Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đối với xuất khẩu hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 38 - 43)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

2.3. Thực trạng tình hình xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam vào

2.3.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Hoa Kỳ là thị trường mở nên hàng hóa phân phối trên thị trường Hoa Kỳ rất cạnh tranh, đối với hàng giá rẻ, chất lượng trung bình trở xuống thì hàng hóa của Việt Nam khơng thể cạnh tranh được. Do vị trí địa lý xa xơi, hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu cước phí vận tải từ các cảng của nước ta sang Hoa Kỳ hiện cao hơn các nước trong khu vực. Điều này sẽ làm cho sản phẩm giày dép của chúng ta khó có thể cạnh tranh với các nước khác về giá, vì đa số sản phẩm của chúng ta chất lượng đều ở mức trung bình mà giá cả lại cao hơn vì chi phí vận chuyển cao.

Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nước khác vào thị trường Hoa Kỳ có xu hướng giảm hoặc không tăng. Indonesia giảm rõ rệt so với các nước khác xuống còn 1,962 tỉ USD. Nhưng với mức tăng trưởng ấn tượng như trên thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ nhanh chóng vượt Trung Quốc để trở thành nước đứng đầu về xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ.

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Hoa Kỳ trong những tháng tới đây sẽ tiếp tục tăng do nước này đang thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu và số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng đáng kể. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng 35% gần bằng

30

2/3 kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ. Thị trường Hoa kỳ được nhiều doanh nghiệp trong ngành hướng tới, một phần do tác động vụ kiện, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương được cải thiện, các doanh nghiệp chuyển hướng nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao tại thị trường EU, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.

Bảng 2.5. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giày dép của các nước vào thị trường Hoa Kỳ năm 2021

Sản lượng (nghìn đơi) Kim ngạch (tỷ USD)

Trung Quốc 1,315,207 10,100 Việt Nam 514,406 7,428 Indonesia 128,893 1,962 Ý 59,369 2,070 Cam pu chia 29,644 678 Ấn Độ 25,631 454 Mexico 21,088 542 Đức 15,021 401 Bangladesh 12,100 275 Brazil 13,745 223

Tây Ban Nha 3,893 189

Thái Lan 5,832 110

Các nước khác 44,771 1028

31

Trung Quốc

Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu giày dép tồn cầu. Với quy mơ sản xuất được hiện đại hóa, chun mơn hóa, chun nghiệp và phát triển mạnh năm 2021 đạt giá trị xuất khẩu lên tới 10,100 tỉ USD chiếm 1,315,207 nghìn đơi. Tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc vẫn ở mức cao hơn rất nhiều so với trung bình thế giới.

Lợi thế của Trung Quốc về nguồn lao động giá thấp khổng lồ, chi phí cơ sở hạ tầng thấp, ngành cơng nghiệp ngun liệu phụ trợ sẵn có, trung tâm phát triển mẫu, cung ứng công nghệ và thiết bị sản xuất của Đài Loan và dịch vụ xuất nhập khẩu của Hồng Kong đã giúp cho nước này có vị trí thống lĩnh trong xuất khẩu giày dép, đặc biệt đối với các loại sản phẩm thông dụng giá trị thấp, trung bình và có số lượng rất lớn. So với Trung Quốc, Việt Nam cũng có nguồn lao động giá thấp nhưng ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cơng nghệ và thiết bị sản xuất cịn lạc hậu và chưa có trung tâm phát triển mẫu. Điều này cho thấy rằng Trung Quốc luôn là nước dẫn đầu trong công việc xuất khẩu giày dép vào thị trường Hoa Kỳ.

Tuy nhiên sự phát triển của ngành giày dép Trung Quốc dựa trên các yếu tố truyền thống này được dự đoán là đã gần tới điểm cực đại của chu kỳ kinh doanh, những vấn đề mới nảy sinh như sự gia tăng chi phí nhân cơng và ngun liệu, nguy cơ kiện bán phá giá và các rào cản phi thương mại, các vấn đề môi trường và quyền con người và sự đa dạng hóa nguồn cung của các nhà mua lớn sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì vị trí thống lĩnh này trong trung hạn.

Indonesia

Hiện tại, ngành công nghiệp giày dép Indonesia là nhà sản xuất giày dép lớn thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Việt Nam. Không chỉ thị trường nội địa mà thị trường xuất khẩu quốc tế cũng thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Indonesia cũng có nhiều lợi thế trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú, lao động có tay nghề cao, đã thiết lập chuỗi cung ứng trong số những thị trường khác.

Theo Phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngành cơng nghiệp giày dép Indonesia ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 6,1 tỉ USD trong cả năm 2021, thành tích cao nhất trong lịch sử thương mại quốc tế của ngành này.

Hiệp hội giày Indonesia cho biết, giá trị xuất khẩu trong suốt năm 2021 đã tăng 28% so với mức năm 2020 là 4,8 tỉ USD. Do đó, Hiệp hội rất lạc quan rằng giá trị xuất khẩu năm 2022 sẽ tăng và cao hơn mức 6,1 tỉ USD của năm 2021.

32

Mục tiêu này tương đối cao trong bối cảnh chi phí sản xuất của ngành cơng nghiệp chế tạo dự kiến sẽ tăng, do kế hoạch tăng một số thành phần như thuế và biểu giá điện.

Có được sự tự tin trên là vì các nhà xuất khẩu trong nước đang để mắt đến một số thị trường xuất khẩu mà Trung Quốc và Việt Nam có khả năng rời bỏ trong năm nay.

Ngồi ra, các sản phẩm giày dép từ Indonesia vẫn được coi là có sức cạnh tranh trong khu vực châu Á, bất chấp khả năng chi phí sản xuất tăng cao trong thời gian gần đây.

Trên tồn cầu sẽ có sự sụt giảm về nhu cầu, nhưng những lợi thế của Indonesia có thể khuyến khích sự dịch chuyển của nhu cầu khỏi Việt Nam, Trung Quốc và các nước châu Á khác.

Trước đó, Bộ Thương mại Indonesia dự báo thặng dư cán cân thương mại năm nay ở mức 31,4 - 31,7 tỉ USD, giảm 11,39% so với mức thặng dư 35,44 tỉ USD của năm 2021.

Italia

Ngành công nghiệp giày dép là một khu vực thịnh vượng của nền kinh tế Italia. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Italia đã tăng 3% tính theo giá trị năm 2021, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức xuất khẩu trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. Theo Hiệp hội da giầy Italia, "đã xuất hiện những dấu hiệu về sự phục hồi xuất khẩu trong năm 2021, ngành da giày Italia đã tăng trưởng xuất khẩu 0,3% về số lượng và 3% về giá trị. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng vì đại dịch Covid-19 vẫn "nằm ngồi tầm kiểm soát".

Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Nghiên cứu Confindustria Moda, khủng hoảng chưa từng có do đại dịch năm 2020 đã khiến doanh thu và sản xuất giầy giảm tới 25%. Cán cân thương mại xuất nhập khẩu da giầy của Italia năm 2021 đạt thặng dư 1,13 tỉ euro (+11,2%), mặc dù vẫn thấp hơn 4,3% so với hai năm trước.

Các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp này chủ yếu là nhỏ và vừa – doanh nghiệp, khoảng một phần ba trong số đó là các doanh nghiệp thủ cơng và chủ yếu ở phần phía bắc và miền trung của Italia. Gần đây, Italia chú trọng tăng khả năng cạnh tranh hơn bằng cách tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao.

Những năm gần đây, số lượng các DN và người lao động trong ngành công nghiệp giày dép ở Ý đã giảm mạnh chủ yếu là do sự cạnh tranh quốc tế ngày càng

33

khốc liệt. Sản lượng xuất khẩu giày dép sang thị trường Hoa Kỳ theo đó cũng giảm theo.

Trong khi Italia chú trọng vào sản xuất giày dép chất lượng cao thì Việt Nam lại nhắm vào phân đoạn thị trường chất lượng thấp và trung bình. Do đó sản lượng xuất khẩu mặt hàng giày dép của Ý tuy thấp hơn Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ ở mức cao.

Ấn Độ

Ngành da giày giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ, tăng trưởng ổn định và là một trong những ngành thu ngoại tệ đáng kể cho quốc gia Nam Á này. Xuất khẩu giày dép Ấn Độ vào thị trường Hoa Kỳ đạt giá trị 454 tỉ USD trong năm 2021 chiếm khoảng 25,631 nghìn đơi giày.

Nguồn ngun liệu thô dồi dào khoảng 3 tỉ feet vuông mỗi năm, Ấn Độ chiếm khoảng 20% lượng gia súc và trâu và 11% số dê và cừu trên thế giới. Thêm vào đó là những thế mạnh của nhân công lành nghề, công nghệ tiên tiến, việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng của trong nước và quốc tế.

Ngành da giày là một ngành tạo nhiều công ăn việc làm, cung cấp việc làm cho khoảng 4,42 triệu người, chủ yếu đến từ vùng nông thôn và các các bộ phận yếu hơn trong xã hội, trong đó lao động nữ chiếm khoảng 30% thị phần.

Nhiều nghiên cứu đã theo dõi hiệu quả xu hướng hiện tại và tương lai của thị trường giày dép Ấn Độ. Trên cơ sở đó, ngành giày dép Ấn Độ được coi là có tiềm năng lớn đối với thị trường toàn cầu. Dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ 20% trong giai đoạn 2022-2025.

Nhận thấy sức mạnh tiềm ẩn của thị trường giày dép Ấn Độ là rất lớn, bao gồm cả chi phí lao động thấp, chun gia làm việc có kỹ năng … Ngành cơng nghiệp giày dép Ấn Độ chủ yếu được thúc đẩy bởi phân khúc giày dép nam, được bùng nổ nhờ sự gia tăng sức mua và sự phát triển ý thức của giới trẻ. Hơn nữa, dân số lao động trẻ ngày càng gia tăng, nhu cầu đối với giày dép hình thức đẹp cũng gia tăng đáng kể. Đây là cơ hội to lớn cho xu hướng gia tăng thị trường bán lẻ giày dép trực tuyến. Các nhà sản xuất giày đã có được sự bùng nổ bất ngờ trong bán lẻ giày dép với sự gia tăng của thương mại điện tử và xu hướng phát triển của mua sắm trực tuyến. Hơn nữa, vẫn tồn tại nhu cầu rất lớn cho thị trường giày dép truyền thống tại Ấn Độ.

34

Brazil

Mặc dù gặp khó khăn do đồng real mất giá so với đồng đô la Mỹ, xuất khẩu giày dép của Brazil trong năm 2021 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 14,7%. Hiệp hội giày Brazil cho rằng chính sự mất giá của đồng real so với đồng đô la Mỹ đã giúp giày dép của Brazil có sức cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.

Năm 2021 Brazil đã xuất khẩu 13,745 nghìn đơi giày dép các loại, tăng 1,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 223 tỉ USD. Phục vụ thị trường trong nước là chủ yếu song xuất khẩu của Brazil hiện diện trên 130 nước với Mỹ là thị trường lớn nhất chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu.

Các nhà sản xuất Brazil chủ yếu là các nhà sản xuất nhỏ có dịng sản phẩm và thương hiệu của riêng mình. Ngành cơng nghiệp phụ trợ của Brazil cũng phát triển đa dạng và phong phú trên nhiều khu vực. Dù đã phát triển được các dịng sản phẩm của riêng mình, các nhà sản xuất Brazil phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc và các nước đang phát triển khác về chi phí lao động thấp và quy mơ sản xuất khổng lồ. Trình độ quản lý, năng lực sáng tạo, marketing và tài chính của các DN quy mơ nhỏ cũng là những khó khăn hiện thời của Brazil trong việc tăng năng lực cạnh tranh của ngành.

Lợi thế của xuất khẩu giày dép Brazil là có ngành cơng nghiệp phụ trợ phát triển đa dạng; Brazil là một đất nước có đất đai và khí hậu thuận lợi; ngành nông nghiệp và chăn ni phát triển với số lượng đàn bị hơn 200 triệu con do đó khơng phải nhập khẩu nguyên phụ liệu; sẵn nguồn lao động dồi dào, công lao động thấp hơn Châu Âu; đa phần các DN được đầu tư trang bị tiên tiến.

Với hơn 3000 nhãn hiệu sản phẩm của Brazil đang được lưu hành trên thị trường. Giá thành da giày rất cạnh tranh so với các nước trong khu vực và thế giới. Trình độ cơng nghệ, tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm giày dép đạt trình độ cao, dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đối với xuất khẩu hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)