Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đối với xuất khẩu hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 61 - 63)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

3.2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường

3.2.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất

người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ mua giày dép khi mà chúng đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng mà người tiêu dùng đặt ra, đồng thời giá cả của nó phải phù hợp với khả năng chi trả của họ.

Trên thị trường giày dép thế giới cạnh tranh khốc liệt, chất lượng của sản phẩm giày dép còn là phương tiện cạnh tranh hiệu quả. Chính vì vậy, bất cứ một nhà sản xuất giày dép xuất khẩu nào cũng cố gắng nâng cao chất lượng của những đôi giày dép mà họ tạo ra để có thể dễ dàng bán được hàng.

3.2.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu giày dép dép

3.2.5.1. Về phía Nhà nước

Nhà nước cần chú trọng tổ chức chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại cho các cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty thương mại có tham gia vào mậu dịch quốc tế. Cần có chính sách và chế độ bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại và tuyển chọn cán bộ thương mại một cách chặt chẽ nghiêm túc cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên mơn và trình độ ngoại ngữ.

Hàng năm, Nhà nước nên cử cán bộ sang học tập, nghiên cứu tại thị trường Hoa Kỳ. Mặc dù trong giao dịch quốc tế hiện nay tiếng Anh được sử dụng khá phổ biến, nhưng chúng ta cũng cần có nhiều cán bộ thương mại giỏi cả tiếng Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… và am hiểu cả về văn hóa của từng dân tộc. Có như vậy sẽ thuận lợi rất nhiều cho phía Việt Nam trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu, hợp tác kinh doanh, liên doanh với các bạn hàng Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ phát triển khơng ngừng.

Bên cạnh nâng cao trình độ của cán bộ thương mại, Nhà nước cần phải tăng cường tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật. Chúng ta đang thiếu cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề trầm trọng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật của ta trình độ khơng đồng đều và tiếp thu cơng nghệ mới cịn chậm. Trong số này chỉ có một số cán bộ được đào tạo ở nước ngồi thì tay nghề cao. Nhiều cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật được đào tạo ở trong nước cũng rất có triển vọng phát triển cần phải được đào tạo nâng cao để phục vụ tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cịn những cán bộ kỹ thuật và cơng nhân kỹ thuật có trình độ yếu cần phải được đào tạo lại để Việt Nam có được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cơng nhân kỹ thuật giỏi có trình độ cao, đồng đều.

53

Cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tốt thị hiếu của người tiêu dùng và thỏa mãn các tiêu chuẩn về chất lượng, và bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ. Đồng thời, để đưa giày dép Việt Nam đến tận người tiêu dùng Hoa Kỳ thì cần một đội ngũ cán bộ thương mại giỏi. Chính vì thế có thể khẳng định rằng nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và cán bộ thương mại là một nhân tố góp phần khơng nhỏ trong việc tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

Nhà nước cũng cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh và trình độ quản lý cho đội ngũ các nhà quản lý và chỉ đạo kinh doanh của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ. Mở các khóa thuyết trình giới thiệu các thơng tin mới nhất về chế độ, chính sách, thể lệ, liên quan đến kinh doanh thương mại cũng như các hướng dẫn về nghiệp vụ như: marketing, vận tải bao bì, bảo hiểm xuất khẩu, kỹ thuật đàm phán. Tổ chức các hội nghị, hội thảo với thị trường Hoa Kỳ để trao đổi học tập kinh nghiệm với giới kinh doanh của Hoa Kỳ.

3.2.5.2. Về phía các DN

Các doanh nghiệp phải chú trọng công tác đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ và cơng nhân kỹ thuật vì họ là nhân tố quan trọng và không thể thiếu được trong việc nâng cao sức cạnh tranh của giày dép trên thị trường Hoa Kỳ. Các DN phải luôn nâng cao trình độ cán bộ và cơng nhân kỹ thuật, phát huy tính sáng tạo, năng động, nhạy bén, học hỏi… Từng DN phải dành một khoản chi phí nhất định cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chương trình đào tạo cán bộ, cơng nhân kỹ thuật của Chính phủ để cử cán bộ mình tham gia. Các DN phải quan tâm đến đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thương mại và công nhân kỹ thuật, không những đào tạo lại đối với những cán bộ và công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo nhưng trình độ cịn hạn chế mà còn phải đào tạo chuyên sâu cho những cán bộ và cơng nhân kỹ thuật trẻ có năng lực để có một đội ngũ cán bộ giỏi và cơng nhân kỹ thuật lành nghề. Đối với cán bộ thương mại, các doanh nghiệp phải nâng cao cả trình độ ngoại ngữ vì ngoại ngữ kém sẽ rất khó thành công trong đàm phán và thường bị ở thế yếu trong giao dịch kinh doanh.

Các doanh nghiệp phải thường xun (có định kỳ cụ thể) kiểm tra trình độ cán bộ và cơng nhân kỹ thuật của mình để có những phương hướng đào tạo thích hợp. Đối với những cán bộ và cơng nhân kỹ thuật có năng lực cịn hạn chế thì phải đào tạo lại, đối với những cán bộ và cơng nhân kỹ thuật trẻ có năng lực thì phải đào tạo chun

54

sâu… Ngồi việc tự lo kinh phí đào tạo, các doanh nghiệp cần phải tăng cường xin hỗ trợ từ Chính phủ và xin tài trợ từ các tổ chức quốc tế và khu vực

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đối với xuất khẩu hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)