá thành sản phẩm và tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.
Nhà nước cần hỗ trợ thành lập trung tâm đào tạo nghiên cứu thiết kế thời trang để giúp đào tạo chuyên viên thiết kế cho các doanh nghiệp. Nếu cần, có thể mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy nhằm nâng cao trình độ chun mơn của người được đào tạo. Từ đó thành lập Viện nghiên cứu thiết kế thời trang vừa thực hiện chức năng đào tạo, vừa có thể cung cấp các chuyên viên thiết kế và các ý tưởng sáng tạo cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành da giày. Nên thành lập Viện thiết kế kết hợp các sản phẩm thời trang đồng bộ như may mặc, túi xách, giày dép. Hiện nay, trong ngành giày dép có Viện nghiên cứu da giày nhưng lại khơng có chức năng này.