Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
3.1. Dự báo về thị trường giày dép của Hoa Kỳ, định hướng và mục tiêu
triển ngành giày dép của Việt Nam
3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển thị trường giày dép của Hoa Kỳ đến năm 2035
Mặc dù nền kinh tế thế giới có những biến động nhưng nhu cầu về sản phẩm giày dép của Hoa Kỳ vẫn không ngừng tăng, ngày càng đa dạng cả về chất lượng, giá cả, chủng loại… Đối với từng khu vực kinh tế và thương mại khác nhau có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm da giày khác nhau.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu da giày lớn nhất thế giới về trị giá, mức tiêu thụ giày dép bình qn khoảng 7-8 đơi/1 người/ 1 năm (năm 2021), gấp gần 2 lần so với trung bình của thế giới.
Thị trường giày dép có xu hướng tăng trưởng 1,5 lần trong giai đoạn 2022- 2035, đạt gần 640 tỷ USD vào năm 2035. Theo báo cáo của Fact.MR dự kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) trong khoảng năm 2022-2035 là 4%. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giày dép của Hoa Kỳ chiếm gần 36% thị phần được thúc đẩy bởi các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike, Skechers, Puma, … trong khu vực.
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Statista
15.93 17.15 17.75 18.36 23.84 26.07 27.48 28.9 24.08 23.76 22.58 21.4 30.68 33.56 35.01 36.46 0 20 40 60 80 100 120 2022 2023 2024 2025
Biểu đồ 3.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ các loại giày dép của Hoa Kỳ đến năm 2025
Giày dép khác Giày da
Giày sneakers Giày thể thao
43
Nhận thức về sức khỏe và thể dục thể thao ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về giày thể thao ngày càng tăng hơn nữa. Việc tăng cường sự phổ biến của các sự kiện thể thao toàn cầu, chẳng hạn như Olympics, FIFA, … đã thúc đẩy nhu cầu sản phẩm.
Sự thâm nhập ngày càng tăng của công nghệ 4.0, thương mại điện tử và kết nối internet đang thúc đẩy doanh số bán lẻ giày dép trên toàn thế giới. Người tiêu dùng có thể so sánh các sản phẩm và thương hiệu khác nhau trên các nền tảng thương mại điện tử. Ngành công nghiệp giày dép cũng chú trọng đến việc quảng bá hình ảnh thương hiệu bằng việc khai thác tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng để thu hút các nhóm khách hàng khác nhau.
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với giày dép xuất khẩu Việt Nam
3.1.2.1. Cơ hội
Hậu quả của đại dịch Covid-19
Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ Đại dịch Covid-19, kinh tế Hoa Kỳ phục hồi chậm tạo xu hướng người tiêu dùng tìm mua giày dép giá rẻ hơn, nhà nhập khẩu ép giá và tìm nguồn hàng rẻ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đa số người tiêu dùng.
Ngành công nghiệp sản xuất da giày tại Hoa Kỳ suy giảm mạnh
Sản xuất da giày tại Mĩ giảm mạnh trong nhiều năm qua do chi phí lao động cao khơng cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, hàng loạt công ty giày tại Mĩ phải đóng cửa nhà máy và chuyển sang nhập khẩu. Hiện chỉ cịn khoảng dưới 300 cơng ty sản xuất với khoảng hơn 12000 công nhân, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng gần 2% nhu cầu tiêu dùng, với hơn 98% nhu cầu tiêu dùng về giày dép phải nhập khẩu.
Sản xuất không tập trung với đa số là các công ty sản xuất giày tại Mĩ là các xưởng nhỏ. Các công ty lớn nhất cũng chỉ chiếm dưới 10% tổng doanh thu, còn lại hầu hết là các công ty nhỏ lẻ dưới 100 công nhân. Các nhà máy tại Mĩ thường chỉ làm một số sản phẩm đặc chủng, hoặc chất lượng cao mà hàng nhập khẩu không đáp ứng được.
Xu hướng đầu tư, đặt hàng gia cơng ở nước ngồi
Phần lớn các công ty Hoa Kỳ đã dịch chuyển sản xuất da giày sang các nước có chi phí lao động thấp ở Châu Á, Mĩ La tinh và nhập khẩu trở lại Hoa Kỳ với giá rẻ hơn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các nhà sản xuất trở thành nhà nhập khẩu và phân phối.
44
Xu hướng những năm tới đây do chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng các cơng ty Hoa Kỳ và Tây Âu tiếp tục dịch chuyển các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc sang Việt Nam, Indonesia và các nước ở Châu Á khác.
3.1.2.2. Thách thức
Thuế nhập khẩu đối với sản phẩm da giày hiện có nhiều bất cập
Chính sách thuế lạc hậu có từ hơn 80 năm khi Mĩ còn là nước sản xuất giày dép lớn. Giày dép là hàng thiết yếu nhưng 1 đôi giày nhập khẩu phải chịu các loại thuế bằng 70% giá bán lẻ bao gồm thuế nhập khẩu, thuế DN, VAT, thuế thu nhập…
Chi phí đầu vào cao
Tỉ lệ nội địa hóa trên sản phẩm xuất khẩu chỉ đạt 40%, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển nên nguyên phụ liệu gồm cả da thuộc, vải làm giày, đế giày phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài trên 65% chủ yếu từ Trung Quốc.
Chi phí đầu vào như điện, nước, nguyên phụ liệu, vận tải cao, chi phí nhân cơng tăng cao do sức ép tăng tiền lương tối thiểu hàng năm tuy nhiên năng suất lao động của ngành cịn thấp, nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ cao có khả năng tiếp nhận những cơng nghệ mới cịn thiếu và yếu.
3.1.3. Định hướng và mục tiêu phát triển
Chính phủ Việt Nam đã xác định da giày là một trong những ngành xuất khẩu mục tiêu trong Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2018-2022 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Ngành cơng nghiệp da giày cũng được kỳ vọng là có tiềm năng trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng, cơng nghệ và hàm lượng chất xám cao so với sản phẩm xuất thô. Giai đoạn 2022-2035 ngành giày da vẫn được coi là ngành xuất khẩu chiến lược của nước nhà.
Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018-2022 và định hướng đến 2035 đã đề ra mục tiêu, quan điểm định hướng phát triển của ngành da giày thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế, thúc đẩy tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của DN, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới.
Mục tiêu phát triển của ngành giày dép là trở thành một ngành kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời đảm bảo cho các DN giày dép phát triển bền
45
vững với công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9000, quản lý môi trường đáp ứng ISO 14000.
Theo Bộ Công Thương Việt Nam, đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành da giày, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành da giày, đáp ứng mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ cung cấp trong nước của ngành công nghiệp da giày đạt 75-80%, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng.
- Mục tiêu ngắn hạn: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hiện chiếm tới 78,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giày dép. Ngành giày dép thu hút được các DN nước ngoài nhờ lợi thế nguồn lao động đông đảo, giá nhân công rẻ so với các nước trong khu vực.
Đến nay nước ta đã tiêm phủ vắc xin phòng Covid-19 ở mức cao (thuộc top đầu thế giới), nên hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu giày dép nói riêng có thêm trợ lực để tăng trưởng xuất khẩu. Ngành da giày đặt kỳ vọng cán mốc xuất khẩu 20 tỉ USD trong năm 2022, tăng 12,7% so với năm 2021.
- Mục tiêu dài hạn: Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 35-38 tỉ USD vào năm 2025 và nâng lên 50-60 tỉ USD vào năm 2035. Cụ thể:
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành da giày giai đoạn 2018-2021 đạt 11,62%/năm; giai đoạn 2022-2025 đạt 8,87%/năm; giai đoạn 2026-2035 đạt 6,04%/năm.
+ Chỉ số phát triển cơng nghiệp trung bình của ngành giai đoạn 2018- 2021 đạt mức tăng trưởng 10,51%/năm; giai đoạn 2022-2025 đạt 8,02%/năm và giai đoạn 2026-2035 đạt 5,46%/năm. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu cuối năm 2022 là 20 tỉ USD, năm 2025 là 35-38 tỉ USD và năm 2035 là 50-60 tỉ USD.
+ Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2018-2021 là 10-11%/năm, giai đoạn 2022-2025 là 8-9%/năm và giai đoạn 2026- 2035 là 4-5%/năm. Nâng dần tỉ lệ nội địa hóa các loại sản phẩm, phấn đấu cuối năm 2022 tỉ lệ nội địa hóa đạt 45% năm 2025 đạt 47% và năm 2035 đạt 55%.
Những năm qua, tăng trưởng nhanh về đầu tư, gia tăng quy mơ, đóng góp cho tăng trưởng xuất khẩu lớn, đưa da giày trở thành ngành có đóng góp lớn về xuất khẩu.
46
Trong đó, một số mục tiêu và chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch đã và đang được thực hiện khá tốt như: Quy hoạch ngành theo hướng mở với việc cơ bản hoàn thành việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, liên kết với mọi thành phần kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển mạnh.
Toàn ngành đã tập trung đầu tư đổi mới thiết bị; đầu tư xây dựng các nhà máy mới với quy mô lớn, thiết bị, công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực sản xuất của ngành.